Thứ Năm, 31 tháng 12, 2009

Quả dứa dại chữa viêm gan?

Chồng tôi 30 tuổi nhưng bị viêm gan B đã 4 năm nay, uống bao nhiêu thuốc vẫn chưa khỏi. Tôi nghe nhiều người mách, lấy quả dứa dại đun nước uống hày ngày có công dụng chữa viêm gan. Liệu tôi cho chồng uống có khỏi không, thưa bác sĩ? Nguyễn Hương (Nghệ An)

Thầy thuốc nhân dân - BS. Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam trả lời:

Trước hết cần khẳng định với chị, quả dứa dại có tác dụng chữa bệnh gan nhưng chỉ chữa được một số loại viêm gan, một vài thể nhất định, chứ không phải bất cứ thể viêm gan nào cũng có thể dùng vị thuốc nam này. Hơn nữa, nó cũng chỉ có tác dụng chữa viêm gan cấp, mới bị và một số ít thể viêm gan mãn.
Quả dứa dại

Nhưng cần lưu ý, việc tùy tiện dùng quả dứa dại chữa viêm gan là cực kỳ nguy hiểm. Do ở quả dứa dại có lớp phấn trắng rất độc, nếu không bào chế đúng cách, ăn phải trong thời gian dài có thể gây ra ngộ độc, suy thận. Vì thế, nếu tự ý dùng sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí cả tính mạng.

Hơn nữa, ngay cả có tác dụng với những thể gan nhất định thì việc dùng nó cũng phải có liều lượng cụ thể, kết hợp với một vài vị thuốc khác chứ không thể dùng tùy tiện. Nên tốt nhất người bệnh cần đến thầy thuốc y học cổ truyền để được khám, kê đơn thích hợp.

Tôi cũng xin nói thêm, ngay cả với quả dứa chín thường ngày mọi người vẫn ăn, cũng cần hết sức lưu ý, thận trọng. Mọi người cần phải gọt bỏ sạch mắt dứa, bỏ toàn bộ lõi cứng bên trong dứa và ăn ở mức độ vừa phải. Những người có tiền sử dạ dày cũng không nên ăn dứa, nhất là khi đói vì nó có thể gây chảy máu dạ dày.

Hồng Hải (ghi) - dantri

Năm 2010: VN sẽ sản xuất văcxin ngừa cúm A/H1N1

Ngày 30-12, cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) Trương Quốc Cường cho biết Công ty Văcxin và sinh phẩm số 1 đã sản xuất loạt văcxin ngừa cúm A/H1N1 thử nghiệm đầu tiên và cuối tháng 1-2010 gửi mẫu cho Viện Kiểm định văcxin và sinh phẩm y tế quốc gia kiểm tra chất lượng.

Theo ông Cường, kế hoạch của công ty này là sản xuất năm loạt liên tiếp gối nhau song song với kiểm tra chất lượng.

Thời gian dự kiến hoàn thành công nghệ sản xuất văcxin cúm A/H1N1 là tháng 2-2010 với năng lực sản xuất khoảng 1-2 triệu liều/năm.

TTO

WHO: cúm A/H1N1 còn có thể biến thể

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Margaret Chan cảnh báo dịch cúm A/H1N1 vẫn chưa kết thúc và virus này vẫn còn có thể biến thể.

Theo WHO, virus cúm A/H1N1 còn có thể biến thể, do đó các nước không nên lơ là - Ảnh: China Daily

Theo tiến sĩ Margaret Chan, điều quan trọng lúc này là “chống lại tư tưởng chủ quan, lơ là” dù virus này có dấu hiệu suy giảm tại Bắc Mỹ và nhiều nơi ở châu Âu. Bà cũng cho biết virus cúm A/H1N1 hiện vẫn hoạt động mạnh tại các nước như Ấn Độ và Ai Cập.

Tính đến nay virus cúm A/H1N1 đã có mặt tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, cướp đi mạng sống của hơn 11.500 người trên thế giới. Tuy nhiên theo bà Chan, phải mất ít nhất hai năm nữa họ mới có thể thống kê được con số tử vong thật sự.

Tổng giám đốc WHO nói các chuyên gia cần tiếp tục theo dõi virus cúm này trong 6-12 tháng nữa, thời điểm nó có thể biến thể thành một chủng mới nguy hiểm hơn. “Chúng tôi sẽ theo dõi sát sao virus này”, bà tuyên bố.

Về việc phân phối văcxin cúm A/H1N1, tiến sĩ Chan cho biết do nhu cầu văcxin tại một số nước châu Âu thấp hơn dự kiến, WHO sẽ xem xét lại để chuyển số văcxin thừa sang các nước đang phát triển.

Nhiều hãng dược và các nước hứa tặng gần 190 triệu liều vaccine cho WHO, và những liều văcxin đầu tiên trong số này sẽ được phân phát cho Azerbaijan, Mông Cổ và Afghanistan vào tháng tới.

Ngoài cúm A/H1N1, tổng giám đốc WHO cũng cảnh báo các nước cần tiếp tục quan tâm tới nguy cơ từ cúm gia cầm (H5N1). “Thế giới hiện chưa sẵn sàng đối phó với một đại dịch cúm do virus H5N1 gây ra”, bà nhận xét.

TTO

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2009

Phẫu thuật cứu sống sản phụ có thai nhi nằm ở đoạn bóng vòi trứng

Sáng nay (29-12) bệnh nhân Đoàn Thị Mỹ đã dần ổn định về sức khoẻ và khoảng 5 ngày nữa có thể xuất viện.

Thai nhi vừa được phẫu thuật lấy từ đoạn bóng vòi trứng của sản phụ

Trước đó, khoảng 19 giờ, ngày 28-12 Khoa sản (Bệnh viện Đa khoa Kon Tum) tiếp nhận sản phụ Đoàn Thị Mỹ (18 tuổi), trú tại thôn 4 xã Đăk Cấm, TP.Kon Tum (Kon Tum) do người nhà đưa đến, trong tình trạng huyết áp thấp, mạch nhanh, biểu hiện choáng. Chẩn đoán vào viện đối với bệnh nhân là choáng, mất máu, thai 20 tuần trong ổ bụng.

Bệnh nhân đã được chỉ định mổ cấp cứu vào lúc 21 giờ cùng ngày (do BS Nguyễn Gia Định-Phó Giám đốc Bệnh viện và BS Nguyễn Duy Khánh-Phó Khoa sản Bệnh viện Đa khoa Kon Tum mổ chính tiến hành trong 60 phút). Các bác sỹ đã phẫu thuật cắt bỏ đoạn vỡ vòi trứng phải; khâu cầm máu; lấy hết máu trong ổ bụng và lau rửa sạch ổ bụng.

BS Khánh đang thăm khám sản phụ sau khi mổ

Ca mổ kịp thời đã cứu sống sản phụ trong cái chết cận kề, bởi theo kết luận chẩn đoán sau mổ của bệnh viện: Thai ở đoạn bóng vòi trứng phải đã bị vỡ. Khối thai và bánh nhau trôi vào ổ bụng.

Trường hợp “Thai lạc chỗ” nằm ở vòi trứng là rất hiếm gặp trong y học, lại càng hiếm gặp hơn khi mà trường hợp sản phụ Đoàn Thị Mỹ thai nằm ở vòi trứng đến 20 tuần (thông thường thai nằm trong vòi trứng nhưng chỉ từ 12 đến 13 tuần là vỡ), do đó thai nhi nam (kể cả nhau và nước ối) đã nặng đến 01kg. Nếu sản phụ được phát hiện và phẫu thuật chậm trễ sẽ dẫn đến tử vong do mất máu!

VNE

TP.HCM: Mứt tết có dòi

Hàng trăm thùng ngâm trái cây để làm mứt tết mốc meo và có rất nhiều dòi bò lúc nhúc (ảnh). Cảnh tượng kinh hoàng này đã được đoàn thanh tra Sở Y tế TP.HCM tận mắt chứng kiến khi tiến hành thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất mứt Như Ý (tỉnh lộ 10, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM) ngày 28-12.

Ảnh: THÙY DƯƠNG

Mới bước chân vào khu sản xuất, nơi đây đã xộc lên mùi thum thủm. Nhiều thùng mứt đu đủ nổi mốc đen quánh, thùng mứt cóc sủi những đám bọt lớn trông như bọt xà bông nổi lềnh bềnh ở trên, nhiều thùng ngâm cóc, đu đủ nhung nhúc dòi, bọ bò bên trong.

Sau khi kiểm tra, đoàn thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã quyết định đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh mứt của cơ sở này. Thanh tra sở tiến hành lấy mẫu các loại mứt của cơ sở này để xét nghiệm.

* Tăng cường thanh tra, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm phục vụ tết; sản phẩm lên men truyền thống, rượu; sản phẩm có sử dụng phụ gia thực phẩm, màu thực phẩm. Đặc biệt, tập trung thanh tra các cơ sở sản xuất thủ công, kinh doanh nhỏ lẻ. Ngày 28-12, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm TP.HCM đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng và UBND 24 quận huyện của TP.HCM yêu cầu như trên.

TTO

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2009

Hãi hùng lòng lợn, tiết canh!

Lòng lợn, tiết canh được xem là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nhưng có tận mắt chứng kiến “công nghệ” chế biến những món ăn này mới thấy hãi hùng. Nhiều tô tiết canh vừa được đánh xong để tràn lan trên mặt bàn ngay nền nhà vệ sinh.

Đánh tiết canh cạnh nhà vệ sinh và bô rác tại một quán tiết canh ở quận 12, TP.HCM - Ảnh: Lan Phương

Rạng sáng 25-12, Đ., một dân “đồ tể” đã giải nghệ, dẫn chúng tôi xuống lò mổ Thịnh Liệt, nơi “hóa kiếp” hơn 1.200 con lợn mỗi ngày để cung cấp nhu cầu ăn uống của người dân Hà Nội. Cả lò mổ nhộn nhịp như một công trường, tiếng lợn kêu eng éc khi bị giết hòa vào tiếng người, tiếng xô chậu loảng xoảng kèm theo mùi hôi thối của phân, mùi nồng nồng của cống rãnh...

Lòng, tiết trộn... phân

Tiếng lợn ré lên eng éc giữa đêm bỗng im bặt khi người “đồ tể” cầm thanh ống nước đập thẳng vào đầu. Cả đống thịt trắng nhởn đang giãy giụa đổ vật ra đợi một lượt dao phanh bụng. Trong lúc con lợn quay đơ, một “đao thủ” nhanh chóng nhấc chân trước quật ngã con lợn xuống nền ximăng nhơm nhớp nước, ngay tức thì thọc dao vào cổ mà chẳng cần rửa ráy mình lợn.

Cả một đoạn họng dài 30-40cm bị phanh ra, cùng lúc một người khác nhanh tay đưa cái chậu nhựa, chậu inox hứng ngay những dòng tiết đầu tiên ồng ộc xối ra. Chọc xong, người mổ lợn thò ngay bàn tay còn dính phân bốc dúm muối ném vào chậu, khuấy đều cho chậu tiết không loãng, không đông, đủ tiêu chuẩn đánh tiết canh. Mỗi con lợn bị chọc tiết chỉ cần hứng 1/3 chậu tiết hồng tươi đủ tiêu chuẩn làm món tiết canh, rồi bị thả vật xuống nền mặc tiết chảy tràn.

Chọc xong một con, những người mổ lợn lại vứt nguyên đống thịt trắng nhởn cho công đoạn khác để tiếp tục phận sự: đập chết, chọc tiết và hứng tiết. Đôi khi nhát dao hóa kiếp đi quá cuống họng, chọc tận vào dạ dày, vậy là cám lợn cũng ồng ộc trào thẳng vào chậu, rồi được đổ vào xô để chuẩn bị cho những bát tiết canh đỏ au, bắt mắt trên quầy vào đầu giờ sáng.

Nhìn chậu tiết lợn được đổ vào xô, Đ. giải thích: “Để tiết lợn không đông, người ta sẽ cho ít nước đái lợn hoặc phân đạm bón rau vào tiết, đảm bảo đỏ tươi, đánh tiết canh đông cứng”. Thoáng chốc, cả chú lợn bị mổ phanh kéo tuột bộ lòng vứt xuống nền khu mổ, để bộ phận chế biến lòng tiếp nhận đưa sang khu vực chế biến riêng.

Để cho nhanh, nhiều “đao thủ” không ngại ngần dùng chân vẫn mang đôi ủng lẫn cả phân, cả bùn đất hất con lợn qua lại hay đạp mạnh vào mình lợn để kéo tuột bộ lòng ra cho công đoạn sau. Số tiết còn ứ trong bụng lợn vừa mổ được người “đồ tể” dùng gáo múc vào đống xô, chậu dơ bẩn đặt xếp hàng trước mỗi quầy chế biến nội tạng. “Cái này không đánh tiết canh được mà lấy để nhồi lòng, nhiều bọt thế này dồi mới bông, xốp”, một phụ nữ đang giơ cao khúc ruột lợn để tuồn phân ra ngoài bên cạnh xô tiết ở miệng cống hôi nồng cho biết.

Tất cả phèo, phổi, lòng non, dạ dày... đổ đống dưới nền ximăng lênh láng máu, nước và phân để phân loại sơ chế. Những phụ nữ phụ trách công việc này cứ thoăn thoắt cắt xén rồi cho tất cả vào xô nước đã đặc quánh màu máu nổi bọt lềnh bềnh như bong bóng xà phòng rửa qua. Màu đỏ đặc trưng của máu lẫn với nước rửa chảy lênh láng cùng lông lợn, các vụn mỡ và phân tuốt ra từ những đống lòng trên khắp mặt nền khu lò mổ chảy thành dòng xuống hệ thống cống gom nước thải.

Tương tự, tại một lò mổ lợn trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP.HCM, công đoạn lấy máu làm tiết canh cũng được xử lý rất nhanh, gọn. Cứ mỗi con lợn được giết xong, huyết được cho vào can nhựa cũ kỹ, cáu bẩn xếp thành hàng dài, hỗn hợp bên trong ít nhiều có cả lông, bụi, phân... để bán cho những người thu mua huyết lợn, lòng lợn về bỏ mối tại các chợ như Văn Thánh, Bà Chiểu, Gò Vấp...

Tại những nơi này, nhiều gian hàng chuyên bán huyết, lòng lợn để huyết trong can nhựa dưới phản, bên lề đường đầy bụi, cát, ruồi nhặng bu đầy. Thỉnh thoảng, lại có các chủ quán đến nhận từng can nhựa đựng huyết dính đầy phân được chùi quẹt sơ sài nhưng vẫn có thể thấy rõ mồn một, cột lên xe đưa về quán “chế biến” tiết canh cho khách...

Ai biết được những đĩa tiết canh ngon lành này được chế biến trong môi trường rất... ớn lạnh - Ảnh: Minh Quang

Những xô tiết bẩn này được dùng để luộc hoặc nhồi vào món dồi lợn - Ảnh: Minh Quang

Đánh tiết ngay... nhà tắm

Rời lò mổ, chúng tôi đến một quán tiết canh trên đường Trương Định, Hà Nội để chứng kiến cảnh chế biến lòng lợn. Bà chủ quán sau khi nhận hai túi nội tạng từ tay người đưa hàng liền ném uỵch xuống nền. Phèo, dạ dày... được ném vào một chậu nước, xát muối cho hết nhớt rồi cho vào nồi.

Riêng lòng non, bà chủ quán chỉ ngâm qua xô nước rồi cho thẳng vào nồi nước sôi ùng ục. Đ. bảo lòng non phải luộc nước sôi mới giòn, nhưng cái thứ nhầy nhầy trong ruột mà không tuốt ra thì thật hãi hùng. Trong đó hầu hết là phân, sán và đủ thứ vi khuẩn bẩn thỉu dễ lây lan bệnh tật.

Đ. còn cho biết tiết lợn ra đến quán, chủ quán muốn để lâu, tiết canh nhanh đông phải cho hàn the vào. Nhờ vậy tiết để cả ngày vẫn đỏ tươi, nhìn rất “bắt mắt”.

Buổi sáng, tại quán “má heo, tiết canh, lòng lợn” khá nổi tiếng gần cầu vượt Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM, nhiều ông khách rôm rả kêu tiết canh, lòng lợn. Ông chủ quán chạy vào sau nhà “chế biến”, lát sau mang ra hơn chục bát sứ chất đầy tiết canh để trên tủ hàng. Vì đây là con đường mới mở nên khói bụi bay mịt mù vào các chén tiết. Nhìn kỹ sẽ thấy chén tiết nào cũng đóng bụi. Còn túi huyết tươi để chế biến là cái bọc to được treo lủng lẳng ngay trên nóc cửa ra vào nhà vệ sinh, máu rỉ ra trên tường vôi...

Gần đó, một quán nhậu khác gần cầu vượt Quang Trung cũng nườm nượp khách đến ăn tiết canh, lòng lợn. Do quán quá chật chội nên các can, bọc đựng máu tươi được đặt sẵn xuống nền nhà ẩm thấp sát cửa nhà vệ sinh. Nơi đây còn dùng để đổ chất cặn bã từ thức ăn thừa của khách nên mùi hôi thối và ruồi nhặng bu kín.

Ông chủ tiệm vừa đánh tiết canh vừa bịt mũi và khạc đàm liên tục... đánh tiết xong, ông chủ gãi chân sồn sột rồi vô tư lấy tay rắc thêm ít đậu phộng, rau tươi... đem ra cho khách thưởng thức. Tại nhiều quán tiết canh, lòng lợn nổi tiếng ở khu vực bến xe miền Đông (quốc lộ 13), nhiều tô tiết canh vừa được đánh xong để tràn lan trên mặt bàn ngay nền nhà vệ sinh, có cả một vài con ruồi chết chủ quán dùng tay bốc bỏ ra ngoài...

MINH QUANG - TUẤN PHÙNG - SƠN BÌNH

Làm sạch lòng... mất ngon

Công đoạn làm lòng ngay bên miệng cống, thậm chí lòng còn được ném một đầu vào cống để tuốt cho nhanh - Ảnh: Minh Quang

Vừa kê đoạn lòng dài hơn 3m sát miệng cống, chỉ ba động tác người phụ nữ đang làm lòng đã tuốt xong, vứt thẳng vào chậu lòng thành phẩm chờ giao cho các chủ hàng. Quy trình làm sạch diễn ra nhanh đến mức phân lợn, sán, vi khuẩn trong những đoạn ruột non, ruột già vẫn có thể còn nằm trong đống bầy nhầy lẫn cả lòng, tiết... “Lò mổ này đêm nào cũng thịt cả nghìn con, ai có sức mà làm sạch, với lại làm sạch lòng... mất ngon”, một phụ nữ đang làm lòng nói.

Lương y Nguyễn Việt Ngà (Viện Y học dân tộc):

Bị nhiễm nhiều bệnh

Trong huyết tươi có rất nhiều vi trùng, virus còn sống. Người ăn tiết canh thường cho thêm chanh vào để vi trùng co lại vì axit. Tuy nhiên, đối với các loại virus biến thể nguy hiểm như H1N1 thì gần như không có cách gì tránh được. Huyết được nấu chín chưa chắc diệt được những loại virus nguy hiểm như vậy nên sử dụng huyết tươi là vô cùng nguy hiểm. Người ăn tiết canh có thể bị lây trực tiếp rất nhiều bệnh từ máu huyết của động vật, do máu tươi vào bao tử người sẽ thấm rất nhanh qua niêm mạc bao tử, thấm thẳng vào máu ngay lập tức.

Đồng thời có thể bị nhiễm các loại sán như sán lãi móc, nhiễm lãi theo đường máu, tạo ra các ổ lãi nguy hiểm trong gan, mật hoặc gây ra các khối nghẽn tắc trên não. Từ những búi lãi này, người bị nhiễm có thể bị tắc mật. Tế bào gan của người bệnh bị phá hủy, gan bị chảy máu, viêm gan, xơ gan... Quá trình thọc tiết lợn không đảm bảo vệ sinh trong những điều kiện như nước bị nhiễm độc, nhiễm chì hay bị dính phân... đều sẽ gây ra sự nhiễm độc trực tiếp với cơ thể người ăn tiết canh sau đó.

LAN PHƯƠNG ghi

Tuoitre

Cô gái dị ứng với Giáng sinh

Lisa Smith mới phát hiện ra rằng cô dị ứng với cây thông Noel. Ảnh: DailyMail.

Với hầu hết mọi người, trang trí cây thông Noel là thời khắc rất hào hứng. Nhưng Lisa Smith - từ tuổi thiếu niên - đã sợ truyền thống này, bởi một căn bệnh bí ẩn mà nó gây ra cho cô.

Bất cứ khi nào tham gia những hoạt động lễ hội Giáng sinh, cô thường bị những cơn hắt hơi không ngừng, chảy nước mắt, nước mũi và đau đầu như búa bổ.

Tưởng sẽ phải chịu mãi tình cảnh khốn khổ này, nhưng cuối cùng, vào năm nay, cô đã phát hiện ra lý do của nó - cô bị dị ứng với Giáng sinh, đặc biệt là các cây thông trên phố.

"Từ giây phút những cây thông Giáng sính đầu tiên được đặt vào các cửa hàng, tôi thấy mình rơi vào trạng thái như bị cúm đột ngột", Smith, hiện là một huấn luyện viên bơi lội, cho biết. "Trong ngày Giáng sinh, tôi hầu như không thấy thích thú với việc mở quà và sẽ chảy nước mũi, ho, hắt xì suốt cả bữa tối".

Chính chàng trai đã hứa hôn với cô, Phil French, là người phỏng đoán rằng có lẽ cô bị dị ứng với cây Giáng sinh, DailyMail cho biết.

"Tôi nghĩ đó là một ý tưởng buồn cười", cô nói. Nhưng sau khi tìm kiếm trên mạng, cô phát hiện ra quả thực có chuyện đó.

Các cây thông Noel gây kích ứng với những chiếc lá nhọn như kim, và loại nhựa có mùi rất mạnh, nhưng chính bụi phủ trên cây sau hàng năm trời cất trong kho cũng có thể gây ra vấn đề. Smith đã đến gặp bác sĩ và được xác nhận điều đó.

Smith không phải là người duy nhất. Theo một nghiên cứu của Mỹ, cứ 7 người thì có một người mắc phải một dạng dị ứng nào đó với cây thông Noel.

"Giống như tất cả các loài cây khác, cây thông còn sống chứa đất bụi, nhựa và giải phóng mùi vào trong không khí, thứ có thể kích hoạt phản ứng dị ứng", tiến sĩ Mike Smith, một chuyên gia về phòng bệnh, nhận định.

Smith giờ đây đành phải tránh xa các cây thông Giáng sinh thật, và sử dụng thuốc xịt muối biển.

"Đây có lẽ sẽ là lần đầu tiên trong cả thập kỷ, tôi có thể có một Giáng sinh bình thường. Sẽ thật dễ chịu khi mở các gói quà và ăn tối mà không có cảm giác khó chịu", chị nói.

TTO

Chi trả trọn gói: Nhiều khả năng bệnh nhân BHYT phải chịu thiệt

Gần đây thông tin về việc cơ quan bảo hiểm y tế (BHYT) thực hiện thí điểm chi trả trọn gói cho một số nhóm bệnh đang được mọi người quan tâm, nhất là người mua BHYT.

Chi trả trọn gói có nghĩa bệnh viện cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh được cơ quan BHYT chi trả một lượng phí xác định trước cho mỗi ca bệnh. Nếu chi phí thực tế thấp hơn định mức thì bệnh viện được hưởng lợi. Ngược lại, nếu chi phí thực tế cao hơn định mức thì bệnh viện phải bỏ tiền ra bù.

Viêm phế quản - phổi người lớn là một trong những nhóm bệnh được cơ quan BHYT thí điểm chi trả trọn gói tại hai bệnh viện ở Hà Nội. Trong ảnh: chụp X-quang kiểm tra phổi cho bệnh nhân - Ảnh: n.c.t.

Nhiều người lo ngại với phương thức thanh toán nói trên, bệnh viện là nơi bán dịch vụ, cơ quan bảo hiểm y tế là nơi mua dịch vụ để bán lại đều có thể chủ động tính toán sao có lợi cho họ, còn người mua BHYT là người trả tiền trực tiếp và sử dụng dịch vụ lại hoàn toàn thụ động trong việc mua bán này nên nhiều khả năng sẽ bị thiệt thòi.

Bộ Y tế cho biết sẽ đưa ra phác đồ chuẩn trước khi thực hiện hình thức thanh toán chi trả trọn gói, nhưng thực tế khó có thể giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình chẩn đoán điều trị của các bệnh viện được. Và như vậy bệnh viện hoàn toàn có thể chủ động cho nhiều hay ít xét nghiệm, cho thuốc đắt hay rẻ để tăng hoặc giảm chi phí cho mỗi gói điều trị. Bên cạnh đó việc điều trị và theo dõi bệnh nhân trong quá trình điều trị nói chung rất khó có quy định một cách chi tiết, thường chỉ dựa trên thực tế lâm sàng.

Ví dụ có thể cần hai xét nghiệm cận lâm sàng để giúp chẩn đoán xác định bệnh viêm phổi là X-quang phổi, công thức máu, nhưng đôi khi để loại trừ các bệnh phổi khác có bệnh cảnh lâm sàng tương tự cần có các xét nghiệm khác như soi cấy đàm, soi phế quản, xét nghiệm sinh hóa về viêm, xét nghiệm loại trừ lao..., và điều này rõ ràng khó có quy trình chuẩn nào có thể liệt kê chi tiết để bắt buộc bác sĩ lâm sàng làm theo và nếu cứng nhắc bó buộc đôi khi gây khó cho người điều trị và bệnh nhân là người “lãnh đủ”.

Bên cạnh đó, giá thuốc và biệt dược cũng cách xa nhau một trời một vực mặc dù cùng dược chất chính, cùng chủng loại, cùng thế hệ (vì khác hãng bào chế), nên dù có phác đồ nhưng không thể đảm bảo chi phí điều trị thực tế đúng như giá trị được tính toán trong phác đồ.

Một vấn đề nữa cũng cần đặt ra là việc chi trả trọn gói được tính toán dựa trên bệnh lý chính, nhưng nếu trường hợp người bệnh có các bệnh lý khác kèm theo (điều này rất thường gặp) và đặc biệt nếu bệnh kèm theo không được phát hiện ngay từ đầu mà chỉ được phát hiện sau một thời gian điều trị theo phác đồ trọn gói thì việc điều trị và chi phí phát sinh do bệnh kèm đó sẽ được tính toán như thế nào?

Bên cạnh đó các tai biến hoặc tác dụng phụ ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình điều trị (điều này cũng hay xảy ra) sẽ được tính hay không tính vào trong chi phí trọn gói đó? Và còn vô số băn khoăn khác nữa nếu nói chi tiết thì khó gói gọn trong bài báo nhỏ này...

Nói chung việc thí điểm áp dụng các hình thức thanh toán mới trong BHYT để tìm ra các phương thức có hiệu quả tối ưu và tiện lợi cho cả người làm công tác điều trị và bệnh nhân là việc rất nên làm. T

uy nhiên, theo chúng tôi, trước bất cứ thử nghiệm nào cũng cần có các thăm dò thực tế về mọi chi tiết nhỏ nhất. Và điều quan trọng nhất là quyền lợi của người bệnh phải được đưa lên hàng đầu vì chính người bệnh là người “nuôi” bệnh viện và cơ quan BHYT.

BS TRẦN CHÍ (Huế) - TTO

20 năm nữa, đàn ông Việt Nam có thể khó kiếm được vợ

Ngày 25-12, Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình TP.HCM đã tổ chức mittinh kỷ niệm Ngày dân số Việt Nam 26-12, tổng kết công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2009.

Tại buổi mittinh, ông Nguyễn Văn Tân - tổng cục phó Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình Việt Nam - đánh giá mức sinh hiện nay của TP.HCM là tốt và TP cần duy trì mức sinh này.

Theo ông Tân, tỉ lệ giới tính khi sinh ở TP.HCM (109 nam/100 nữ) chưa cao bằng tỉ lệ giới tính của cả nước (112 nam/100 nữ). Tuy nhiên, nếu tỉ lệ giới tính này tiếp tục tăng cao đến mức 125 nam/100 nữ như ở Trung Quốc thì khoảng 20-30 năm sau sẽ có khoảng 4,3 triệu đàn ông ở Việt Nam đến tuổi trưởng thành sẽ không lấy được vợ. Ông Tân cũng lưu ý đến tỉ lệ nạo phá thai ở TP.HCM còn ở mức cao, gấp 3 lần tỉ lệ nạo phá thai của cả nước, cần phải tìm ra nguyên nhân để hạn chế điều này.

TTO

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2009

Vào viện đi đẻ nhưng không hề có con

Ngày 22/12, một "bà bầu" 37 tuổi ở Vĩnh Tân, Vĩnh Linh, Quảng Trị đến Bệnh viện tỉnh để đi đẻ. Tuy nhiên, dù bụng bệnh nhân to như đang mang thai 8 - 9 tháng, các bác sĩ không hề thấy thai nhi trong bụng cô.

Bác sĩ Hoàng Phước Quang, Phó khoa sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, người trực tiếp nhận đỡ đẻ cho ca này kể lại: "Bụng của bệnh nhân to giống như mang thai 8 - 9 tháng. Thế nhưng khi chúng tôi khám, siêu âm thì không hề phát hiện thấy bào thai nào trong bụng, không nghe thấy tim thai".

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, hai vợ chồng vốn hiếm muộn, đã đến tận Đồng Nai để cầu nguyện rồi thấy có bụng thì nghĩ là mình có thai. Nghe "Thầy" phán là trong thời gian mang thai không được đi khám, siêu âm nếu không thai sẽ tan, cả hai vợ chồng tin lắm, nên không hề đi khám. Đến hơn 9 tháng thấy đau bụng nghĩ là sắp sinh, chị mới vào viện.

Theo bác sĩ Quang, ở đây có thể là do hoang tưởng, bệnh nhân cứ đinh ninh là mình có thai. Còn về vấn đề bụng to có thể do vì nghĩ mình có thai nên ăn uống, bồi dưỡng hoặc dùng chất gì đó cho bụng chướng dần lên như thể một người đang mang bầu.

"Tôi cũng từng biết có 5,6 ca như vậy rồi. Tại bệnh viện này cũng đã có 2 trường hợp", bác sĩ Quang cho biết.

Cứu bé sơ sinh bị bỏ trong thùng rác

Bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy, Hạ Long mới cứu sống một bé trai sơ sinh nặng 2,4 kg bị bỏ trong thùng rác tại nhà vệ sinh của bến xe khách Bãi Cháy. Khi nhập viện bé đã tím tái toàn thân.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 23/12, một nhân viên bến xe khách Bãi Cháy đã phát hiện ra cháu bé trong túi bóng của sọt đựng rác, miệng bị nhét đầy giấy vệ sinh, toàn thâm tím tái, dây rốn vẫn chưa được cắt, đang thoi thóp thở.

Anh Tạ Hữu Trung, điều hành Công ty Vận tải tốc hành Kumho - Việt Thanh (Tập Đoàn Kumho) đã tiến hành sơ cứu và đưa bé đi cấp cứu.

àdf
Bé hiện được chăm sóc tại khoa Sản, Bệnh viện Bãi Cháy. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

"Bé có lẽ vừa được sinh ra nên người còn dính máu, cuống rốn lòng thòng, người thâm tím. Phát hiện trong mồm cháu có miếng giấy vệ sinh to tôi lấy tay móc ra rồi phủ áo đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy", anh Trung kể lại.

Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọt, người trực tiếp điều trị cho cháu bé cho biết, lúc vào bệnh viện, bé đang trong tình trạng rất nguy hiểm: lạnh toàn thân, thân nhiệt hạ dưới 35 độ, dây rốn chưa được buộc có thể gây nguy cơ chảy máu rốn. Cháu lại nhẹ cân (chỉ khoảng 2,4 kg) nên yếu. Nếu không được cấp cứu kịp thời để trong môi trường lạnh và mất vệ sinh rất có khả năng bé tử vong.

Hiện bé đang nằm trong lòng ấp, được theo dõi và chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn chưa thể nói trước điều gì về tình hình của bé vì cháu vốn nhẹ cân nên hơi yếu.

Trước tình cảnh đáng thương của bé sơ sinh bị bỏ rơi, anh Trung đã bày tỏ nguyện vọng được nhận cháu làm con nuôi.

(Theo Báo Quảng Ninh)

Ghen bóng gió, vợ cắt đứt 'của quý' của chồng

Nghi chồng có bồ, đêm 22/12, vợ anh Hoan (Tiền Hải, Thái Bình) đã dùng dao cắt đứt dương vật của chồng. Hai đứa con nhìn thấy cảnh hãi hùng đó bị sốc nặng.

Chiều qua, anh Hoan đã được các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức tiến hành nối vi phẫu phần dương vật bị đứt lìa.

Theo lời người nhà bệnh nhân, anh Hoan, 35 tuổi, làm nghề lái xe cho một xí nghiệp sản xuất ở Thái Bình. Vợ anh là người có tính hay ghen bóng gió. Mấy ngày trước, khi đang ăn trưa cùng vài người làm cùng, anh Hoan nhận được điện thoại của vợ. Trêu anh, một chị trong nhóm nói vọng vào điện thoại: "Anh thì suốt ngày thấy nghe điện thoại của vợ". Không ngờ, chị vợ anh nổi cơn ghen, cho là chồng đi với "gái" nên về nhà hạch họe, tra hỏi đủ điều. Sau đó, chị còn nhờ một cô em đến nơi anh Hoan làm việc để theo dõi suốt một ngày nhưng không có kết quả gì.

Hôm 22/12, sau khi đi ăn cỗ tại nhà một người họ hàng, anh Hoan uống hơi ngà ngà rồi về ngủ. Lúc một giờ đêm, người bố nằm giường ngoài chỉ kịp nghe anh kêu thất thanh, chạy vào thì thấy dương vật của con đã bị cắt đứt lìa. Chị vợ lúc này lập tức lao ra khỏi nhà, chạy trốn. Hai đứa con trai (một 5 tuổi, một 4 tuổi) nằm cùng giường bố mẹ sợ hãi gào khóc. Khi đó, anh Hoan đau đớn vật vã, được bố gọi thêm mấy người đưa đi cấp cứu ngay tại bệnh viện tỉnh cùng mẩu dương vật đã bị cắt. Sau đó, anh được chuyển đi Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội.

Ảnh: HH.
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đang phẫu thuật nối dương vật cho bệnh nhân bị vợ cắt "của quý". Ảnh: NHH.

Từ 5 giờ sáng 23/12, anh Hoan đã được các bác sĩ Khoa Tạo hình - Hàm mặt, Bệnh viện Việt Đức mổ vi phẫu nối dương vật. Ca mổ kéo dài gần 10 tiếng.

Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, Trưởng Khoa Tạo hình - Hàm mặt, người trực tiếp nối dương vật cho bệnh nhân Hoan, cho biết, dù được chuyển đến viện rất kịp thời, phần dương vật bị cắt cũng đã được bảo quản trong nước đá nhưng do vết cắt bị dập, nát nhiều nên ca phẫu thuật khá khó khăn. Sau 10 giờ nối tỉ mỉ từng mạch máu, dây thần kinh... dưới kính hiển vi, phần dương vật của bệnh nhân đã liền lại nhưng vẫn bị sưng, tím bầm.

Theo bác sĩ Hà, hiện bệnh nhân Hoan vẫn được tiếp tục theo dõi, cho dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu... và ít nhất sau 2 tuần nữa mới có thể khẳng định dương vật của anh có thực sự "sống" được không.

Bác sĩ cho biết thêm, thường những ca đứt rời dương vật được cấp cứu kịp thời, phần đứt lìa được bảo quản đúng cách thì khả năng khôi phục hoàn toàn hình dạng và chức năng của bộ phận này lên tới 80-90%. Trước đây, bệnh viện cũng từng nối thành công dương vật cho một bệnh nhân tâm thần phân liệt tự cắt "của quý" của mình. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp như khi dương vật bị dập nát quá nhiều (vì bị xe tải kéo lê) hay bị mất hẳn (lợn cắn rồi ăn mất)... thì khả năng nối thành công rất thấp.

VNE

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2009

Đàn ông dễ vô sinh vì bệnh tiểu đường

Neil James-Poole cùng vợ và con. Sau những tác hại mà bệnh tiểu đường gây ra, giờ đây anh hiểu rõ mình phải tuân thủ việc kiểm soát bệnh như thế nào. Ảnh: DailyMail.

Khi Neil bị chẩn đoán mắc tiểu đường, anh biết căn bệnh này có thể gây nguy hiểm cho tim, đột quỵ và suy thận. Nhưng anh không ngờ nó cũng có nghĩa là anh có thể không bao giờ có con.

Neil James-Poole bị chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 1 năm anh 21 tuổi. Đây là dạng tiểu đường nguy hiểm nhất, khi mà cơ thể tự tấn công mình và ngừng sản xuất insulin - hoóc môn cần để phân hủy đường trong máu. Kể từ đó, anh phải tiêm insulin 4 lần mỗi ngày.

Tiểu đường tuýp 1 có thể do virus hoặc một bệnh tự miễn gây ra. Nó cũng có tính di truyền. Nếu không chữa trị có thể khiến người bệnh bị hôn mê hoặc thậm chí tử vong.

Ở nam giới, bệnh tuy không làm mất cảm giác cực khoái, song có thể dẫn đến vô sinh. Đó là bởi nó đã phá hủy các mạch máu vốn nuôi các sợi thần kinh nối đến dương vật, DailyMail cho biết.

Khoảng 35% đàn ông mắc bệnh tiểu đường bị rối loạn cương, và 5% trong số họ bị xuất tinh ngược. Các chuyên gia cho biết kiểm soát bệnh là cách tốt nhất để ngăn ngừa các rối loạn này.

Với Neil, 39 tuổi, một kỹ sư công nghệ thông tin ở Warrington (Anh), bệnh này đã kéo dài vài năm, khiến anh mắc chứng xuất tinh ngược, nghĩa là tinh trùng khi xuất ra lại chảy ngược vào dương vật, và vào bàng quang.

"Tôi từ chỗ sản xuất rất ít tinh trùng đến độ không sản ra cái gì cả", anh kể lại.

Vào thời điểm gặp Sarah, vợ của anh hiện nay, anh đã biết mình có vấn đề. Họ đến gặp bác sĩ, giải thích tình trạng, và thử xét nghiệm. Kết quả thật bất ngờ khi các bác sĩ không tìm thấy một con tinh trùng nào trong bàng quang của Neil, dù chỉ cần một con là đủ để có thai.

"Tôi thực sự như rơi xuống vực - cảm giác như mình không phải là đàn ông thực sự. Tôi cũng biết mình và Sarah muốn có con như thế nào". Cặp đôi thậm chí đã nghĩ đến việc nhận con nuôi hoặc dùng tinh trùng hiến.

Tuy nhiên, Neil vẫn còn may mắn. Sau 6 lần xét nghiệm, các bác sĩ tin tưởng anh còn đủ tinh trùng tốt để có con. Điều đó thành sự thật sau khi bác sĩ lấy tinh trùng từ tinh hoàn của anh, và thực hiện thụ tinh ống nghiệm. Tháng 9 vừa qua, con gái anh đã chào đời.

Neil đã học được nhiều điều từ bài học này - bệnh tiểu đường của anh giờ đây được kiểm soát tốt. Thay vì đều đặn tiêm insulin 4 lần một ngày, anh tự tiêm cho mình bất cứ khi nào cần thiết, phụ thuộc loại thức ăn đưa vào cơ thể.

Tổn thương với "cậu bé" của anh là không thể phục hồi, nhưng với hai phôi đông lạnh còn lại, cặp vợ chồng này biết rằng họ vẫn còn có cơ hội nếu muốn sinh thêm con.

"Xuất tinh ngược là bất thường, nhưng nó có thể xảy ra với tôi do bệnh tiểu đường, hoặc xảy ra với bất cứ ai khác. Tin tốt lành là tôi tin rằng tôi có thể kiểm soát nó".

VNE

Phòng khám Trung Quốc bị kiện vì không chữa khỏi viêm xoang

Các bác sĩ Trung Quốc tại buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội chiều 22/12. Ảnh: N.P.

Nghe một phòng khám đông y Trung Quốc quảng cáo là có thể chữa được viêm xoang, anh Tài đã bỏ ra 8 triệu đồng để mua 20 thang thuốc cho vợ. Tuy nhiên, uống hết thuốc vợ anh vẫn không khỏi, đau đầu, mệt mỏi.

Tháng 7 vừa rồi, nghe quảng cáo trên ti vi, anh Nguyễn Đức Tài đã lặn lội đưa vợ từ xã Sơn Đà, huyện Ba Vì đến phòng khám Đông y Trung Quốc (62 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Theo lời kể của anh Tài, khi đến khám, qua lời chị phiên dịch, bác sĩ Trung Quốc bảo vợ anh bị viêm xoang, bên trong 2 lỗ mũi sưng đỏ, gây chảy nước mũi, khó thở, uống các loại thuốc Tây không chữa được bệnh này chỉ dùng thuốc Đông y mới chữa được. Bác sĩ cũng nói để lâu ngày bệnh càng nặng, nếu không chữa nguy hiểm đến tính mạng, cần phải dùng thuốc đông y liều cao sẽ chữa trị được bệnh tận gốc. Uống thuốc này người sẽ khỏe, ăn được ngủ được.

Thuốc gồm 5 loại: dạng viên nang con nhộng đầu xanh trắng, viên nén hình tròn màu đen, viên nén hình dẹt màu đỏ, viên nén hình dẹt màu vàng, rễ cây dạng thuốc nam sắc uống, tổng trị giá 8 triệu đồng (400.000 đồng một thang, đã được giảm giá 20%).

Tuy nhiên, uống hết 20 thang thuốc trong 20 ngày vợ anh vẫn không khỏi, vẫn đau đầu, mệt mỏi. Anh đã đưa vợ đến Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương khám thì bác sĩ kết luận vợ anh bị viêm mũi và phù nề tiết dịch.

Quá bức xúc vì bỏ ra một đống tiền mà vợ vẫn không khỏi được bệnh, anh Tài đã đưa đơn kiện phòng khám này lên Sở Y tế Hà Nội.

Chiều 22/12, Sở Y tế đã có buổi làm việc cùng với phòng khám về đơn kiện của anh Tài.

Ông Lý Đức Lai, phụ trách phòng khám tại Hà Nội khẳng định: "Bác sĩ không phải thần tiên, chữa không khỏi phòng khám phải trả tiền chuyện đấy không có. Điều trị bệnh tốt hay không tốt là bình thường. Nếu có yêu cầu về tài chính, phòng khám sẽ trả nhưng không phải vì sai mà trả".

Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, phòng khám có một số sai phạm như: bác sĩ Trung Quốc hành nghề sai địa điểm so với giấy cấp phép (đã bị phạt về sai phạm này), thuốc bán cho bệnh nhân chưa được phép của cơ quan nhà nước, ghi chép sổ sách không đầy đủ, vi phạm quy chế kê đơn, đơn thuốc không dịch ra tiếng Việt, bán thuốc cao hơn giá niêm yết. Thanh tra sẽ căn cứ vào quy định để xử phạt hành chính.

Ngoài ra thanh tra Sở cũng sẽ lấy mẫu 4 loại thuốc (chưa được cấp phép) để kiểm định xem có phải là thuốc Đông y hay là trộn lẫn Tây Y.

VNE

Trương Thị May làm từ thiện 'Ấm áp đêm đông'

Áo trắng, quần jeans giản dị, Á hậu Trương Thị May cùng trang trí lễ Noel và mang quà Giáng sinh đến cho các em khuyết tật ở Củ Chi, TP HCM.

Trương Thị May cùng khiêng những thùng quà mang tặng cho trường Khuyết Tật Thiên Phước ở Củ Chi vào ngày 19/12. Đây là một hoạt động từ thiện mang tên "Ấm áp đêm đông" do quỹ Tương Lai Foundation thực hiện.
Cùng tham gia chương trình có Hoa hậu Việt Nam 2008 Thùy Dung. Cả hai người đẹp cùng tận dụng lợi thế về chiều cao trong công việc trang trí khung cảnh Giáng sinh cho các em.
hgjhgjhg
Người đẹp dân tộc Khmer tận tay đút cháo cho em nhỏ khuyết tật.
gfsdfgfd
Và dỗ giấc ngủ cho một em nhỏ khác.
fghgfhfg
Cô treo những ông già Noel nhỏ lên các nhánh cây để trang trí cho khu vườn của trung tâm trẻ khuyết tật.
Tìm cách trò chuyện với các em bị thiểu năng.
Nâng niu một em bé.
Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam rất biết chơi đùa với trẻ con.
jhgjhgjg
Anh Lê Bá Hải Siêu - chủ tịch của TuongLai Foundation - cùng các người đẹp trao quà cho trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật.
VNE

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2009

Tìm thấy... 200 viên sỏi trong khớp vai

Ảnh:
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ca bệnh sỏi trong khớp vai của anh Cường. Ảnh: Sức khỏe & Đời sống.

Bị đau, nhức khớp vai 5 năm nay, anh Cường hết dùng thuốc Đông đến thuốc Tây mà chẳng đỡ. Kết quả khám tại Đại học Y Hà Nội gần đây khiến anh bất ngờ khi biết trong khớp vai của mình có hàng trăm viên sỏi.

Thời gian mới bị bệnh, anhh Nguyễn Văn Cường, 24 tuổi (Hà Tĩnh) chỉ thấy mỏi, nhức, sau đó các cơn đau tăng dần và người bệnh cảm giác như khớp vai bị cứng lại. Ban đầu, anh cho rằng có lẽ do mình vận động quá sức. Sau một thời gian, những cơn đau đến nhiều hơn và khó cử động hơn thì anh tìm đến những biện pháp điều trị dân gian và đông y như xoa bóp, bấm huyệt, chườm nóng... nhưng vẫn không thuyên giảm.

Đi khám bệnh, anh được chẩn đoán là đau khớp và cho dùng thuốc nhưng cũng không có kết quả tốt. Thời gian gần đây, các biểu hiện bệnh càng nặng nề, thậm chí anh còn cảm thấy khớp vai lạo xạo như xương bị vỡ ra.

Kết quả chẩn đoán tại Đại học Y Hà Nội khiến anh bất ngờ: trong khớp vai của anh có rất nhiều sỏi, ước tính đến hàng trăm viên. Bệnh nhân cho hay, trước đây anh chỉ nghe nói đến sỏi trong gan, mật, thận, bàng quang... chứ chưa từng biết có sỏi trong khớp bao giờ. Theo các bác sĩ, trong trường hợp này, dùng thuốc hầu như không có tác dụng mà phải xử lý bằng phẫu thuật để lấy hết sỏi ra mới trả lại sự vận động bình thường cho khớp vai.

Thạc sĩ Trần Trung Dũng, người phẫu thuật cho anh Cường cho biết, những viên sỏi trong khớp vai người bệnh có đường kính 0,5-1cm. Các bác sĩ cũng khá bất ngờ vì số sỏi nhiều quá, phải mất 1 giờ 30 phút mới lấy hết số sỏi ra, đến gần 200 viên.

Những viên sỏi này là do u xương sụn màng hoạt dịch sinh ra. Màng hoạt dịch là màng trong cùng của bao khớp, có vai trò tiết dịch làm trơn bề mặt hoạt động của khớp. U xuất hiện là do sự phát triển bất thường của cấu trúc sụn trong màng hoạt dịch và lắng đọng canxi. Một số cấu trúc này phát triển lên chỉ dính vào màng hoạt dịch bằng một cái cuống giống như chùm nho, các quả nho là những hạt canxi lắng đọng.

Trong quá trình phát triển, các hạt canxi này một phần vẫn nằm trong bao hoạt dịch, một phần khác rơi vào trong khớp. Bệnh lý này chỉ biểu hiện ở một khớp, như khớp háng, gối, vai. Khi các hạt canxi lắng đọng này rơi vào khớp sẽ cọ sát, chèn ép vào sụn, gây tổn thương bề mặt sụn khớp, thoái hóa khớp, làm cho người bệnh đau, hạn chế vận động.

Theo thạc sĩ Dũng, đây là bệnh hiếm gặp. Các dấu hiệu đau, vận động khó dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác của khớp, nếu để quá lâu có thể làm tổn thương khớp nặng nề. Trên phim Xquang thấy được các viên sỏi nhưng không định lượng được mức độ của chúng trong khớp nhiều hay ít. Nhưng hình ảnh trên cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ thì đánh giá được cả mức độ u xương sụn trong màng hoạt dịch và những hạt đã rơi vào khớp.

Các bác sĩ cho biết, biện pháp điều trị tốt nhất với bệnh này là phẫu thuật lấy chúng ra. Trước đây, để xử trí cho những trường hợp này, phải phẫu thuật mở để gắp hết sỏi trong khớp ra và cắt toàn bộ màng hoạt dịch để tránh u xương sụn tái phát.

Tuy nhiên kết quả không như mong đợi bởi khi cắt toàn bộ màng hoạt dịch sẽ làm cho vận động càng khó hơn do khớp không còn bộ phận làm trơn láng bề mặt. Hơn nữa, khi phẫu phải mở đường rạch lớn ở quanh khớp, gây đau nhiều cho người bệnh. Chính vì hạn chế của phẫu thuật mở mà trước đây, nếu gặp các ca bệnh như vậy thì bác sĩ rất cân nhắc khi quyết định mổ.

Giờ đây, quan điểm điều trị cho bệnh lý này đã thay đổi. Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật nội soi để lấy hết sỏi trong khớp ra nhưng vẫn giữ nguyên màng hoạt dịch để đảm bảo sự vận hành dễ dàng của sụn khớp. Phẫu thuật nội soi sẽ không phải mở đường mổ lớn, người bệnh sẽ nhanh chóng xuất viện. Người ta cũng tính đến khả năng tái phát của bệnh nhưng sự lắng đọng canxi sẽ phải trải qua thời gian dài, nếu đến một lúc nào đó các hạt sỏi rơi vào khớp thì quá trình tái thực hiện lấy sỏi ra cũng dễ dàng vì chỉ cần nội soi, tránh được nguy cơ dính như thực hiện phẫu thuật mở trước đây.

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009

Thu hồi 800.000 liều văcxin phòng cúm A/H1N1

Hôm qua 15-12, các quan chức bộ y tế Mỹ cho biết đã thu hồi hàng ngàn liều văcxin phòng cúm A/H1N1 dành cho trẻ em, sau kết quả kiểm nghiệm cho thấy chúng không đủ liều lượng để kháng chủng virus cúm A/H1N1.

Một y tá ở Encino đang chuẩn bị văcxin H1N1 để tiêm - Ảnh Reuters

Theo Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh CDC Hoa Kỳ, đây là số thuốc do hãng Sanofi Pasteur của Pháp phân phối trên khắp nước nước Mỹ, vốn đến tay người dùng từ tháng trước và phần lớn đã được sử dụng. Khoảng 800.000 liều văcxin bị thu hồi là dành cho trẻ, từ 6 tháng đến đến gần 3 năm tuổi.

Tiến sĩ Anne Schuchat, một chuyên gia về cúm thuộc CDC nhấn mạnh, các bậc phụ huynh không cần phải làm bất cứ điều gì, cũng như không phải lo lắng nếu như con em mình đã tiêm văcxin trên, ngay cả khi sử dụng đến 2 liều. Tuy không đủ liều lượng để có thể ngăn được virus, nhưng chúng an toàn và không gây ra tác hại gì đến sức khỏe.

Chính Sanofi Pasteur đã lên tiếng yêu cầu được thu hồi sản phẩm do mình phân phối. Đây là công ty dược phẩm thuộc tập đoàn Sanofi-Aventis có trụ sở tại Pháp. Sau khi thông báo với văn phòng y tế của Mỹ, Sanofi Pasteur ra lời kêu gọi thu hồi văcxin một cách tự nguyện và yêu cầu các bác sĩ gửi trả lại số chưa dùng.

Các chuyên gia cho rằng, vấn đề nằm ở các liều văcxin được nạp sẵn này. Vì một vài lí do nào đó, kháng nguyên - thành phần quan trọng nhất của văcxin - có thể đã bị dính vào thành của ống tiêm.

TTO

Bộ Y tế chọn phương án thận trọng với văcxin ngừa cúm A/H1N1

Trái với những hào hứng ban đầu về việc được tặng 1,2 triệu liều văcxin ngừa cúm A/H1N1, có vẻ Bộ Y tế đã chọn phương án thận trọng.

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân cúm A/H1N1 sẽ là đối tượng chích ngừa văcxin cúm A/H1N1 đợt đầu tiên - Ảnh: N.C.T.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Nga nói với Tuổi Trẻ trong chiến dịch tiêm ngừa văcxin cúm A/H1N1 cho 1,2 triệu người VN sắp tới, Bộ Y tế sẽ thí điểm tiêm ngừa trước khi triển khai rộng rãi nhằm rút kinh nghiệm trong tổ chức.

Thí điểm trước, chính thức sau

Theo ông Nga, với việc tiêm ngừa cúm A/H1N1 theo dự kiến là tiêm cho 800.000-900.000 thai phụ từ tháng thứ tư trở lên và 280.000 cán bộ y tế, đây là lần đầu tiên VN triển khai tiêm ngừa đồng loạt trên người lớn. “Bộ Y tế sẽ tổ chức tiêm thí điểm ở một số địa phương trước khi triển khai đại trà. Từ trước đến nay, phụ nữ mang thai được tiêm ngừa uốn ván nhưng lẻ tẻ, không phải là chiến dịch đồng loạt”- ông Nga nói.

Theo ông Nga, văcxin ngừa cúm A/H1N1 được tài trợ cho VN thông qua Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là một trong số văcxin ngừa cúm A/H1N1 đầu tiên được WHO tiền thẩm định. WHO cũng khẳng định đây là văcxin an toàn. Tại Canada, nơi văcxin này được sản xuất, đã có 23 triệu người tiêm văcxin. Ngoài một lô văcxin 172.000 liều có tỉ lệ tai biến sau tiêm là 4/100.000 ca thì các lô còn lại tỉ lệ tai biến sau tiêm tương đương văcxin cúm mùa là 1/100.000 ca.

Tuy nhiên, khi những thông báo có tai biến sau tiêm ngừa cúm A/H1N1 rộ lên tại Nhật Bản, Trung Quốc, Canada, có vẻ Bộ Y tế đã chọn phương án thận trọng thay cho vẻ hào hứng ban đầu. Động thái rõ nhất là Bộ Y tế tiếp tục có văn bản gửi WHO hỏi ý kiến về những nước cùng nhận văcxin với VN đợt này. Bởi trong số 16 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á - Thái Bình Dương được nhận văcxin như WHO thông báo, đến nay Cục Y tế dự phòng và môi trường chỉ có thông tin cụ thể về hai nước là VN và Mông Cổ!

Ông Nguyễn Việt Hùng, phó cục trưởng Cục Quản lý dược, cho biết hôm 15-12 lãnh đạo Bộ Y tế đã có cuộc họp bàn với các vụ, cục về việc ký thỏa thuận với WHO và quy trình thẩm định, tiếp nhận lô văcxin tài trợ 1,2 triệu liều. Theo ông Hùng, thử nghiệm lâm sàng là phần quan trọng trong hồ sơ đăng ký văcxin. Với văcxin ngừa cúm A/H1N1, hai yêu cầu chắc chắn sẽ là thử nghiệm độ an toàn và tính dung nạp.

Dịch cúm A/H1N1: Giảm người mắc, tăng số bị biến chứng

Theo ông Nguyễn Văn Kính, giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, hiện mỗi ngày chỉ có vài bệnh nhân cúm A/H1N1 vào viện này điều trị, giảm mạnh so với cao điểm dịch với hàng chục bệnh nhân/ngày. Tuy nhiên, ông Kính cho rằng lý do khiến bệnh nhân cúm vào viện giảm chính là tâm lý...đợi đến khi bệnh trở nặng, có biến chứng mới vào viện. Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, với 43 bệnh nhân cúm A/H1N1 đang nằm viện, có tới tám ca phải thở máy.

Nói về số ca mắc cúm A/H1N1 có vẻ thấp hơn ước tính trước đây của Bộ Y tế, ông Nguyễn Huy Nga giải thích trước đây Bộ Y tế đánh giá tháng 11 và 12-2009 là đỉnh dịch cúm A/H1N1 tại VN; nhưng hiện tại khó đánh giá số mắc thực tế do Bộ Y tế đã ngừng xét nghiệm đại trà cho bệnh nhân cúm A/H1N1.

Tuy nhiên giám sát trọng điểm cho thấy 95% ca mắc cúm vẫn là nhiễm cúm A/H1N1 đại dịch. Ở các nước xung quanh VN vẫn tiếp tục gia tăng số tử vong do cúm A/H1N1. Vì thế, ông Nga tiếp tục khuyến cáo phụ nữ có thai, người có bệnh mãn tính, trẻ em dưới 2 tuổi... cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe và đi khám ngay nếu có biểu hiện cúm, sốt, viêm long đường hô hấp.

Về chiến dịch tiêm ngừa văcxin cúm A/H1N1 cho 1,2 triệu người, trước đây Bộ Y tế cho rằng tháng 12 này, các thủ tục đăng ký lưu hành văcxin sẽ hoàn tất, văcxin sẽ về đến VN. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay rất có thể phải đến tháng 2-2010, thời điểm chót của chiến dịch tiêm ngừa văcxin cúm A/H1N1 ở nước ta, văcxin mới về đến VN và tổ chức tiêm ngừa được.

Bởi đến thời điểm hiện tại danh sách thai phụ, cán bộ y tế đều chưa có, và khâu quan trọng nhất của chiến dịch là tổ chức tuyên truyền về nguy cơ biến chứng do nhiễm cúm A/H1N1, hiệu quả tiêm ngừa...đều chưa được triển khai.

TTO

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2009

Những người mắc bệnh thích 'chôm' đồ

Ảnh minh họa: Infobarrel.

Gần 30 tuổi, lớn lên trong một gia đình nề nếp, học giỏi, giao tiếp tốt nhưng Thanh lại có tật ăn cắp. Dù biết sai nhưng cô không thể kiểm soát được hành vi của mình những lúc nhìn thấy sự sơ hở của người khác.
Không nghiện hút, phá phách, lêu lổng theo nhóm bạn xấu, cô chỉ có một khuyết điểm là hay ăn cắp, của cả những người trong gia đình và ngoài xã hội. Từ năm 5 tuổi, cô đã có hành vi này và tiếp tục cho đến khi trưởng thành dù hầu như không lần nào trót lọt. Nhiều lần bị đưa ra pháp luật, xử tù nhiều năm nhưng Thanh vẫn chứng nào tật ấy.

Không phải vì thiếu thốn mà cô đi ăn cắp, mà đơn giản chỉ là không thể kiềm chế ham muốn lấy đồ cho bằng được. Điều này khiến cả gia đình cô đau lòng khi thấy con phạm pháp mà không thể làm gì giúp được.

"Khuyên bảo, răn đe, rồi động viên con cải tạo tốt để hoàn lương nhưng vẫn không được. Bản thân nó cũng biết là mình sai, 'rất đáng xấu hổ, đáng bị trừng phạt nhưng lại không thể kiềm chế được', nghe con nói thế tôi lại càng xót xa hơn", mẹ Thanh bùi ngùi cho biết.

Tiến sĩ Lã Thị Bưởi, Trưởng Phòng khám Tuna (Phố Vọng, Hà Nội) cho biết, trẻ ở mọi lứa tuổi, từ chưa đến tuổi đi học đến những trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên đều có thể thực hiện hành vi trộm cắp. Có trẻ ăn cắp vì muốn có cảm giác hồi hộp hoặc như một cách để nổi loạn, để xả stress hay như một cách phản kháng lại gia đình. Nhưng khi hành vi đó lặp đi lặp lại từ nhỏ, trong vòng 6 tháng liền thì được gọi là chứng rối loạn hành vi, một bệnh lý về tâm thần như trường hợp của Thanh.

Trẻ mắc bệnh lý này không phải là hiếm gặp. Đang học lớp 7 ở một trường công lập, Hùng được cha mẹ xin chuyển sang một trường tư, chất lượng cao. Lý do là ở trường cũ, cậu hay ăn cắp đồ vật của các bạn, hở ra cái gì là lấy. Vì thế, bố mẹ xin cho cậu chuyển trường, hy vọng với sự quản lý chặt chẽ của trường mới, cậu sẽ thay đổi.

Tuy nhiên, theo lời kể của chị Xuân, mẹ Hùng thì ở môi trường mới toàn con nhà giàu, nhiều đồ đẹp, vì thế hành vi ăn cắp của cậu không những không thay đổi mà càng có nhiều cơ hội thực hiện. Lâu lâu, mở cặp sách của con lại thấy toàn đồ mới, dù gia đình không mua cho cũng không cho tiền.

"Tôi nói mãi, chồng tôi cũng đánh nhiều trận mà nó cũng không chừa. Được một hai ngày không thấy con có đồ lạ, tưởng yên, ai dè đâu vẫn hoàn đấy. Mà gia đình có thiếu thốn gì cho cam, nó lấy xong lại vứt đầy ngăn kéo chứ có dùng đâu", chị Xuân cho biết.

Theo tiến sĩ Bưởi, rối loạn hành vi này hay gặp ở lứa tuổi vị thành niên. Trẻ lấy cắp một đồ vật nào đó không phải vì thiếu thốn mà chỉ là nhìn thấy thích, nổi ham muốn chiếm đoạt cho bằng được. Khi lấy được, trẻ cảm thấy như mình đã đạt được thắng lợi, thấy thú vị. Nhưng có được rồi, trẻ lại bỏ đâu đấy hoặc cho người khác.

"Với những trẻ này, việc cha mẹ mắng mỏ, đánh đập cũng không có tác dụng. Vì thực tế, trẻ biết việc làm của mình là sai nhưng không thể kiềm chế được hành vi ăn cắp của mình. Trẻ thực hiện giống như nó là một bản năng. Đây không phải là vấn đề thuộc phạm trù đạo đức, mà là vấn đề về tâm lý", tiến sĩ Bưởi cho biết.

Theo tiến sĩ, hành vi ăn cắp thường bắt nguồn từ khi trẻ còn nhỏ, nếu được giáo dục, trị liệu đúng đắn trẻ có thể thay đổi. Nhưng nếu không có sự can thiệp, hành vi này sẽ tiếp tục và trở thành một thói quen, khi đó rất khó để trị liệu.

Tiến sĩ Bưởi khuyến cáo, ngay lần đầu phát hiện trẻ có hành vi ăn ắp, cha mẹ không nên nổi giận mà quát mắng, thậm chí đánh trẻ. Điều quan trọng là cần tìm hiểu lý do vì sao trẻ làm như thế và nhắc nhở con đó là hành vi sai trái. Cha mẹ cũng cần quan tâm đến con nhiều hơn, nếu hành vi này kéo dài liên tục trong 6 tháng dù trẻ đã được nhắc nhở nhiều thì cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý.

VNE

Những bước đi kỳ diệu của cô bé không chân

Amina, cô bé ra đời đã không có chân và bị cha bỏ rơi, vừa thực hiện những bước đi chập chững đầu tiên trong đời, với sự giúp đỡ của đôi chân giả.

Bé gái Amina 4 tuổi là một trong số khoảng 4 triệu người Tanzania đang sống chung với sự tàn tật. Bé ra đời chỉ có một cánh tay và không có hai chân. Nhưng tuần trước, Amina đã đứng được thẳng lên và đi những bước đầu tiên.
Đó là nhờ những chiếc chân giả. Mẹ của Amina đã đi cùng con đến một bệnh viện đặc biệt cho những người tàn tật ở Dar es Salaam để lắp chúng.
Mặc dù Amina có thể bò trườn trên những chiếc chân dị tật của mình, song cuộc sống vẫn rất khó khăn với mẹ bé, Asha. "Chồng tôi đã bỏ đi ngay lần đầu tiên thấy Amina. Anh ta không thể chịu đựng được điều đó", chị giải thích.
Bác sĩ nội trú về chân giả người Ghana - Koho Moses Kofi - đang thực tập 6 tháng tại bệnh viện này. Ông đang kiểm tra lại độ chắc chắn của chiếc chân giả.
Kofi nhét lớp lót vào trong giúp chiếc chân giả tạo cảm giác thoải mái. Khoảng 2.500 chiếc như vậy được làm ở bệnh viện mỗi năm. Vì là bệnh nhân được trợ cấp, nên chị Asha chỉ phải trả 15 đôla cho đôi chân mới của Amina.
Bác sĩ đang kiểm tra lại xem xương háng của bé có tựa thoải mái lên chân giả không. Đây là giây phút Amina được đứng lên lần đầu tiên. Khoảng 90% bệnh nhân của bệnh viện này là trẻ em.
Cô bé nghỉ ngơi trước khi luyện tập đi. Amina là đứa trẻ vui vẻ. "Con bé luôn khiến tâm trạng tôi dễ chịu", mẹ bé nói.
Amina vẫn phải tập luyện nhiều tuần nữa trước khi học được cách tự đi. Vì chỉ có một tay, nên việc giữ thăng bằng của bé rất khó khăn. Nhưng một khi có thể đi được, bé sẽ được lắp cả tay giả nữa. Mẹ bé giờ đây đang đợi đến ngày con gái mình có thể đến trường, trang BBC cho biết.
VNE

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2009

Hiến giác mạc trong cơn đau ung thư

“Cả đời tôi đã khổ sở, nay về với cõi tiên có nguyện vọng được hiến tặng giác mạc của mình cho y học để mang lại ánh sáng cho người khác…”, dòng chữ được bà Nhàng tự tay viết trong cơn đau vật vã của bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.

Bà Trịnh Thị Nhàng sống ở khu tập thể Pháo Binh, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội cùng cậu con trai.

Sinh năm 1953, học hết lớp 10, bà làm công việc thu mua lương thực, rồi lập gia đình. Được mấy năm thì bà bị mẹ chồng vu cho tội ngoại tình. Nhờ sự sắp xếp của hai gia đình, mọi chuyện cũng ổn thỏa, bà sinh được một người con trai. Nhưng chẳng bao lâu sau bà bị bệnh, phải mổ đến 3 lần thì người chồng nhất quyết "rũ áo", bỏ lại 2 mẹ con.

Biết chắc mình sẽ "ra đi" trước bố mẹ, bà thường tâm sự với hai cụ: "Con chưa làm gì được cho gia đình, cho xã hội. Khi con chết, bố mẹ cứ cho con hiến giác mạc vì như thế có thể giúp hai người khác tìm lại được ánh sáng", cụ Trịnh Thiện Hệ, 80 tuổi, bố của bà Nhàng không kìm nổi những giọt nước mắt khi kể về người con gái bất hạnh, xấu số.

Ông Nguyễn Ngọc Minh (ngoài cùng bên trái), Chi hội trưởng Hội chữ thập đỏ xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm cùng hai cụ thân sinh ra bà Nhàng và cháu gái. Ảnh: N.P.

Từ tháng 5/2009, bà Nhàng đã thấy đau dữ dội, khỏi được mấy ngày đến tháng 6, những cơn đau lại mỗi ngày dày vò bà. Cứ nghĩ là bị đau dạ dày, bà tự mua thuốc về uống, nhưng đến khi siêu âm thì mới phát hiện một khối u ung thư khá to, như bàn tay úp vào gan, liền với dạ dạy. Bệnh đã ở giai đoạn cuối, không thể cứu được.

Cảm nhận cái chết đang đến gần, bà Nhàng vừa cắn răng chịu đau vừa tự tay viết di chúc để lại, với tâm nguyện được hiến giác mạc khi qua đời. 4 ngày sau thì bà mất, ngày 30/10/2009.

Cụ Hệ kể lại, nhiều người cho rằng "moi mắt người ta ra không phải là việc thiện, mà là việc ác". Nhưng thấy nguyện vọng của con tha thiết quá, nên đêm con gái mất, cụ đã chạy đi gọi hội chữ thập đỏ của xã để họ cử người đến lấy giác mạc.

"Cả cuộc đời nó là một chuỗi những bất hạnh, đau ốm, bệnh tật, chuyện chồng con lại không suôn sẻ. Cả nhà ai cũng thương nó, nên dù đau đến từng khúc ruột chúng tôi vẫn cố gắng thực hiện tâm nguyện cuối cùng của nó. Những người sống cũng không phải ân hận gì trong suốt quãng đời còn lại. Cũng vì hơn ai hết chúng tôi hiểu được thế nào là sống trong mù lòa", cụ Hệ cho biết.

Bà thân sinh ra cụ đã phải sống ròng rã suốt 10 năm trong cảnh tối tắm, mù lòa. Mỗi lần cụ đi công tác về, lại thấy mẹ ngồi góc giường, cứ níu lấy con mà khóc, rồi ao ước giá như có ai có làm mắt bà sáng lại được.

"Cảnh mù lòa khổ lắm, đúng là 'giàu hai con mắt, khó hai bàn tay'. Mẹ tôi chả biết con cháu lớn thế nào, đi đâu, làm gì. Đứa nào về thăm bà lại bắt đến gần, lần hai bàn tay mà sờ. Vì thế, thực hiện được nguyện vọng của con gái gia đình ai cũng thoải mái, vì con đã làm một việc có ích cho xã hội", cụ Hệ tâm sự.

Bản thân mẹ bà Nhang là cụ Đào Thị Nhanh (82 tuổi) cũng tâm niệm một điều: "Khi nào tôi chết, nếu mắt còn sáng thì tôi cũng nguyện sẽ hiến giác mạc. Nếu lấy cả con ngươi tôi cũng cho. Nói thì nói vậy nhưng có ai lấy đâu".

Có rất nhiều người đăng ký hiến giác mạc nhưng bà Nhàng là một trong số rất ít người thực hiện được tâm nguyện đó. Bởi lẽ, hiến giác mạc là nguyện vọng của người chết còn thực hiện được hay không là việc của người sống. Hiện nay, vẫn còn khoảng 300.000 người mù có nhu cầu được ghép giác mạc nhưng lại thiếu trầm trọng nguồn cung cấp. Mỗi một người khi hiến giác mạc đã có thể mang lại ánh sáng cho hai con người.

VNE

Bé 2 tuổi chết vì sặc cháo

Được cô giáo mầm non cho ăn cháo, cháu Dương, hơn 2 tuổi (đường Lý Thường Kiệt, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa) bị sặc. Cháu đã tử vong sau 4 ngày cấp cứu tại 3 bệnh viện.

Sự việc xảy ra ngày 6/12. Ông Nguyễn Thanh Vân, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa - nơi cháu Dũng được đưa đến cấp cứu ngay sau khi sặc cho biết, khi nhập viện, cháu trong tình trạng toàn thân tím tái, tim ngừng đập, phổi ngưng thở. Các bác sĩ của bệnh viện ngay lập tức hút cháo, đặt nội khí quản, cho thở bình ôxy, bóp bóng... giúp tim phổi cháu hoạt động lại được nhưng rất yếu.

Sau đó, cháu Dũng được chuyển đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa và ngày 8/12, người nhà đã đưa cháu đến Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội để điều trị tiếp. Tuy nhiên, hai ngày sau, thấy tình trạng của cháu quá yếu, gia đình đã xin cho cháu về quê và cháu đã tử vong ngày 10/10.

Theo bác sĩ Vân, các trường hợp bị sặc thức ăn cần được xử lý ngay lập tức, để càng lâu thì càng khó cứu sống, bởi việc cấp cứu có thể khiến tim, phổi hoạt động trở lại nhưng khi não thiếu oxy lâu sẽ khó có thể hồi phục. Ông Vân giải thích, ở trẻ em, chỉ cần 3-5 phút không có ôxy là não đã không hồi phục được, trong khi, trường mầm non nơi cháu Dũng bị sặc nằm cách bệnh viện 2 km nên việc chuyển cháu đi thực sự không mấy có ý nghĩa.

Ông Vân khuyến cáo, các bậc phụ huynh hay cô giáo mầm non, khi cho trẻ ăn, nếu trẻ sặc cơm, cháo cần ngay lập tức tìm cách khai thông đường thở cho trẻ, có thể lấy tay vỗ mạnh vào lưng, ngực cho trẻ ho, hắt hơi để dị vật bắn ra hoặc dùng miệng hút trực tiếp cơm, cháo ra ngoài, sau đó mới đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý tiếp.

VNE

Vĩnh Thụy vui vẻ giữa thí sinh Mr. International

Tinh thần của đại diện VN rất phấn chấn sau những ngày đầu tiếp xúc với cuộc thi lớn tại Đài Loan. Vĩnh Thụy đã có những phút giây nô đùa thoải mái cùng các thí sinh khác trước khi bước vào các phần thi chính thức.

Các thí sinh tỏ ra hòa đồng và vui vẻ với nhau trong các hoạt động bên lề.
Vĩnh Thụy (giữa, hàng dưới) rất thích pha trò.
Mr. International 2008 Tiến Đoàn (trái) đồng hành với cuộc thi năm nay.
Vĩnh Thụy bên một "đối thủ".
Các chàng trai tận hưởng không khí Giáng sinh trên đường phố.
Vĩnh Thụy cẩn thận kiểm tra hành lý...
... và thử trang phục ngay tại sân bay.
Trước đó, ngày 8/12, đại diện VN được người thân, bạn bè tiễn ra sân bay. Trong ảnh là anh trai và chị dâu của Vĩnh Thụy.
Bạn thân Dzoãn Tuấn cũng bay từ Hà Nội vào, chúc Vĩnh Thụy lên đường may mắn.
VNE

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009

Dị ứng... vợ chồng

Tác nhân gây dị ứng có mặt ở khắp nơi không thể kể hết được. Tuy nhiên có một loại dị ứng khá kỳ lạ làm nhiều người dễ ngộ nhận khi mắc phải. Đó là dị ứng vợ chồng.

Theo thống kê, khoảng 5-8 người trong 1.000 phụ nữ trên thế giới bị dị ứng với tinh dịch của chồng.

Anh Nguyễn Văn C., 27 tuổi, kể: “Cứ lại gần vợ là tôi bị chảy nước mắt, hắt hơi, sổ mũi. Khi còn bồ bịch, ngồi cạnh, âu yếm người yêu tôi thường bị sổ mũi. Bác sĩ cho uống thuốc viêm mũi dị ứng thì hết. Bây giờ cưới rồi, tối gần vợ là hắt hơi, chảy nước mắt. Chả lẽ tôi dị ứng vợ?”.

Chị Lê Thanh V., 25 tuổi, thắc mắc: “Khi hai vợ chồng gần nhau, ảnh đổ mồ hôi là tôi nghẹt mũi. Sau đó người tôi nổi mẩn từng cục ở bụng, có hôm ở mặt. Chả lẽ tôi bị dị ứng chồng?”.

Lại có cặp khác cứ gần nhau xong chừng 10-15 phút là chị vợ bị ngứa ngáy, bỏng rát từ trong ra ngoài vùng kín, da đùi, da bụng cũng có những nốt mẩn đỏ. Chị vợ tưởng do vệ sinh không kỹ nên mua nước rửa phụ khoa, pha nước muối rửa cũng chả ăn thua. Cuối cùng, chị phải chọn giải pháp trước mỗi lần gần chồng là... uống thuốc chống dị ứng, bằng không thì suốt đêm không ngủ được. Đi gặp bác sĩ chị được chẩn đoán là dị ứng tinh dịch.

Có thật là vợ chồng dị ứng nhau?

Đúng vậy! Ở trường hợp thứ nhất anh C. có thể dị ứng hương thơm dầu gội đầu, nước hoa hay mùi kem trang điểm của vợ. Những thứ đó với người khác không sao, nhưng với anh nó giống dị nguyên lạ, chỉ cần hít phải là dị nguyên này đi vào cơ thể. Hệ miễn dịch lập tức sinh ra kháng thể chống lại dị nguyên này. Lần tiếp theo kháng thể sinh ra nhiều hơn. Kết quả là khi gần vợ thì anh hắt hơi, chảy nước mắt.

Trường hợp thứ hai chị V. dị ứng mùi mồ hôi của chồng. Johan - chuyên gia tâm lý thần kinh ở Trung tâm Nghiên cứu các giác quan hóa học Monell, Mỹ - cho biết mồ hôi người chứa hơn 2.000 hợp chất hóa học.

Chúng ta biết tinh dịch là một hỗn dịch bao gồm dịch từ ống dẫn tinh (chiếm 10% tổng thể tích), dịch túi tinh (60%), dịch tiền liệt tuyến (30%) và một lượng nhỏ từ các tuyến khác. Tinh trùng chỉ chiếm 1% tinh dịch. Nếu cơ thể chị nào nhạy cảm lại nhận dạng tinh dịch là “kẻ lạ xâm nhập vùng cấm địa” thì hệ miễn dịch sẽ lập tức sản sinh ra kháng thể, và đã có cặp khốn khổ chỉ còn cách dùng bao cao su khi quan hệ. Còn khi họ muốn có con thì đành thụ tinh trong ống nghiệm.

Có cặp, ông chồng đồng ý kế hoạch bằng bao cao su. Lúc đầu êm đẹp, ít lần sau chị bị rát bỏng, sưng nề âm đạo. Cứ uống thuốc chống dị ứng thì hết. Bác sĩ chuyên khoa kết luận: chị dị ứng với bao cao su. Thế là phải chuyển sang phương pháp khác. Có chị không hẳn dị ứng với bao cao su mà dị ứng với chất bôi trơn được nhà sản xuất bôi sẵn.

Hiện nay phim ngừa thai VCF đang được một số bạn gái dùng. Tuy nhiên có bạn lại dị ứng với monoxynol-9 là chất diệt tinh trùng có trong miếng phim này.

Dị ứng vợ chồng có nguy hiểm?

Chúng ta nghe có người dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc mà chết thì dị ứng vợ chồng cũng không ngoại lệ. Trong dị ứng có sự hiện diện của bộ ba: chất gây dị ứng (allergen), hệ miễn dịch sinh kháng thể chống lại (antigen) và hóa chất trung gian gây ra triệu chứng mà chúng ta nhận thấy.

Hóa chất trung gian là histamine làm ngứa, giãn mạch máu (đỏ ở vùng da), tăng tiết axit gây rát; làm giãn mạch ở mũi, ngứa mũi, dịch tiết ở khoang mũi chảy ra nhiều gây sổ mũi, hắt hơi như “bắn liên thanh”. Ngoài ra còn có bradykinin làm co thắt cơ trơn phế quản (có người bị dị ứng đã chết vì ngạt thở, tím tái), prostaglandin làm co cơ trơn dạ dày, ruột gây buồn nôn, nôn...

Dị ứng nặng có thể lên cơn suyễn, sốt cao, rối loạn tuần hoàn não, hôn mê rồi chết.

Làm sao giải quyết?

Bà con mình có thói quen ngứa thì mua thuốc uống. Có người dị ứng hải sản vừa uống thuốc vừa ăn. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi sau nhiều lần như thế có thể phản ứng giữa dị nguyên và kháng thể gây sốc phản vệ mà chết. Dị ứng tất cả các tác nhân thì việc đầu tiên là loại bỏ tác nhân ấy. Nếu do mùi hương từ dầu gội, mỹ phẩm thì người vợ có thể gội đầu bằng trái bồ kết. Nếu do nước hoa, kem dưỡng da thì ngưng sử dụng.

Dị ứng với mồ hôi thì khi gần nhau môi trường phải mát, dùng quạt hoặc gắn máy lạnh. Nếu dị ứng bao cao su, thuốc diệt tinh trùng thì nên thay bằng thuốc viên ngừa thai uống mỗi ngày.

Hiện ở Trung tâm y khoa Medic đã có xét nghiệm nguyên nhân dị ứng. Mong các bạn khi thấy có những trục trặc lạ trong quan hệ vợ chồng thì nên gặp bác sĩ để khắc phục triệt để, đừng tự khám bệnh tại… tiệm thuốc “tiện” mà không “lợi”.

BS LÊ THÚY TƯƠI - TTO


Bán dụng cụ làm đẹp qua mạng: Những chiêu lừa mới

"Phụ kiện làm đẹp với giá cực mềm, không cần phẫu thuật mũi vẫn cao", đây là một trong những lời quảng cáo đang xuất hiện tràn lan trên Internet, nhất là trên các "chợ điện tử". Điều đáng lo ngại, đã có nhiều người đặt lòng tin không đúng chỗ để rồi nhận lại những kết quả không như mong muốn cùng với sự bực bội.

Ham rẻ

Chỉ cần một click chuột người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy và sở hữu những sản phẩm này mà không ý thức được rằng những sản phẩm đó làm đẹp hay làm hại. Đặc biệt, những sản phẩm này có giá rất phải chăng (khoảng vài chục nghìn đồng) nhưng hiệu quả của nó như thế nào thì khó có thể biết được. Trao đổi với chúng tôi, chị Thúy Ngân ở Hà Đông cho biết, một lần tình cờ dạo qua các "chợ điện tử" mình có đọc được thông tin nâng mũi không cần phẫu thuật, chỉ cần dùng một chiếc kẹp, sử dụng khoảng 20 phút trước khi đi ngủ, giá cả lại hấp dẫn (30 nghìn đồng) mình đã gọi điện đặt hàng ngay. Sử dụng ngày đầu tiên, mặc dù đã có miếng đệm nhưng mình vẫn cảm thấy mũi hơi đau và khó chịu, nghĩ rằng, do mới sử dụng, chưa quen nên mới có cảm giác như vậy, mình vẫn cố gắng dùng. Tuy nhiên, sử dụng được tới ngày thứ 3 thì mình không chịu được nữa, dù chỉ sử dụng khoảng 7-8 phút (theo như lời quảng cáo là phải sử dụng 20 phút hoặc hơn) nhưng mũi mình đã có những vết hằn, đỏ,... Chẳng biết hiệu quả đến đâu nhưng mình sợ không dám dùng nữa, chẳng được gì lại mất tiền oan-chị Ngân bức xúc nói.

Theo TS. Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình BV Xanh Pôn, các đối tượng buôn bán dụng cụ làm đẹp, mỹ phẩm qua mạng đã đánh vào tâm lý thích làm đẹp của chị em phụ nữ để rao bán, quảng cáo sản phẩm mà đôi khi trên thực tế thì chất lượng của sản phẩm không đúng như đã quảng cáo. Vì vậy đã có nhiều trường hợp chị em khi mua sản phẩm làm đẹp về sử dụng đã không những không thu được kết quả như ý muốn mà còn bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, TS. Sơn khuyến cáo các chị em hãy là những người tiêu dùng thông thái và biết cách làm đẹp bằng việc chỉ nên mua những sản phẩm làm đẹp ở những cơ sở uy tín, có tên tuổi, thương hiệu rõ ràng và được phép của cơ quan chức năng về kinh doanh, buôn bán các sản phẩm này.
PV

Cũng như chị Ngân, thông qua Internet, chị Trang ở Khương Thượng, Đống Đa đã sở hữu được một chiếc đai cuốn giảm mỡ bụng với giá 35 nghìn đồng. Mới sinh cháu thứ hai, bụng đang còn "dấu vết" của quá trình sinh nở, chị Trang đã sắm ngay chiếc đai cuốn này với mong muốn sẽ có được vòng eo nhỏ hơn, mặc quần áo sẽ đẹp hơn. Tuy nhiên, đáp lại đó chỉ là sự khó chịu, khó khăn trong sinh hoạt. Chị Trang kể: Mới đầu mình thấy chiếc đai cuốn này khá hay, giá cả lại phải chăng nên đã mua để sử dụng. Khi cuốn vào bụng, (do mới sinh cháu nên bụng vẫn còn "sồ xề") một cảm giác thít chặt, khó chịu nhưng mình vẫn cố chịu đựng để mặc đồ được đẹp hơn. Ngày đầu sử dụng để đi làm, mặc dù mặc đồ có đẹp hơn thật nhưng về nhà cởi chiếc đai cuốn ra mình mới thấy tá hỏa, một vết hằn đúng bằng kích thước chiếc đai cuốn, cùng đó, bụng mình xuất hiện những vết đỏ nhìn rất sợ. Sau lần trót dại đó, mình không dám sử dụng thêm một lần nào nữa.

Đai quấn giảm mỡ.

Không cần kiểm định, mặc sức bán

Tham khảo trên một số trang web có thông tin bán những sản phẩm, dụng cụ làm đẹp, chúng tôi nhận thấy hầu hết đó là do cá nhân, tự nhập hàng, đăng tải lên mạng với những lời lẽ và giá cả rất hấp dẫn. Tuy nhiên, không hề tìm thấy thông tin sản phẩm đã được các cơ quan chức năng kiểm định về chất lượng. Theo Vụ Trang thiết bị và công trình y tế-Bộ Y tế, các sản phẩm có xuất xứ từ nước ngoài phải có giấy xuất xứ hàng hóa của nước sở tại gồm chứng chỉ chất lượng sản phẩm và giấy lưu hành sản phẩm. Qua đó, cơ quan chức năng mới kiểm định, tiếp nhận xuất xứ hàng hóa đã được nước sở tại công nhận và các sản phẩm mới được phép quảng cáo. Với quy trình này, khó có thể khẳng định các "chủ hàng" rao bán, quảng cáo hoành tráng trên mạng Internet có đầy đủ, rõ ràng về xuất xứ hàng hóa. Từ đây, điều đáng lo ngại hơn đó là chất lượng của các loại sản phẩm này. Không chắc sắc đẹp và dáng vóc được cải thiện đến đâu, chỉ biết rằng đã có rất nhiều người giật mình, tá hỏa khi trót dại dùng những sản phẩm này.

Dụng cụ làm đẹp trên mạng được chào bán thoải mái như thế này.

Người tiêu dùng, đặc biệt là các chị em cần đặt sức khỏe của bản thân lên hàng đầu. Bên cạnh đó, nên có sự hiểu biết trong việc lựa chọn sản phẩm, dụng cụ làm đẹp nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc.

Suckhoedoisong