Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2010

Giảm béo sau sinh

Tôi 39 tuổi có hai con. Bé gái 28 tháng, bé trai 6 tháng. Sau khi sinh hai bé tôi hay bị chóng mặt, choáng váng, mắt mờ, mỏi, hơi đau đầu. Mang thai bé đầu tôi nặng 50kg (cao 151cm), sau đó tăng 13kg, sinh xong giảm dần còn 58kg. Mang thai bé thứ hai tôi tăng 9,5kg và hiện giờ là 63kg. Tôi muốn giảm cân từ từ, không ảnh hưởng đến việc cho bé bú.

THANH VY

Tập thể dục đi bộ để giảm béo phì sau sinh - Ảnh: N.C.T.

Phụ nữ mang thai hormone thai nghén sẽ tăng cường dự trữ mỡ để chuẩn bị nguyên liệu cho hai “nhà máy sữa” đi vào sản xuất. Nhiều bạn mang thai thực hiện đúng lời khuyên về dinh dưỡng, chỉ tăng chừng 10-12kg thì sau khi lâm bồn lượng mỡ dự trữ này còn tồn đọng dưới da bụng, vùng mông 3-5kg. Nếu ăn vừa đủ thì lượng mỡ này sau một năm mới mất dần, trả lại vóc dáng thon thả ban đầu.

Sau sinh, có bà mẹ ăn mỗi ngày 6-8 bữa cơm, chưa kể uống sữa với lời khuyên “uống sữa mới ra sữa”, chả khác gì “con ong ăn đường thì ra nhiều mật”, và năng lượng thừa được gan tổng hợp mỡ chở đến các “nhà kho” dự trữ. Nơi lỏng lẻo nhất là bụng, vì thế nhiều chị sau sinh bốn tháng lại có “cái bầu” mới chứa toàn mỡ.

Để tránh béo phì sau khi sinh, bạn ăn ba bữa chính đủ bốn nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng) và theo dõi cân nặng, chỉ cần tăng 0,5kg là bạn đã phải giảm ăn đi một chút rồi. Có bạn ngoài ba bữa lại “giặm vá” thêm 1 lít sữa và quan niệm chỉ có cơm gây béo phì còn sữa thì không!

Song song với cách ăn là chuyển động cơ thể bằng cách đi lại, chăm sóc bé, nấu nướng. Bạn có thể đi bộ trong nhà chừng 20 phút, ngày hai lần. Sự chuyển động sẽ giúp tử cung co hồi tốt, sản dịch mau hết. Đừng nằm bất động một chỗ, chờ người nhà bưng cơm tận giường.

Trở lại vấn đề của bạn. Trong hai năm bạn sinh liền hai cháu, không có người phụ giúp, lại ở độ tuổi lớn hơn 35 thì không thể gọi là khỏe được. Rồi thức khuya, dậy sớm, ngủ không đủ, căng thẳng đã khiến các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, choáng váng, mờ mắt xuất hiện. Vì bận rộn với hai đứa bé nên bạn ăn uống không giờ giấc, bữa đói bữa no, ăn vội không kiểm soát được lượng thực phẩm nạp vào.

Stress như vậy làm rối loạn chuyển hóa mỡ và bạn dư 13kg so với trước đây là có cơ sở. Rối loạn chuyển hóa mỡ sẽ tạo cơ hội sinh ra những mảng vữa trong lòng mạch mà mạch não là nơi chúng có thể đóng lại. Thế là khi tim bơm máu, lượng oxy lên não không đủ dẫn tới choáng váng, đau đầu, chóng mặt.

Theo tôi, bạn nên nhờ người nhà phụ giúp trông cháu lớn, có chế độ ăn, ngủ khoa học và tranh thủ vừa chăm con vừa đi bộ trong nhà. Trong giai đoạn cho con bú chỉ cần mỗi tháng giảm 1kg là được.

TS.BS LÊ THÚY TƯƠI - TTO

Hai bé trai song sinh khác bố

Ảnh chỉ có tính minh họa: Islandcrisis.

Một ông bố nghèo ở Istanbul đã gặp sự ngạc nhiên lớn nhất đời mình sau khi phát hiện một trong hai cậu con trai song sinh của anh là con của... anh chàng khác.

Theo tờ Islandcrisis, anh A.K có vài nghi vấn về sự chung thủy của vợ, vì thế anh quyết định cho kiểm tra ADN của hai cậu con trai 3 tuổi. Kết quả gây sửng sốt cho thấy một bé phù hợp với ADN của anh, còn bé kia thì không.

Chuyện kỳ lạ là cả hai bé được cùng một mẹ sinh ra trong cùng ngày. Điều này xảy ra như thế nào? Theo chuyên gia Joëlle Bellaïsch-Allart và giáo sư Rusen Aytac về mặt sinh học, khả năng này là hoàn toàn có thể, dù cực kỳ hiếm.

Thông thường, tinh trùng có thể sống đến 8 ngày trong cơ thể người phụ nữ sau khi giao hợp. Vì thế, nếu người mẹ rụng liền hai trứng, và giao hợp với hai người đàn ông vào hai ngày cách nhau (không quá 7 ngày), thì hai đứa trẻ con của hai ông bố sẽ được tạo ra gần như cùng thời điểm.

Trong trường hợp đặc biệt này, người vợ khốn khổ đang đối mặt với yêu cầu ly dị từ phía người chồng mà chị buộc phải cưới.

VNE

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

Báo động bao cao su giả của Trung Quốc

Bao cao su nhãn hiệu Durex bị làm giả. Ảnh: Mcclatchy newspaper.

Hàng nghìn bao cao su kém chất lượng, nhái những hãng có tên tuổi đã bị thu giữ tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc mới đây. Chúng không hề có tác dụng tránh thai hay phòng các bệnh lây qua đường tình dục.

Tháng 11/2009, lực lượng thanh tra tại tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đã công bố chi tiết về vụ đột nhập bất ngờ vào một cơ sở sản xuất bao cao su. Họ nhận thấy các công nhân đang bôi trơn bao cao su bằng dầu thực vật trong tình trạng không vô trùng, được gán mắc của những hãng có tên tuổi, chất lượng cao như Durex, Rough Rider và Love Card.

Theo tờ Los Angeles Times, đây không phải lần đầu tiên vụ việc này bị vỡ lở. Trong năm 2008, cảnh sát nước này đã đột nhập vào một nhà máy hoạt động trái phép ở tỉnh Chiết Giang và thu giữ 500.000 bao cao su không đạt tiêu chuẩn.

Các quan chức nước này ước đoán khoảng một phần ba trong số các dụng cụ tránh thai được sử dụng là hàng giả. Không một đồ giả nào được vô trùng hoàn toàn và chất lượng thường kém đến nỗi chúng có thể bị hỏng trong quá trình sử dụng. Tất cả đều nguy hiểm.

Chất lượng của những cao su giảm giá không được đảm bảo và chúng có thể rách một cách dễ dàng. Những bao cao su như thế không thể có tác dụng tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Những bao cao su kém chất lượng này không chỉ được bán tại Trung Quốc. Vào năm 2008, các nhà chức trách khu vực New York (Mỹ) đã tịch thu các sản phẩm làm từ Trung Quốc, bao gồm hàng triệu bao cao su mang nhãn hiệu Trojan được bán với giá rất rẻ ở New York, Texas và Virginia.

Ngoài ra, Trung Quốc còn phát hiện một số nhà máy tái chế bao cao su để làm các loại dây buộc tóc giá rẻ. Theo một bác sĩ chuyên khoa da liễu thì mọi người có thể bị lây nhiễm AIDS, sùi mào gà hoặc những bệnh khác nếu họ ngậm dây buộc tóc này vào trong miệng trong khi quấn tóc.

VNE

Khám ngực, bắt mạch... phán có thai

Hễ đầu ngực người đến khám thai có màu đen, lương y khẳng định luôn đã mang bầu rồi kê toa thuốc về tịnh dưỡng. Nhiều người uống thuốc, bụng cũng to nhưng mãi 16 tháng vẫn chưa sinh.
Với lối khám như trên, lợi dụng lòng tin của những người hiếm muộn, hai phòng chẩn trị y học cổ truyền, một trên đường Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận và một có tên Mai Hoa Đường ở quận Gò Vấp (TP HCM), luôn đông khách.

Thuốc dưỡng "thai ảo" bị cơ quan chức năng tịch thu. Ảnh: Cao Lâm.

Nhiều phụ nữ đang mang bụng to như có bầu, cho hay, trong lần khám thai đầu tiên của các chị, lương y phòng khám trên đường Thích Quảng Đức (Phú Nhuận) chỉ bắt mạch qua loa, sau đó xem màu sắc đầu ngực rồi phát thuốc dưỡng thai.

Giải đáp thắc mắc của khách, lương y - cũng là chủ phòng mạch cho rằng, muốn biết ai có thai, chỉ cần nhìn đầu ngực. "Đầu ngực màu đen là đã có thai. Màu đen này không giống với những người vốn có đầu ngực màu sẫm", người này nói.

Sau khi khám, các "thai phụ" được cho toa thuốc với giá vài mươi nghìn đồng, mỗi lần uống kéo dài trong một tuần gồm những những viên thuốc không ghi nhãn mác.

Người đến khám thai và lấy thuốc ở phòng khám này chủ yếu là những người hiếm muộn. Họ đến đây sau khi đi khấn bề trên để được có con tại một đan viện ở quận Thủ Đức. "Không thấy người của phòng khám môi giới, chỉ biết sau khi khấn xong, đám xe ôm giới thiệu ngay địa chỉ này", chị Huệ, nhà ở Long An nói.

Theo lời đồn, dòng người lũ lượt tìm đến phòng khám ở Phú Nhuận. Điều đáng nói là với suy nghĩ việc cầu con phụ thuộc vào đức tin, nên khi đến khám, các phụ nữ thường không quá quan tâm đến cách lương y xem xét ngực, mà điều cần nhất là sau khi uống, bụng có to thật.

Cùng nội dung hoạt động, phòng khám Mai Hoa Đường do bà Nguyễn Thị Mai Hoa làm chủ cũng luôn đông kín khách. Không căn cứ vào màu sắc đầu ngực, nhưng việc chẩn đoán thai tại đây cũng sơ sài.

Nắm tâm lý khách vừa đi đến điểm "cầu có con", lương y của Mai Hoa Đường xác định thai bằng phương pháp bắt mạch sau đó bán thuốc dưỡng thai. Tuy nhiên, phần lớn người đến khám, sau 9 tháng 10 ngày, bụng khá to nhưng chưa sinh, vội đến bệnh viện kiểm tra mới biết: Cái thai thực chất chỉ là mỡ. Một số khác phát hiện mình bị u xơ. Đặc biệt, chị Linh, nhà ở Củ Chi, hai năm sau khi đi cầu và uống thuốc dưỡng thai mà vẫn chưa sinh. Nhiều chị "có thai" nhưng vẫn có kinh nguyệt.

Kết quả siêu âm cho thấy, trong bụng các "sản phụ ảo" không có thai nhi. Ảnh: Cao Lâm.

Trước những sai phạm trên, trưa 28/1, Sở Y tế TP HCM đã ra quyết định đóng cửa hai phòng khám "bầu ảo" và rút phép hành nghề vĩnh viễn đối với hai lương y nói trên. Theo một cán bộ thanh tra, việc chẩn đoán thai của hai lương y là hoàn toàn phản khoa học.

Đại diện Thanh tra Sở Y tế TP HCM cho rằng, họ vẫn chưa tìm được mối liên quan giữa nơi cầu nguyện và điểm bán thuốc dưỡng thai ảo. Chỉ biết rằng việc cầu khấn có con là lòng tin, cơ quan chức năng không thể can thiệp. Còn việc khám ẩu, bán thuốc dưỡng thai khi người khác không có thai thì phải xử lý nghiêm.

Về góc độ chuyên môn và thực hư chuyện đi khấn có bầu, ngoài những trường hợp lẳng lặng, Bệnh viện phụ sản Từ Dũ cho hay, chỉ từ tháng 5/2009 đến nay đã có 12 trường hợp đi "cầu có con" đến bệnh viện khám thai với cái bụng to nhưng bên trong không hề có con.

Theo bác sĩ Nguyễn Thái Hà, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Từ Dũ, đặc điểm của những "bà bầu ảo" là khi đứng thấy bụng lớn nhưng lên nằm trên bàn khám thì bụng bé và không căng cứng như người có bầu thật. Hầu hết các trường hợp sau khi khám không thấy có con, bác sĩ yêu cầu đến phòng siêu âm thì về luôn vì cho rằng làm như thế là vi phạm đức tin.

Giải thích việc tại sao không có bầu mà bụng to, các bác sĩ chuyên khoa sản cho rằng, có thể do các "bà bầu" đã uống loại thuốc dưỡng thai có tác dụng kích thích ăn uống và giữ nước. Còn việc một số người thấy mất kinh nguyệt là do tâm lý hoặc trục trặc nội tiết.

"Người có thai thật có thể dùng thuốc đông y dưỡng thai, nhưng chắc chắn không có chuyện vợ chồng không quan hệ tình dục, hoặc trong hai vợ chồng đã được xác định vô sinh mà lại mang thai chỉ nhờ việc cầu nguyện và uống thuốc", một bác sĩ nói.

VNE

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010

Dễ lây bệnh lúc thử quần áo khi mua

Phân tích 14 mẫu quần áo gồm nhiều chủng loại, từ bình dân đến cao cấp, người ta phát hiện dấu vết của phân, chất tiết âm đạo, nhiều loại vi khuẩn và thậm chí cả virus gây tiêu chảy.

Ảnh minh họa.

Một nghiên cứu quy mô nhỏ do TS Philip Tierno, Giám đốc chuyên ngành vi trùng học, ĐH NewYork thực hiện theo đơn đặt hàng của kênh truyền hình Mỹ ABC cho thấy, quần áo bày bán trong các cửa hiệu thời trang mang rất nhiều vi khuẩn và mầm bệnh.

Qua phân tích 14 mẫu quần áo, bao gồm nhiều chủng loại, từ bình dân đến cao cấp, người ta phát hiện dấu vết của phân, chất tiết âm đạo, nhiều loại vi khuẩn và thậm chí cả virus gây tiêu chảy. Các mầm bệnh này cũng có mặt trên các vật dụng ở phòng thử đồ và các sản phẩm do người mua trả lại.

Theo TS Tierno, đa số những người bình thường, khoẻ mạnh ít có nguy cơ lây nhiễm bệnh do thử quần áo trước khi mua.

Tuy nhiên, nguy cơ vẫn có thể xảy ra nếu bạn mặc thử những món đồ trông nhàu nát, bẩn thỉu hoặc ẩm ướt vì mồ hôi, dấu hiệu cho thấy chúng đã bị quá nhiều người thử hoặc được bảo quản trong điều kiện kém vệ sinh.

Cũng không nên thử đồ lót và áo thun. Quần áo mới mua nên giặt bằng nước nóng và phơi ở nơi khô thoáng trước khi mặc.

Cách làm này vừa giúp tiêu diệt mầm bệnh, vừa giúp loại bỏ bớt dư lượng các hóa chất độc hại có thể được dùng để bảo quản quần áo.
Theo Bee

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010

Hết nhiều loại văcxin dịch vụ

Ngày 25-1, một bạn đọc cho biết đã bốn lần đưa vợ đến Viện Pasteur TP.HCM chích ngừa rubella nhưng đều được nhân viên của viện trả lời hết thuốc.

Viện Pasteur TP.HCM xác nhận hiện nay viện đã hết toàn bộ văcxin dịch vụ ngừa sởi, quai bị, rubella (loại chích một mũi phòng ba bệnh).

Ngoài ra, một số văcxin dịch vụ khác cũng đã hết là văcxin viêm gan siêu vi A ở trẻ em; văcxin bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt; văcxin viêm não mô cầu; văcxin chích một mũi phòng sáu bệnh (bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan siêu vi B, HIB).

Văn phòng đại diện hai công ty Aventis Pasteur và MSD tại TP.HCM cho biết có thể sau tết các loại văcxin trên mới có trở lại.

TTO

WHO “không thổi phồng dịch cúm A/H1N1 để trục lợi”

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 25-1 đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc cho rằng tổ chức này đã cấu kết với các hãng dược phẩm thổi phồng mối nguy hiểm của virus cúm A/H1N1 để trục lợi.

Họ cũng bác bỏ những cáo buộc cho rằng WHO "vô trách nhiệm" khi "dựng" lên một đại dịch cúm A/H1N1 giả.

WHO bị cáo buộc đã cấu kết với các hãng dược phẩm thổi phồng mối nguy hiểm của virus cúm A/H1N1 để trục lợi - Ảnh: AP

Phát biểu với báo giới, người phát ngôn của WHO Gregory Hartl nói tổ chức này luôn luôn "rất đúng mực và nghiêm túc" khi mô tả dịch cúm A/H1N1 là bệnh thể nhẹ mà rất đông người mắc phải.

Theo ông, dưới góc độ khoa học, “dịch cúm A/H1N1 thực sự là một đại dịch và việc không mô tả nó như là một đại dịch cho công chúng biết mới là vô trách nhiệm”.

Ngày mai 26-1, các quan chức WHO sẽ ra điều trần trước Hội đồng nghị viện của Hội đồng châu Âu sau khi bị nghi ngờ đã tuyên bố dịch cúm A/H1N1 là đại dịch dưới sự ‘tác động thái quá” (của các công ty dược).

TƯỜNG VY (Theo Canadian Press) - tuoitre

Bệnh viện tâm thần không còn chỗ... nén!

Để kịp giao mặt bằng cho việc thi công đại lộ Đông - Tây, tháng 9-2005 Bệnh viện Tâm thần TP.HCM (192 Hàm Tử, Q.5) đã phải phá hàng rào, cắt bỏ toàn bộ khu vực phía trước (diện tích bệnh viện còn khoảng 1.700m2).

Một cơ sở vừa cấp cứu, khám ngoại trú cho trên 300 bệnh nhân/ngày, giám định sức khỏe tâm thần 60-100 người/ngày nên luôn quá tải (trước đây có 200 giường điều trị nội trú, nay chỉ còn 50-60 giường).

Căngtin bệnh viện khoảng 20m2. Trước đây nơi này là đường đi, nay được làm mái che. Bác sĩ, nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân... cùng ăn uống ở nơi khi có cơn gió lốc thì bụi đường đang xây dựng ở đại lộ Đông - Tây tha hồ cuốn vào!

Do mặt bằng quá chật nên sau giai đoạn cấp cứu, bệnh viện phải chuyển bệnh nhân lên cơ sở Lê Minh Xuân.

Kinh phí cắt bỏ tiếp phần mặt tiền và sửa chữa lại bệnh viện tổng cộng khoảng 2,2 tỉ đồng được duyệt từ tháng 11-2004, nhưng đến nay sau quá nhiều thủ tục nhiêu khê và hai lần đấu thầu đều thất bại. Hơn 150 cán bộ, nhân viên của bệnh viện và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân phải sống và khám chữa bệnh trong môi trường vô cùng chật chội, nóng bức và bẩn thỉu. Nhiều người nhà đưa bệnh nhân đến đây quá sợ hãi đã phải đưa về. Một số nhân viên ở bệnh viện đã bỏ việc, có bác sĩ đùa mà nghe xót xa rằng: “Chúng tôi chưa bị tâm thần là còn may!”.

Bệnh nhân và người nhà nằm dạt một góc sân không có mái che để trốn nắng

Phòng của hộ lý thêm chức năng chứa đồ linh tinh của khu khám bệnh!

Một bệnh nhân nam và người thân tại khoa nam. Mặt bằng được tận dụng tối đa với giường bệnh kê ở các góc khuất, vách được ngăn bằng lưới B40 và bạt nilông thủng!

Một phòng khám khoảng 15m2, kê hai bàn khám. Cùng thời điểm có 11 người, bác sĩ và bệnh nhân chen nhau trong căn phòng chật hẹp
Tuoitre

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2010

Cô gái bị chứng 'cuồng' ăn sau khi thất tình

Ảnh: cache1.asset-cache.net.

Sau khi bị thất tình, một phụ nữ Trung Quốc đã mắc phải chứng bệnh rất lạ, lúc nào cũng thèm ăn. Cô thậm chí ăn uống cả chục lần mỗi ngày mà vẫn không hết cơn đói.

Tiểu Dục, 24 tuổi ở thành phố Đại Liên, Trung Quốc năm ngoái đã đem lòng yêu một anh bạn đồng nghiệp và cô cũng không hề dấu diếm tình cảm của mình, công khai theo đuổi anh này.

Trong khi đó, bạn trai của Tiểu Dục dường như không mấy có cảm tình với cô nên thái độ lúc nào cũng lơ lửng, thậm chí hai người còn thường xuyên xảy ra tranh cãi. Mỗi lần như vậy, Tiểu Dục đều rất đau khổ và cô lại ăn ngấu nghiến bất kỳ thứ gì đó trên bàn như kẹo, bánh, hoa quả…để kìm nén sự tức giận cũng như nỗi thất vọng của mình.

Thật không ngờ, thói quen đó đã trở thành một căn bệnh khó chữa, khiến Tiểu Dục bao phen khổ sở. Cô gái này lúc nào cũng phải mang theo đồ ăn trong người, vừa ăn ngơi miệng đã cảm thấy đói, thậm chí đang khám bệnh cũng phải dừng lại để “tiếp nhiên liệu” cho chiếc dạ dày.

Mạng “Tin tức Trung Quốc” dẫn lời bác sỹ tâm lý đang điều trị bệnh của cô gái này cho biết, Tiểu Dục do bị thất tình, rơi trạng thái tuyệt vọng và trống trải sau khi cãi nhau với bạn trai nên đã sử dụng đồ ăn như một phương tiện để lấp chỗ trống trong lòng cũng như giải tỏa áp lực tâm lý, tinh thần…Hành động này lặp đi lặp lại trong một thời gian dài khiến cô dần bị phụ thuộc vào thói quen ăn uống.

Vietnamplus

Nam sinh viên treo cổ tại trường

Chiều 24/1 các sinh viên cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ (Hải Dương) hoảng hốt khi phát hiện một người treo cổ trên sân thượng tòa nhà 5 tầng của trường.

Sáng nay, Hiệu phó CĐ Công nghiệp Sao Đỏ Trần Văn Phong xác nhận, đây là nam sinh viên của trường. Nguyên nhân vụ việc đang được công an Hải Dương điều tra.

ông Đỗ Văn Khách, Trưởng phòng PC14 Công an Hải Dương cho hay, đang phối hợp với công an huyện Chí Linh cùng các cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi. "Trên người nạn nhân không có tác động của ngoại lực", ông Khách nói.

Cũng theo ông Khách, điều tra ban đầu cho thấy, nam sinh này tự tử do tiêu cực bản thân. Chị gái của nạn nhân cũng cho hay, em trai từng tâm sự về việc chán nản do thất bại trong cuộc sống.

VNE

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2010

Cản bô xe máy inox gây đứt chân bán tràn lan

Đủ loại giá, chỉ ghi nhãn hiệu chứ không ghi địa chỉ sản xuất, những tấm cản bô xe máy làm bằng inox mỏng tang, sắc lẻm được bán ở khắp các cửa hàng "đồ chơi" xe máy trên đường Nguyễn chí Thanh, quận 10, TP HCM.

"Mua đi anh, tấm cản nhiệt bô xe bằng inox cho Air Blade này chỉ có 35 nghìn. Bảo đảm gắn vào nhìn sẽ bóng loáng", thấy một người khách tỏ ý muốn mua, một thiếu niên bán hàng giới thiệu.

Tấm cản bô inox loại mỏng dễ gây tai nạn được bày bán tại hàng trăm cửa hàng ở TP HCM. Ảnh: Thiên Chương.

Người khách trỏ một tấm cản bô khác không lấp lánh bằng nhưng có chạm hoa văn tinh tế hơn để hỏi giá, người bán hàng cho biết, loại này bán với giá 120 nghìn. "Loại này đặc biệt anh ạ, không chỉ đẹp hơn, bền hơn, mà còn khó móp méo khi va chạm bởi inox dày hơn", cậu bán hàng nhanh nhẩu nói. Thấy khách còn lưỡng lự, chú nhỏ lôi tiếp gần 5 loại cản bô khác với giá khác nhau, hầu hết đều không ghi nơi sản xuất mà chỉ được người bán treo trên kệ hoặc cho vào túi nilông.

"Có bảo hành không em, anh thấy người ta đồn gắn miếng này vô dễ gây đứt chân, có loại nào an toàn không", khách hỏi.

Nghe đến đây, bà chủ bước giải thích với khách rằng, đây chỉ là mặt hàng trang trí, gắn chơi cho đẹp nên không bảo hành. Thêm nữa, nếu muốn mua loại an toàn thì tốt nhất chọn loại có kết cấu inox dày hơn mà mua.

Quan sát của VnExpress.net, ngoài tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, tại chợ Tân Thành (quận 5) - chợ chuyên bán thiết bị, phụ tùng xe máy của TP HCM - tình hình mua bán diễn ra tương tự. Hầu hết các cửa hàng đều treo sản phẩm trên các quầy kệ, rất ít mặt hàng có thương hiệu và ghi nơi sản xuất. Giá bán cũng vô chừng.

Anh Dũng, chủ một cửa hàng tại chợ Tân Thành, nơi chuyên kinh doanh đồ chơi xe máy, cho rằng, độ dày mỏng của tấm cản nhiệt inox đúng là quan trọng, bởi càng mỏng thì càng sắc, tuy nhiên có lẽ nơi sản xuất chưa nghĩ đến khả năng gây tai nạn của tấm chắn bô xe inox.

"Cũng có những loại xe mà nhà sản xuất đã thiết kế sẵn tấn chắn bô bằng inox nhưng nếu quan sát kỹ, ta sẽ thấy phần mép tấm chắn được uốn cong hoặc ôm sát vào thân bô hoặc mép rất dày. Điều này đã làm giảm khả năng gây tổn thương khi va quẹt", anh Dũng nói.

Anh Xuân, một người kinh doanh mặt hàng này tại đường Nguyễn Trãi, quận 5, thì cho rằng những loại xe có kết cấu bô hướng ra ngoài như Air Blade, tốt nhất không nên gắn vì quá nguy hiểm.

"Tuy là người bán nhưng do con tôi cũng một lần bị nạn nên tôi tháo luôn không gắn cho xe mình nữa. Còn khi có khách đến mua, tôi luôn cẩn thận lắp thật kín phần để mép tấm chắn không bị vênh ra ngoài", anh Tuấn cho biết.

Còn theo nhiều khách hàng đến lắp tấm cản bô, ngoài chuyện làm đẹp, tấm cản bô inox còn có thể che đi những vết trầy xước của tấm cản bằng nhựa nguyên thủy của xe, đồng thời khi va chạm cũng ít bị vỡ như tấm chắn bằng nhựa.

Theo các nhân viên kỹ thuật ở các cửa hàng xe gắn máy có thương hiệu trên thị trường như Honda, Yamaha, SYM, khi cho ra đời một sản phẩm nào đó, nhà sản xuất đã tính toán từng chi tiết nhỏ của xe, nhất là tính an toàn đối với người dùng và môi trường.

"Việc gắn thêm các phụ kiện mang tính trang trí hoàn toàn là do nhu cầu của người sử dụng. Chính vì thế, khi "chế" thêm những món đồ này, ngoài việc làm đẹp, cần phải lưu ý tính an toàn", Toàn, một nhân viên kỹ thuật tại một cửa hàng Honda nói.

Về vấn đề quản lý việc kinh doanh các sản phẩm trang trí xe máy làm bằng inox, đại diện Chi cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết, trong năm qua chưa có vụ xử lý nào đối với mặt hàng này.

Cũng theo ông này, quản lý thị trường chỉ vào cuộc khi phát hiện được những dấu hiệu sai phạm. Còn khi xe cộ gây tai nạn thì trách nhiệm xử lý thuộc về phía cơ quan công an.

Thời gian qua tại TP HCM, nhiều người đi đường phải nhập viện cấp cứu vì tấm cản bô xe bằng inox. Vết cắt thường rất sắc "ngọt", vị trí thường thấy là các ngón chân. Tình huống dẫn đến tai nạn xảy ra khi hai xe máy chạy song song trên đường phố đông đúc và chân người ngồi xe này này trót va vào mép bô xe bên cạnh.

VNE

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2010

Ngộ độc bánh mì, hơn 150 người nhập viện


Vài giờ sau khi ăn bánh mì tại quán vỉa hè ở thị trấn Chợ Lầu, 158 người, chủ yếu là học sinh tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, cùng có triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Một em gái 13 tuổi đã tử vong.

Theo Sở Y tế Bình Thuận, những ca ngộ độc nhập viện lần lượt trong hai ngày 17 và 18/1. Hàng trăm bệnh nhân sáng nay vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Bình Thuận. Một số trường hợp nặng đã được chuyển đến TP HCM.

Trao đổi với các bác sĩ, những bệnh nhân cho hay, họ cùng mua bánh mì thịt ở một quán vỉa hè trước UBND huyện Bắc Bình. Ăn xong khoảng vài giờ thì thấy đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy dữ dội.

Dù trong ngày 17/1, vài chục người đã có biểu hiện ngộ độc, song đến ngày 18/1, hàng trăm chiếc bánh mì của hàng này vẫn được bán ra. Đặc biệt, có gia đình hàng chục người cùng ăn bánh mì và có chung triệu chứng phải nhập viện.

Trường hợp tử vong là một học sinh lớp 7 (trước đó có ăn bánh mì), hiện được hội đồng y khoa xem xét yếu tố liên quan. Theo các bác sĩ, đây là ca nhập viện trong tình trạng sức khỏe nguy kịch, dù được cấp cứu tích cực nhưng không qua khỏi. Bệnh nhân là người có sẵn bệnh lý về máu.

Sở Y tế Bình Thuận cho hay, các mẫu bánh mì và dịch thải của bệnh nhân đã được mang đi xét nghiệm nhằm xác định rõ nguyên nhân ngộ độc. Nghi ngại ban đầu từ phía các nhà chuyên môn, ngộ độc có thể do các loại thịt chả hoặc đồ chua được nơi bán cho vào bánh mì.

VNE

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2010

GIEO MẦM NHÂN ÁI, VUN ĐẮP TƯƠNG LAI LẦN II


Ba tháng qua đi, tiếp tục thực hiện cam kết tài trợ lâu dài nguồn dinh dưỡng đầu đời cho trẻ em kém may mắn, những anh chị thực hiện Chương trình “GIEO MẦM NHÂN ÁI, VUN ĐẮP TƯƠNG LAI” của công ty Mead Johnson lại đến với các em nhỏ mồ côi, kém may mắn tại Mái ấm Mai TâmTrung tâm Diệu Giác để tiếp tục trao tặng đợt 2 nguồn dinh dưỡng đầu đời hỗ trợ phát triển đầu đời và thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các em.

Ấn tượng ngày trở lại

Khác với lần tài trợ đầu tiên hồi tháng 9/2009, ấn tượng nhiều nhất đối với những người làm chương trình đó chính là sự thay đổi rất nhanh chóng về thể chất và tinh thần của các bé như bé Tuyền, Thịnh, Lộc, Vân…Nhìn ánh mắt trong veo và lấp lánh niềm vui của các em, ít ai có thể nghĩ rằng, ngay từ những ngày thơ ấu các em đã phải rất chịu nhiều thiệt thòi và thiếu thốn so với các bạn bè cùng trang lứa

Tuyền đến với Mái ấm Mai Tâm khi còn ẵm ngữa trên tay. Em mặc dù có cha có mẹ nhưng lại không được chăm sóc và nuôi dưỡng đầy đủ như bao nhiêu đứa trẻ khác, bởi cha em lâm vào con đường nghiện ngập, mẹ thì không đủ khả năng nuôi con. Vậy nên, sức khỏe em rất yếu, lại thường xuyên đau ốm. Thời gian đầu, các sơ phải vất vả và giành rất nhiều thời gian để chăm lo cho em. Mặc dù Tuyền vẫn lớn lên và giờ đã 2 tuổi nhưng em lại là đứa trẻ ốm yếu, nhút nhát và tỏ ra ù lì. Thương, nhưng các sơ cũng không biết làm cách nào khi mà điều kiện của mái ấm vẫn còn nhiều hạn chế. Và rồi, khi tiếp nhận nguồn dinh dưỡng tài trợ và sự chăm sóc từ chương trình “GIEO MẦN NHÂN ÁI, VUN ĐẮP TƯỜNG LAI” của Mead Johnson, Tuyền bắt đầu có những thay đổi. Chỉ mới hơn 3 tháng được áp dụng chế độ dinh dưỡng từ chương trình, Tuyền tỏ ra hoạt bát và tinh nghịch hơn rất nhiều. Các Sơ vẫn thường nói đùa với nhau rằng: “Từ ngày được uống sữa đều đặn, Tuyền nhanh nhẹn và quậy hơn trước rất nhiều”. Điều này cũng là niềm vui lớn đối với các sơ tại mái ấm.

Ảnh: Đại diện công ty Mead Johnson trao tặng sữa cho mái ấm

Không như Tuyền, may mắn còn có cha, có mẹ, Thịnh đến với Trung Tâm Diệu Giác khi chỉ là một đứa trẻ sơ sinh mồ côi 2 ngày tuổi. Em lớn lên trong vòng tay thương yêu và chở che của các mẹ, các cô trong trung tâm. Nhưng, vì không được cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ ngay từ những ngày đầu tiên chào đời, Thịnh lớn lên trong sự ốm yếu, bệnh tật liên miên, tay chân thường bị ra mồ hôi trộm. Em rất ít khi tham gia chơi cùng các anh chị em trong trung tâm mà thường ngồi một chổ để nhìn các anh chị, các bạn chơi đùa. Chính những điều này đã khiến em trở thành đứa trẻ khép kín và ít vận động, ít giao tiếp. Vậy mà giờ đây, Thịnh tỏ ra lanh lẹ hơn rất nhiều, lại tỏ ra rất thích uống sữa (trước đây, em không thích sữa). Em vẫn thường nói với các mẹ mỗi lần uống sữa rằng: “Mẹ ơi! Con muốn uống nữa”. Em cũng bắt đầu khỏe mạnh hơn, tham gia chơi đùa với bạn bè và học rất nhanh. Nhìn em, ai cũng thương và vui mừng vì từ đây, em đã có thể phát triển khỏe mạnh.

Và còn rất rất nhiều trường hợp khác như: bé Vân, Bé Thiên Sơn, bé Kathy, Sami…. đều có những thay đổi rõ rệt từ sau khi nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ chương trình “GIEO MẦM NHÂN ÁI, VUN ĐẮP TƯƠNG LAI”. Đó là một dấu hiện đáng mừng và là niềm hy vọng cho một tương lai vững vàng hơn phía trước giành cho các em.

Ảnh: Các bạn nhỏ vui sướng khi được tặng sữa Enfa


…Và cam kết hỗ trợ sự phát triển đầu đời tốt nhất cho trẻ em kém may mắn

Khởi xướng bởi công ty Mead Johnson Nutrition Việt nam, Chương trình “GIEO MẦM NHÂN ÁI, VUN ĐẮP TƯƠNG LAI” được thành lập để bù đắp các thiếu hụt của các trẻ em kém may mắn tại Việt nam, thông qua việc hỗ trợ nguồn dinh dưỡng sữa bổ sung đầu đời dài hạn và thăm khám sức khỏe định kỳ trong suốt giai đoạn đầu đời của trẻ. Mục tiêu của chương trình là giúp tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời - giai đoạn mang tính quyết định cho sức khỏe và trí tuệ sau này trẻ em.

Nhận biểu trưng từ chương trình, Cha Phương Đình Toại, Mái ấm Mai Tâm không khỏi xúc động: “Đây là lần thứ hai mái ấm nhận được sự hỗ trợ đầy ý nghĩa và thiết thực từ chương trình “GIEO MẦM NHÂN ÁI, VUN ĐẮP TƯƠNG LAI” của Mead Johnson, và là lần đầu tiên nhận được sự tài trợ dài hạn và thường xuyên từ một chương trình nhân đạo. Mái ấm là nơi tiếp nhận và nuôi duỡng trẻ em mồ côi kém may mắn khi mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Chính vì vậy, cùng với việc được chăm sóc và được cung cấp một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp ngay trong những năm đầu đời mang ý nghĩa đem đến cho các em một sự khởi đầu tốt đẹp nhất. Với những gì mà chương trình đã, đang và sẽ mang lại cho mái ấm, tôi tin rằng, các cháu sẽ có thêm nhiều cơ hội để vượt qua bệnh tật và phát triển khỏe mạnh, thông minh như bao nhiêu trẻ em may mắn khác”

Đó không chỉ là hy vọng của Cha Toại mà đó còn chính là mong muốn và là mục đích cam kết ngay từ đầu của chương trình khi tìm đến với các em.

Blog sức khỏe (Tháng 1 /2010)

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2010

Cứu một cháu bé khỏi tay tử thần 'máu trắng'

Sau gần 8 tháng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, một bé trai 5 tuổi ở Hưng Yên đã chiến thắng căn bệnh ung thư máu quái ác, một thể ung thư tủy rất hiếm gặp ở trẻ dưới 10 tuổi.

Bệnh khó chữa, tỷ lệ tử vong cao nên các bác sĩ thường bỏ, không điều trị.

Tháng 4 năm ngoái, chị Thúy, mẹ bé Tuấn, thấy con chảy máu mũi rất nhiều, bịt mũi lại thì lại thấy con ói ra máu. Hoảng quá, chị đưa con vào bệnh viện tỉnh khám. Nhưng các bác sĩ không xác định được là do đâu nên chị đưa con vào bệnh viện nhi trong TP HCM khám thì các bác sĩ bảo cháu bị ung thư máu tủy thể M3.

"Lúc nghe tin, chân tay tôi như rụng rời. Có mỗi cậu con trai mà lại như thế, chị gái cháu đã 10 tuổi rồi mà có thấy bị bệnh gì đâu. Trước đó, cháu không hề có biểu hiện gì bất thường", chị Thúy cho biết.

Không tin con mình bị bệnh, một căn bệnh nan y không chữa được, vợ chồng chị đưa con đi khám gần hết các bệnh nhi, chuyên khoa ung thư suốt gần 2 tháng. Thế nhưng, mỗi lần rời một bệnh viện, nỗi tuyệt vọng trọng chị lại càng lớn hơn.

"Càng ngày, tôi càng cảm thấy án tử hình của con treo lủng lẳng trước đầu. Tia hy vọng cứu con càng trở nên vô vọng. Dù vào nam hay ra bắc, câu trả lời vẫn chỉ là 'không chữa được, cháu yếu quá'", chị Thúy tâm sự.

Từ mấy ngày hôm nay, hai mẹ con chị đã chộn rộn chuẩn bị về nhà. Ảnh: N.P.

Dù thế, gia đình chị vẫn cố vớt vát, vay mượn tiền đưa con vào viện để truyền máu, kéo dài sự sống bằng nào hay chừng ấy. Đến khi, các bác sĩ ở khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai nói sẽ thử chữa cho cháu, chị cũng không tin và cũng không dám thử.

"Bao nhiêu bác sĩ ở các bệnh viện lớn đều nói không chữa được, liệu mình có nên thử hay không? Liệu mình có nên tốn tiền thêm mà không biết liệu con có khỏi được hay không?", câu hỏi khiến hai vợ chồng chị đắn đo mãi.

"Nhưng rồi cuối cùng, chúng tôi quyết định thử và cũng xác định từ trước một mất một còn. Các bác sĩ thậm chí còn bảo 'trong khi điều trị, cháu có thể chết bất kỳ lúc nào', nhưng thôi thì cứ thử một lần, đặt cược số phận của con", người mẹ kể lại.

Ngày 8/6/2009, Tuấn vào khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. Các bác sĩ thử điều trị trong một tuần đầu tiên. Rất may, điều các bác sĩ dự báo bé có thể tử vong ngay trong quá trình điều trị đã không xảy ra. Thế nhưng, bé lại bị tác dụng phụ do việc dùng hóa chất dẫn đến suy, tiểu cầu giảm, sức đề kháng giảm dẫn đến bị nhiễm trùng huyết.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Bàng, Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vì phát hiện kịp thời nên sau 2 tuần điều trị thì bệnh nhi đã khỏi. Đến nay, sức khỏe của cháu đã ổn định.

Chiều 18/1 bé được xuất viện. Sau mấy tháng điều trị ở viện, Tuấn cũng lên được 6 cân. Cậu bé ngày mới đầu vào viện còn kêu đau chân, mệt mỏi, chỉ nặng 17 kg giờ đã cười nói vui vẻ, chạy nhảy khắp phòng.

"Dù sao tôi vẫn thấy gia đình mình thật may mắn vì con còn cứu được. Cùng nằm phòng với bé, đã có không ít gia đình ngậm ngùi tiễn đưa con. Mình còn có ngày đưa con ra viện đã là mừng lắm rồi", chị Thúy vừa cười vừa nói.

Tiến sĩ Bàng cũng cho biết, ca bệnh của bé Tuấn vừa hiếm gặp vừa khó chữa. Bệnh ung thư máu ở trẻ hay gặp nhất là bạch cầu cấp, gồm 2 loại: dòng tủy và dòng lympho. Trong đó, dòng lympho thì chữa dễ hơn vì bệnh nhạy cảm với hóa chất. Còn dòng tủy (hay ung thư tủy), chỉ chiếm khoảng 30% nhưng điều trị khó vì kháng thuốc, tỷ lệ tử vong rất cao. Chính vì tiên lượng bệnh xấu nên đến nay, các bác sĩ thường không điều trị những trẻ bị bệnh này.

"Trong đó, trẻ dưới 10 tuổi bị ung thư tủy thể M3 như cháu Tuấn càng hiếm. Bệnh nguy hiểm ở chỗ bé có thể chết bất kỳ lúc nào vì rối loạn đông máu", tiến sĩ Bàng cho biết.

Tuy nhiên, gần đây, các nước trên thế giới mới phát hiện ra có khả năng chữa được thể này, với việc sử dụng thuốc all-trans retinoic acid (tiền vitamin A). Thuốc này có tác dụng làm cho cơ thể không sinh tế bào ung thư, tạo điều kiện sinh tế bào bình thường.

Tỷ lệ thành công cực kỳ cao, nhưng chủ yếu ở trẻ 10 tuổi trở lên, trẻ nhỏ tuổi hơn thì ít gặp. Tại Việt Nam, Viện Huyết học và truyền máu trung ương cũng đang chữa, hiệu quả tốt, nhưng mới chỉ ở người lớn, tiến sĩ Bàng cho biết.

"Chúng tôi đã đắn đo rất nhiều trước khi quyết định thử vì nguy cơ trẻ tử vong hoàn toàn có thể xảy ra. Đang bình thường thì không sao nhưng can thiệp vào bệnh nhi có thể chết ngay. Đây là lần đầu, chúng tôi chữa thành công cho một trẻ bị ung thư máu thể tủy", tiến sĩ Bàng chia sẻ.

Bé sẽ phải tiếp tục điều trị theo lộ trình 6 tháng nữa, mỗi tháng vào viện một lần, mỗi lần điều trị 5 ngày. Tình hình bệnh của bé đã lui dần, nhưng cũng theo bác sĩ không biết bao giờ bệnh sẽ tái phát vì đây là ca đầu. Tuy nhiên, theo các tài liệu thì bênh có thể tái phát nhưng muộn, có trường hợp không tái phát.

Chàng thanh niên bị nấc... 2 năm rưỡi

Chris Sands từng khốn khổ vì những cơn nấc hành hạ anh triền miên suốt hơn 2 năm ròng, khiến anh thậm chí không ăn, không ngủ được. Ảnh: BBC.

Chris Sands đã thử mọi cách, từ yoga, thôi miên, châm cứu, giác hơi, ăn mù tạc, uống giấm đến cách đơn giản mà ai cũng biết là uống nước, song cơn nấc vẫn hành hạ suốt 2,5 năm trời. Giờ đây, cuối cùng anh đã được giải thoát.

Chris, một nhạc sĩ 26 tuổi người Anh, bị nấc lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2006. Sau khi tình trạng này kéo dài vài ngày, anh bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân. Khi biết rằng nấc có thể liên đến u não, anh đã đến gặp bác sĩ.

"Họ nói, đừng lo lắng về điều đó, có thể chỉ là liên quan đến chứng ợ nóng của anh thôi", Chris kể lại.

Cơn nấc biến mất, nhưng trở lại vào tháng 2/2007.

Hai năm sau đó là chuỗi ngày tìm kiếm cách chữa vô vọng, khiến anh gần như bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài. Trục trặc này khiến anh không thể làm việc, lái xe, ăn uống, thậm chí cả ngủ, và tất nhiên không thể có bạn gái.

BBC cho biết trong thời gian đó, Chris xuất hiện trên truyền hình ở cả Anh và Nhật Bản. Biết chuyện, một bác sĩ người Nhật đã đề nghị anh đến để khám bệnh, nhằm tìm cách chữa cho anh.

Vị bác sĩ này đã thử một loạt liệu pháp trong vòng một tuần, mà theo lời Chris là "ông ấy thích tra tấn mọi người", đồng thời đề nghị cả những cách kỳ dị như cắm kim vào cổ bệnh nhân, và Chris đã từ chối.

Không lâu sau đó, anh lại bay đến Nhật, theo lời mời của một chương trình tại Nhật, và gặp được chuyên gia về nấc, người đã nghiên cứu nhiều năm vấn đề này. Việc scan não đã cho thấy anh có một khối trên thân não. Các bác sĩ tin rằng chính khối u này đã gây ra tình trạng nấc triền miên.

Chris đã quay trở về Anh để thực hiện phẫu thuật. Ca mổ cuối tháng 9 năm ngoái đã cắt bỏ 2/3 khối u của anh. Và cơn nấc cũng đã giảm xuống. 4 tháng sau phẫu thuật, hiện tình trạng của anh đang tiến triển tốt.

Anh nói: "Tôi không oán trách ai cả, nhưng giá như bác sĩ ở Anh chịu scan não cho tôi thì đã phát hiện khối u từ lâu".

80% mẫu hạt dưa, ớt bột chứa chất gây ung thư

Đó là kết quả xét nghiệm trên 50 mẫu thực phẩm được Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia thực hiện trước dịp tết cổ truyền. Có ít nhất 80% các mẫu ớt bột, hạt dưa được gửi đến viện sau xét nghiệm đều chứa Rhodamine B - chất nhuộm màu cực kỳ độc hại có thể gây ung thư.

Bà Lê Thị Hồng Hảo - Ảnh: N.Hà

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Lê Thị Hồng Hảo - phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm ATTP quốc gia - cho biết:

- Ngoài những mẫu viện chủ động lấy trên thị trường, nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Huế, Hải Phòng... cũng lấy mẫu gửi về kiểm nghiệm.

Rhodamine B là một loại phẩm màu công nghiệp khó phân hủy, ăn vào gây tồn dư tại các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan, thận, về lâu dài sẽ dẫn đến ung thư. Nó có khả năng phát quang nên hay được dùng trong y học để chẩn đoán virus, vi khuẩn và một số xét nghiệm sinh hóa. Ngoài ra, hóa chất này còn được dùng để nhuộm quần áo. Chất nhuộm này bị cấm tuyệt đối dùng trong thực phẩm và thuốc.

* Thưa bà, các thực phẩm này có thể nhiễm Rhodamine B từ những nguồn nào?

- Rhodamine B có thể nhiễm vào thực phẩm qua hai đường. Một là do chất này có trong phân bón, thuốc trừ sâu nên khi bón phân, phun thuốc cho cây quả, lúc thu hái không xử lý tốt sẽ còn lại chất này. Nếu thực phẩm nhiễm từ nguồn này thì không đáng kể và chỉ tồn tại ở dạng tồn dư, còn vết. Nguy hiểm là người kinh doanh chủ động lấy Rhodamine B nhuộm vào thực phẩm, vừa để lên màu, vừa chống mối mọt, nấm mốc, mà giá thành rẻ (rẻ hơn phẩm màu thực phẩm, bền màu hơn).

* Kết quả này đã đến mức phải cảnh báo hoặc khuyến cáo gì đến người tiêu dùng hay chưa, thưa bà?

- Với những mẫu do chúng tôi lấy trên thị trường, chúng tôi đã gửi kết quả đến Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Còn những mẫu tại các địa phương, chúng tôi cũng gửi trả để địa phương công bố. Các mẫu hạt dưa, bột ớt do trung tâm y tế dự phòng các tỉnh gửi lên, không thể biết họ có giám sát theo kiểu lấy mẫu ngẫu nhiên trên toàn thị trường hay chỉ gửi những mẫu nghi ngờ cao đi kiểm nghiệm, nên không thể đưa ra được đánh giá cụ thể về tỉ lệ chung thực phẩm bị nhuộm chất tạo màu độc hại này.

Còn tỉ lệ ghi nhận trên các mẫu đã được xét nghiệm thì quá cao. Thời gian tới viện cũng sẽ lấy mẫu một số nhóm thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp tết để kiểm tra, đánh giá nhằm đưa ra những khuyến cáo kịp thời, bảo đảm người dân có được cái tết an toàn.

* Có cách nào phân biệt được bột ớt, hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu thực phẩm hay nhuộm bằng Rhodamine B không?

- Bằng mắt thường, để phân biệt được hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu thực phẩm hay Rhodamine B rất khó. Tuy nhiên, hạt dưa sử dụng phẩm màu Rhodamine B thường có màu đỏ sẫm sặc sỡ, nhìn như sơn, khi cho vào miệng không bị phai màu. Còn phẩm màu thực phẩm có màu sắc tự nhiên, hạt không đều màu và rất dễ phai khi tiếp xúc với nước. Do đó có thể thử trước khi mua bằng cách cho cả hạt vào nước xem có bị phai màu không. Phẩm màu tự nhiên khi cho vào nước sẽ phai màu ngay.

NGỌC HÀ thực hiện

====================================================================

Ý kiến bạn đọc

* Qua hàng loạt bài báo của Tuổi Trẻ về đề tài vệ sinh an toàn thực phẩm, tôi thấy rất thiết thực và giúp chúng ta có thể hạn chế tối đa những thực phẩm gây hại. Tôi nghĩ nhà nước nên ban hành luật rõ ràng để xử lý những đối tượng cố tình vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần có những hình phạt thật khắc khe và nghiêm minh với những người cố tình vi phạm.

NGUYỄN NGỌC MINH

* Nếu cơ quan chức năng kiểm nghiệm sớm và thường xuyên, đồng thời răn đe những cơ sở sản xuất để họ biết các cơ quan này luôn theo dõi để phát hiện ra những sản phẩm sai phạm thì có lẽ không có quá nhiều sản phẩm có chất nhuộm màu gây ung thư như vậy.

Nếu cơ quan chức năng vào cuộc sớm hơn thì nhiều cơ sở sản xuất hàng tết sẽ chủ động gởi mẫu lên để xét nghiệm chất gây độc, nhằm công bố minh bạch rằng sản phẩm của mình là an toàn cho người sử dụng.

giang3312734@...

* Các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc một cách quyết liệt và thường xuyên để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Ít nhất cũng mang lại cảm giác an toàn cho người sử dụng trước khi bàn về vấn đề chất lượng.

NGUYỄN MẬU TRƯỜNG

* Nhìn nhận từ thực tế thị trường kinh doanh tại Việt Nam hiện nay cho thấy ý thức của một bộ phận đã xuống cấp trầm trọng, vì lợi ích kinh tế mà họ sẵn sàng vi phạm pháp luật, làm những điều trái lương tâm nghề nghiệp, từng ngày từng giờ giết chết đồng loại vì những thực phẩm không đạt yêu cầu chất lượng. Phải chăng chế tài về vi phạm an toàn thực phẩm của nhà nước chưa đủ mạnh để răn đe.

NGUYỄN HƯNG

* Không chỉ riêng ớt bột, hạt dưa... mà tất cả các loại thực phẩm hoa quả, ngũ cốc, thịt cá ... đều cần được kiểm tra chất lượng trước khi bán ra thị trường cho người tiêu dùng.

Chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển vậy nên học hỏi các nước bạn về lĩnh vực này.

Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu cho mỗi người, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người dân, do vậy thiết nghĩ các ban ngành liên quan như Bộ Y tế, viện vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý thị trường ... cần sớm ban hành biện pháp kiểm tra, qui định chất lượng, thậm chí đã đến lúc cần không một luật mới về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nên có phân công rõ ràng trách nhiệm của từng ban ngành, phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành để người dân Việt Nam dám mạnh dạn dùng hàng Việt Nam.

TRỊNH THỊ VÂN ANH

* Chúng tôi thấy tại sao các cơ quan ban ngành không vào cuộc sớm mà cho đến nay mới phát hiện? Đó cũng có phần là trách nhiệm của các ban ngành khi ký quyết định cho họ mang thương hiệu rồi làm bậy.

Hiện nay đang có cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam, nhưng thực tế hàng Việt kiểu như vậy đã tốt hay chưa, thiết nghĩ chúng ta cần xem xét lại. Tôi thấy còn có cà phê bột dùng mật phế xay cùng cà phê và nhiều chất khác chứ không riêng gì hạt dưa và các loại thực phẩm khác nữa.

Ai sẽ vào cuộc đây?

LUONG NGUYET LINH

* Tôi sống ở Đức và Sở y tế ở đây kiểm tra rất gắt gao nhiều nhà hàng. Tội không thấy khó chịu và cho là họ làm đúng.

Tôi mong các ngành chức năng kiểm tra chất lượng thực phẩm của nước mình cũng làm được như thế. Và những người làm về thực phẩm, nhà hàng đừng vì lợi ích cá nhân mà làm cả cộng đồng bị bệnh.

ANH HONG, ANNA

TTO

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2010

Tách thành công cặp song sinh dính gần hết gan

Cặp song sinh dính liền, 16 ngày tuổi, cân nặng gần 6kg, con bà T.T.K. ngụ ở Bến Tre đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) tách rời thành công ngày 14-1.

Bác sĩ Tăng Chí Thượng, giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết cặp song sinh này dính liền nhau từ phần ức xuống bụng, dính gần hết gan và cả hai bé đều mắc bệnh tim bẩm sinh, trong đó một bé chỉ có một tâm thất và một tâm nhĩ kèm theo hẹp động mạch phổi (trẻ bình thường có hai tâm thất và hai tâm nhĩ).

Đây là bệnh tim phức tạp nhất trong các loại bệnh tim bẩm sinh.

Cặp song sinh dính liền nhau trước phẫu thuật - Ảnh do Bệnh viện Nhi Đồng 1 cung cấp

Trong ba giờ phẫu thuật (từ 9g-12g), các bác sĩ đã tách phần gan dính nhau, khống chế các mạch máu thông nối lớn giữa hai gan để tránh mất máu rồi tách các phần dính nhau còn lại. Sau đó tái tạo thành bụng từ các cơ cho hai bé.

Hiện sức khỏe của hai bệnh nhi đã ổn định, đang được thở máy và theo dõi tại khoa chuyên sâu sơ sinh của bệnh viện. Sau mổ, bé bị bệnh tim bẩm sinh phức tạp có sức khỏe tốt hơn khi còn bị dính.

TTO

Đái tháo đờng trong thai kỳ


Bất cứ một người phụ nữ nào khi mang thai cũng đều mong đợi và kỳ vọng rất nhiều vào đứa con thân yêu của mình. Bởi vậy, họ rất dễ bị sang chấn tinh thần (stress) khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Tuy nhiên, nếu như các bà mẹ tương lai có những kiến thức cơ bản về căn bệnh đái tháo đường thì những tác động bất lợi trong tâm lý đối với họ sẽ giảm đi rất nhiều.

ĐTĐ thai kỳ (ĐTĐTK) là gì?

Đó là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện trong thời kỳ mang thai. Có thể nói, ĐTĐTK chính là một thể bệnh ĐTĐ, chỉ xuất hiện và chỉ tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai. Như vậy, ĐTĐTK không giống bất cứ một thể bệnh ĐTĐ nào khác. ĐTĐTKkhởi phát trong khi có thai và tự khỏi sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh, người mẹ ĐTĐTK chưa khỏi bệnh thì lúc này người mẹ không được chẩn đoán là ĐTĐTK nữa mà thuộc thể bệnh ĐTĐ khác như: ĐTĐ týp 1, ĐTĐ týp 2, ĐTĐ do dinh dưỡng, ĐTĐ triệu chứng. Có nghĩa là chẩn đoán ĐTĐTN một cách chắc chắn nhất đó là chẩn đoán hồi cứu sau khi sinh 6 tuần.

Chẩn đoán ĐTĐTK

Về mặt chẩn đoán ĐTĐTK, cho tới nay trên thế giới vẫn còn có nhiều tranh cãi và chưa có một sự thống nhất về tiêu chí này. Đặc biệt, tiêu chí chẩn đoán ĐTĐTK của Tổ chức y tế thế giới( WHO) hoàn toàn khác với tiêu chí chẩn đoán của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ(AIA). Theo Tổ chức y tế thế giới, bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐTK khi đường huyết lúc đói - 7 mmol/l( cũng giống như xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ ở người không mang thai). Để chẩn đoán ĐTĐTN một cách chắc chắn hơn, Tổ chức y tế thế giới đưa ra khuyến cáo chẩn đoán dựa vào nghiệm pháp dung nạp glucose( làm xét nghiệm đường huyết tương sau 2 giờ uống 75g đường glucose pha với 250 ml nước sạch. Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐTK khi đường huyết tương sau 2 giờ 7,8 mmol/l( xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ ở người không mang thai: 11,1 mmol/l).

ĐTĐTK rất khó phát hiện nếu không làm xét nghiệm máu hoặc không làm nghiệm pháp dung nạp glucose vì bệnh thường không có các triệu chứng hay các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài. Bởi vậy, tất cả phụ nữ mang thai đều cần phải khám sàng lọc ĐTĐTK. Trước đây, việc sàng lọc dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu, theo kết quả này thì sẽ không chính xác vì nhiều phụ nữ mang thai không bị ĐTĐTK mà vẫn có đường niệu dương tính. Mặt khác những người ĐTĐTKcũng có những lúc không có đường trong nước tiểu.

Vì sao cần phải phát hiện ĐTĐ khi mang thai?

Rất có thể bạn sẽ đưa ra một câu hỏi cho chúng tôi: ĐTĐTK tự khỏi, như vậy có cần phải phát hiện và can thiệp không? Chúng tôi xin trả lời với bạn rằng: rất cần. Nếu không có sự “rất cần” này thì hậu quả của ĐTĐTK đối với người mẹ và thai nhi sẽ trở nên rất nghiêm trọng - nghiêm trọng trong quá trình mang thai, trong lúc sinh và ngay cả cuộc sống sau này.

Tăng đường máu trong thời kỳ mang thai sẽ làm tổn hại dến thai nhi, gây ra những bất thường bẩm sinh, thai to hoặc sảy thai. Trong 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết thì cũng gây tăng đường huyết cho thai nhi vàgây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau khi sinh, do trẻ không nhận được lượng đường nhiều như khi còn đang ở trong tử cung của mẹ nữa, sự dư thừa insulin sẽ làm cho đường máu của trẻ dưới mức bình thường. Hạ đường máu ở trẻ rất dễ gây tổn thương các tế bào thần kinh não bộ nếu không được điều trị kịp thời. Thai của những người mẹ ĐTĐ có xu hướng to hơn bình thường nên rất dễ có nguy cơ bị đẻ non. Do đẻ non nên trẻ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên tiền sản giật (tăng huyết áp, phù...) nếu không được kiểm soát tốt đường huyết. Tăng huyết áp ở người mẹ sẽ de dọa đén tính mạng của cả mẹ và thai nhi. ĐTĐTK có thể làm tăng nồng độ xê-tôn máu củ người mẹ, bởi vậy mà thai nhi cũng bi tăng xê-tôn máu – một yếu tố không thuận lợi cho sự phát triển bình thường của thai nhi.

Những giải pháp can thiệp đối với ĐTĐTK

Nhìn chung, cũng giống như can thiệp cho những người bệnh ĐTĐ không mang thai, với 3 biện pháp chính thống: chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc. Việc đầu tiên, người bệnh phải thực hiện chế độ ăn uống của người bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của người mẹ được cung cấp phải tùy thuộc vào trọng lượng trước khi có thai cũng như tình trạng tăng cân kể từ lúc mang thai, và tùy thuộc vào sự đánh giá nhu cầu năng lượng trước đó. Qua đó, chúng ta mới tìm được nhu cầu thích ứng cụ thể với từng người bệnh ĐTĐTK. Đối với ĐTĐTK thì việc tập luyện phải hết sức thận trọng. Khi đang tập luyện, người bệnh cảm thấy mệt mỏi thì phải ngừng tập và cần được nghỉ ngơi. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào cũng cần có sự thảo luận giữa bệnh nhân và thầy thuốc để lựa chọn hình thức và thời lượng tập luyện thích hợp nhất. Người phụ nữ ĐTĐTKcó thể luyện tập ở mức trung bình và tránh một số hoạt động nhất định cho đến sau khi sinh nở. Trong tập luyện, người bệnh cần giữ nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút, không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài và tránh tập luyện quá sức. Cũng như các bà mẹ mang thai khác, người mẹ bị ĐTĐTK nên đi bộ hoặc bơi lội nếu có điều kiện.Trong khi bơi, sức nâng của nước sẽ làm giảm áp lực các khớp, không gây chấn thương cho các xương khớp ở bàn chân và cẳng chân.

Nếu chế độ tập luyện và ăn uống vẫn không kiểm soát được đường huyết, bắt buộc người bệnh phải dùng thuốc. Người bệnh ĐTĐTK phải được điều trị bằng insulin với liều lượng do bác sĩ chỉ định, cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị, tránh gây hạ đường huyết và các tai biến khác.

ThS.BS. Hồ Khải Hoàn
BV. Nội tiết Trung ương

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2010

Cứu sống người bị kính đâm thủng phổi

Đến ngày 12-1, sau hai ngày được phẫu thuật cấp cứu tại Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 - TPHCM do bị kính vỡ đâm, bệnh nhân Huỳnh Ky (SN 1958, ngụ quận 8 - TPHCM) đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe dần phục hồi

Trước đó, ngày 10-1, ông Ky nhập viện trong tình trạng bị nhiều vết cắt ở ngực phải, gãy xương sườn, khó thở... Mở ngực bệnh nhân, các bác sĩ phát hiện có hơn 20 miếng kính thủy tinh ghim vào ngực làm rách thùy dưới phổi phải, chảy 1.000 ml máu (đã đóng cục).


Đến ngày 12-1, bệnh nhân Huỳnh Ky đã hồi phục

Các bác sĩ đã dẫn lưu khoang màng phổi, phục hồi thành ngực, may vết thương để cứu sống bệnh nhân. Người nhà bệnh nhân cho biết trong lúc trèo cao đóng trần nhà, ông Ky té, bị kính cửa đâm vào hông.

Nguoilaodong

Vi phạm nhiều lần nhưng Sở Y tế nương tay!

Vụ hệ thống nhà thuốc Mỹ Châu có nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh được Chi cục Quản lý thị trường TPHCM phát hiện ngày 7-1 không phải là lần đầu. Trong quá khứ, nhiều lần nhà thuốc Mỹ Châu đã có những sai phạm tương tự.


Niêm phong thuốc có vi phạm tại kho thuốc Công ty cổ phần dược Minh Phúc trên đường Trần Hưng Đạo, Q.1 - Ảnh: L.TH.H.

Từ một nhà thuốc ban đầu (hiện gọi là nhà thuốc Mỹ Châu 1) ở đường Hai Bà Trưng, Q.3, đến nay nhà thuốc Mỹ Châu đã phát triển thành hệ thống với 18 nhà thuốc hoạt động ở nhiều quận nội thành của TPHCM. Hệ thống nhà thuốc này thuộc Công ty cổ phần dược Minh Phúc (đường Cách Mạng Tháng Tám, Q.3) do bà Lê Thị Mỹ Châu làm chủ tịch hội đồng quản trị.

Một năm phát hiện ba lần vi phạm

Theo tìm hiểu của PV Tuổi Trẻ, trong năm 2008 Thanh tra Sở Y tế và Bộ Y tế đã ba lần kiểm tra nhà thuốc Mỹ Châu 1. Cả ba lần thanh tra đều phát hiện nhà thuốc này có nhiều vi phạm.

Lần đầu vào ngày 12-3-2008, thanh tra Sở Y tế phát hiện nhà thuốc Mỹ Châu 1 vi phạm kinh doanh thuốc không có số đăng ký lưu hành của Bộ Y tế cho phép lưu hành vào VN (còn gọi là kinh doanh thuốc phi mậu dịch, đây là hình thức kinh doanh thuốc lậu - PV), không đảm bảo các yêu cầu về bảo quản thuốc, bán thuốc cao hơn giá niêm yết. Thanh tra sở đã ra quyết định xử phạt gần 5,3 triệu đồng.

Lần hai, Thanh tra Bộ Y tế thanh tra (15-5-2008) và sau đó ra quyết định xử phạt 9,5 triệu đồng vì nhà thuốc hành nghề không đúng với phạm vi chuyên môn được quy định trong giấy phép (có hành vi bán buôn thuốc trong khi chỉ được phép bán lẻ); không đáp ứng các yêu cầu về bảo quản thuốc; không có hồ sơ, sổ sách xuất nhập thuốc đúng quy định; tiếp tục có hành vi kinh doanh thuốc không có số đăng ký.

Lần ba, nhà thuốc Mỹ Châu 1 bị Thanh tra sở thanh tra ngày 10-10-2008 do có đơn của người dân phản ảnh bán thuốc giá cao. Kết quả nhà thuốc bị phạt 6 triệu đồng vì các vi phạm: kinh doanh thuốc không được phép lưu hành, không thực hiện việc ủy quyền theo quy định khi chủ nhà thuốc vắng mặt.


Cơ quan quản lý thị trường kiểm tra tại nhà thuốc Mỹ Châu ở địa chỉ 338 Lê Văn Sỹ, Q.3 -Ảnh: L.TH.H.


Kiểm tra đâu, sai phạm đó

Không chỉ nhà thuốc Mỹ Châu 1, trong năm 2009 thanh tra Sở Y tế TPHCM cũng kiểm tra hàng chục lần nhiều nhà thuốc khác trong hệ thống nhà thuốc Mỹ Châu tại TP và phát hiện không ít vi phạm. Các nhà thuốc này đã bị xử phạt gần 37,5 triệu đồng.

Cụ thể, đầu tháng 7-2009 nhà thuốc Mỹ Châu 1 tiếp tục bị phạt 7 triệu đồng vì hành vi kinh doanh mỹ phẩm không có số đăng ký lưu hành, không đáp ứng các yêu cầu về bảo quản thuốc. Mỹ Châu 2 (Q.3) bị phạt 2 triệu đồng vì kinh doanh thuốc có nhãn mác thiếu thông tin theo quy định. Các nhà thuốc Mỹ Châu 4 (Q.5), Mỹ Châu 10 (Q.3) cũng bị phạt tiền vì lỗi không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường, không đáp ứng các yêu cầu về bảo quản thuốc, không thực hiện việc mở sổ sách thống kê, không lưu sổ sách chứng từ liên quan đến thuốc hướng tâm thần.

Nhà thuốc Mỹ Châu 6 (Q.Gò Vấp) bị kiểm tra đến ba lần trong năm 2009 và lần nào cũng có vi phạm: kinh doanh thuốc không có số đăng ký lưu hành, kinh doanh thuốc quá hạn sử dụng, thuốc có bao bì không đầy đủ nội dung, không niêm yết giá thuốc, không thực hiện việc mở sổ sách thống kê, không lưu sổ sách chứng từ liên quan đến thuốc hướng tâm thần, không thực hiện việc ủy quyền khi chủ nhà thuốc vắng mặt.

Nhà thuốc Mỹ Châu 7 (Q.Bình Thạnh) được kiểm tra hai lần đều vi phạm không thực hiện việc ủy quyền khi chủ nhà thuốc vắng mặt, không đáp ứng các yêu cầu về bảo quản thuốc, không niêm yết giá thuốc. Nhà thuốc Mỹ Châu 8 (Q.4) cũng bị phát hiện có vi phạm về kinh doanh thuốc không được phép lưu hành, kinh doanh thuốc quá hạn sử dụng, thuốc có bao bì không đầy đủ nội dung theo quy định...

Chưa nhận quyết định đã biết nội dung

Từ kết quả thanh tra nhà thuốc Mỹ Châu 1, Thanh tra Sở có tờ trình (ngày 11-12-2008) với lãnh đạo Sở Y tế là nhà thuốc này đã cố tình kinh doanh thuốc không có số đăng ký và đối phó với cơ quan quản lý nhà nước bằng cách đưa người đến Thanh tra Sở xác nhận có nhờ nhà thuốc mua giùm các thuốc Viagra, Dinacin, Amlor (không có số đăng ký lưu hành của Bộ Y tế). Nhà thuốc này cũng không khắc phục những khuyến cáo của Thanh tra Bộ và sở về hành vi kinh doanh thuốc không được phép lưu hành.

Xem xét tính chất, mức độ vi phạm của nhà thuốc Mỹ Châu 1 (ba lần thanh tra đều vi phạm kinh doanh thuốc không có số đăng ký), Thanh tra Sở đã đề nghị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề sáu tháng đối với dược sĩ phụ trách nhà thuốc này là bà Hoàng Hồng Nga.

Lãnh đạo Sở Y tế đã có bút phê (ngày 11-12-2008) đồng ý giao Thanh tra Sở thực hiện và biên bản xử lý sau đó của Thanh tra Sở đã ghi rõ là áp dụng hình thức phạt tiền 6 triệu đồng và phạt bổ sung “tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề sáu tháng” đối với bà Hồng Nga. Ngày 19-12-2008, Thanh tra Sở ra quyết định xử phạt với nội dung như trên. Nhưng khi quyết định chưa được trao, ngày 21-12-2008 bà Hồng Nga đã có đơn đề nghị Sở Y tế xem xét lại.

Cuối cùng, Sở Y tế đã nương tay khi hủy bỏ hình thức phạt bổ sung, nhà thuốc Mỹ Châu 1 chỉ bị phạt tiền và vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.

Sau đó, nhà thuốc Mỹ Châu 1 tiếp tục vi phạm các quy định của pháp luật, tiếp tục kinh doanh mỹ phẩm không có số đăng ký lưu hành, bảo quản thuốc không đúng quy định và cũng chỉ bị phạt 7 triệu đồng (tháng 7-2009).

Sai phạm của hệ thống nhà thuốc Mỹ Châu kéo dài, không được xử lý rốt ráo. Do vậy, đầu tháng 1-2010 khi cơ quan quản lý thị trường vào cuộc đã phát hiện không chỉ nhà thuốc Mỹ Châu 1 mà nhiều nhà thuốc Mỹ Châu khác và Công ty cổ phần dược Minh Phúc do bà Lê Thị Mỹ Châu làm chủ cũng có những vi phạm tương tự với số lượng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hóa chất, sữa...vi phạm rất lớn.

Không phạt bổ sung

Điều 34, khoản 7, điểm a, nghị định 45/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định rõ: với những cơ sở vi phạm kinh doanh thuốc không được phép lưu hành, kinh doanh thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc thuốc quá hạn dùng với số lượng trên 50 viên hoặc trên 10 lọ, 10 chai đối với những loại thuốc không phải là thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất, dược chất phóng xạ thì áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề từ 6-12 tháng.

Hơn ai hết, Sở Y tế hiểu rất rõ rằng chỉ cần một lần vi phạm là có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung nêu trên. Thế nhưng với những vi phạm nghiêm trọng, liên tục, kéo dài trong năm 2008 như vậy của nhà thuốc Mỹ Châu 1 và một số nhà thuốc Mỹ Châu khác trong năm 2009 thì hình thức phạt bổ sung vẫn không được áp dụng. Vì vậy không khó hiểu khi các vi phạm của đơn vị này cứ tiếp tục kéo dài.

Theo LÊ THANH HÀ (Tuổi Trẻ)

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2010

Theo WHO 'Đại dịch H1N1 không hề giả mạo'

Ảnh: Unsv.com.
Tiến sĩ Keiji Fukuda, trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới. Ảnh: Unsv.com.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức bác bỏ những cáo buộc rằng dịch cúm H1N1 chỉ là giả mạo và nhấn mạnh WHO không hề cường điệu chút nào khi cảnh báo về nguy cơ của loại cúm mới này.

"Thế giới thực sự đang trải qua một đại dịch. Việc cho rằng điều này là bịa đặt vừa sai vừa thể hiện sự thiếu trách nhiệm", tiến sĩ Keiji Fukuda, trợ lý Tổng giám đốc WHO khẳng định trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với báo giới.

Theo tờ Xinhua, ông Fukuda nhấn mạnh, WHO đã cân nhắc kỹ khi đưa thông tin với công chúng về dịch cúm này, và không hề nói quá hay xem nhẹ nguy cơ của nó.

"WHO đã hợp tác với tất cả các bên có thể giúp giảm bớt những thiệt hại do H1N1 gây ra. Chúng tôi đã rất thận trọng để đảm bảo rằng những lời cố vấn nhận được không bị ảnh hưởng bởi tính thương mại và những lợi ích y tế phi cộng đồng", ông Fukuda nói.

Dịch cúm H1N1 bắt đầu bùng phát từ tháng 4/2009 ở Bắc Mỹ. Đến nay có khoảng 13.000 người trên thế giới đã chết do loại virus cúm này. Nhưng theo ông Fukuda, con số thực tế có thể còn cao hơn rất nhiều.

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2010

Nhiều nước ngừng mua vacxin cúm H1N1 hay trả lại hoặc cho

"WHO sẽ mở cuộc điều tra những cáo buộc gọi là dịch cúm A/H1N1 giả". Đó là thông tin Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra trong buổi họp báo ngày 12/1 tại Geneve (Thụy Sỹ) trước việc có những tin đồn "dịch cúm A H1N1 là giả".

Tại cuộc họp báo ở Geneve ngày 12/1, người phát ngôn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Fadela Chaib cho biết WHO sẽ mở một cuộc điều tra do các chuyên gia độc lập tiến hành để xem xét và đánh giá vấn đề dư luận gọi là "dịch cúm A/H1N1 giả". Bà Fadela Chaib cho biết cuộc điều tra này sẽ được tiến hành khi dịch cúm kết thúc và kết quả điều tra sẽ được công bố công khai. Tuy nhiên, bà cũng khẳng định việc WHO tiến hành xem xét và đánh giá sau nhiều tháng đối phó với dịch bệnh là hoạt động hoàn toàn bình thường nhằm rút kinh nghiệm cho những đợt đối phó với dịch bệnh trong tương lai.

Thông báo trên của WHO được đưa ra khi mới đây dư luận, đặc biệt ở châu Âu, chỉ trích rằng thực tế dịch cúm A/H1N1 không nguy hiểm như đã được tuyên truyền. Trên thực tế, đã xuất hiện hai luồng quan điểm khác nhau.

Tiêm phòng vaccin cúm A/H1N1.

Một số nước châu Âu cho rằng dịch cúm H1N1 "không nguy hiểm" như người ta tưởng đồng thời cáo buộc việc WHO tháng 6/2009 tuyên bố dịch cúm A/H1N1 là "đại dịch", là do WHO bị sức ép của một số công ty dược. Thậm chí một số ý kiến cho rằng việc tiêm vaccin là thừa và chỉ làm lợi cho các công ty dựơc phẩm. Một số tờ báo châu Âu hôm qua đã dẫn các số liệu cho thấy trong tháng 10, hãng Dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK) đã đạt doanh số 1 tỷ đôla từ tiền bán vaccin trong khi đó hãng Novartis Thụy Sỹ thu được khoảng 400 - 700 triệu USD từ việc bán các nguồn vaccin này. Trước những thông tin đưa ra trong tuần qua, Hội đồng châu Âu đã kêu gọi thành lập một ủy ban điều tra độc lập về việc liệu có phải dịch cúm A/H1N1 không nguy hiểm như các thông tin trước đó. "Nhiều người dân đã không đi tiêm phòng vì cho rằng dịch không nguy hiểm", đại diện Bộ Y tế CHLB Đức cho biết.

Song Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng quan điểm này là hoàn toàn sai lệch. Việc công bố đại dịch cúm A/H1N1 toàn cầu xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích của người dân, chứ không vì bất cứ lý do nào khác. "Các quyết định sớm được thực hiện trong tình trạng hoàn toàn không chắc chắn. Đây không phải là một lời biện minh mà là sự thực. Trong giai đoạn đầu của đại dịch, khi không biết liệu đó là một căn bệnh nặng hay nhẹ, WHO đã phải có những hành động và khuyến nghị", thông cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra ngày 12/1 nhấn mạnh. Trong thông cáo, Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho rằng nhầm lẫn có thể xuất phát từ việc đã có một tài liệu trên trang web của WHO nói rằng một đại dịch có thể bao gồm "số lượng rất lớn các ca mắc và các ca tử vong". Tuy nhiên, thông tin này đã được gỡ bỏ ngay sau đó. Đây cũng là nguyên nhân khiến Tổ chức Y tế Thế giới phải tổ chức phiên họp báo ngày 12/1 vừa qua, trong đó nêu rõ sẽ điều tra các cáo buộc gọi là "dịch cúm A/H1N1 giả".

Lượng vaccin đặt mua sụt giảm nhanh

Ở thời điểm hiện tại, quan điểm còn nhiều khác biệt giữa các bên khiến lượng vaccin sụt giảm. Tờ Le Figaro số ra ngày 12/1 cho biết Chính phủ Pháp mới đây đã đơn phương hủy hơn một nửa số lượng vaccin chống cúm A/H1N1, tương đương 50 triệu liều trên tổng số 94 triệu liều mà nước này đã đặt hàng ở 3 công ty dược phẩm GSK, Novartis và Sanofi-Aventis, bất chấp việc nước này có thể phải bù lỗ khoảng 350 triệu euro phí tổn đền bù. Không chỉ Pháp, mà cả Đức, Thụy Sỹ và Bỉ cũng đang đàm phán với các phòng thí nghiệm để giảm bớt số liều vaccin đã đặt mua trước đó. Ngay cả Mỹ, sau khi đã đặt 251 triệu liều, bây giờ cũng lo điều đình với các hãng dược phẩm để giảm bớt lượng vaccin cần mua.

Lý giải nguyên nhân của hiện tượng này, giới chuyên môn cho rằng việc huỷ hợp đồng mua vaccin hàng loạt là do sự lo lắng thái quá của các nhà hoạch định y tế trước nguy cơ bùng phát của dịch cúm A/H1N1. Thụy Sĩ đã đặt mua đến 13 triệu liều, trong khi trên thực tế bệnh dịch không phát triển mạnh và số người dân đi tiêm phòng cúm A/H1N1 không cao. Pháp cũng đặt hàng với tỉ lệ tiêm phòng cho 78% dân số, tiếp theo là Canađa (75%) và Mỹ (30%). Trong khi đó số lượng người đi tiêm chủng ở các nước phương Tây đều không cao.

Hiện tại chưa có thông tin về việc WHO sẽ tiến hành cuộc điều tra ra sao, song giới chuyên môn nhận định việc làm này là cần thiết để giải toả những nghi ngại xung quanh cái gọi là "dịch cúm A/H1N1 giả ". Các nước cũng mong WHO sớm có khuyến cáo thêm để có thể tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phòng chống dịch cúm A H1N1.

Nguyệt Minh (Theo Wall Street Journal và BusinessWeek)

Phát hiện chất độc hại trong ớt bột

Đối với người miền Trung, nhất là người Huế, việc dùng ớt cay trong bữa ăn hàng ngày để tạo nên một khẩu vị riêng là thói quen của hầu hết mọi gia đình. Nhưng khi toàn bộ năm mẫu ớt bột lấy từ các chợ ở TP. Huế, qua xét nghiệm đều dương tính với chất Rhodamine B đã cho thấy những mối hiểm họa khôn lường...
Ớt bột được bày bán ở chợ Đông Ba, TP. Huế. Ảnh: Đông Hà

Rhodamine B độc hại

Thời gian gần đây, tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, tỉnh Bình Thuận... Chúng ta đã phát hiện chất Rhodamine B có trong hạt dưa. Vừa qua, Viện Kiểm nghiệm thuốc TW đã khẳng định về các mẫu chi tử (một vị thuốc Đông y) đang có mặt trên thị trường cũng có chứa chất Rhodamine B. Đến chiều ngày 13/1/2010, BS. Nguyễn Ngọc Diễn - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thừa Thiên Huế khẳng định: “Năm mẫu ớt trên được lấy từ hai khu chợ lớn của Thừa Thiên Huế là chợ Đông Ba và chợ An Cựu (TP. Huế) đều có chứa chất Rhodamine B”.

Hạt dưa, rồi chi tử và đến ớt bột bán ở các chợ của TP. Huế có chất Rhodamine B đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về những hiểm họa do loại chất độc hại này gây ra đối với người tiêu dùng.

Theo BS. Nguyễn Ngọc Diễn: do thói quen dùng ớt trong bữa ăn hàng ngày của người dân Huế rất lớn nên ở các chợ bày bán ớt bột với số lượng lớn. Các cơ sở sản xuất ớt bột sử dụng Rhodamine B thì ớt bột sẽ có màu đỏ tươi hơn so với những loại ớt bột bình thường khác. Nên khách hàng sẽ dễ bị bắt mắt và dễ mua hơn.

Trước đó, cuối tháng 12/2009, đoàn kiểm tra liên ngành của Sở Y tế Thừa Thiên Huế đã lấy 11 mẫu ớt bột có biểu hiện màu sắc tươi và sáng hơn mức bình thường tại hai chợ Đông Ba và An Cựu, gửi đến kiểm nghiệm tại Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thừa Thiên Huế.

Kết quả đã xác định 10 trên tổng số 11 mẫu có chất Rhodamine B. Tiếp tục lấy mẫu để gửi Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, đoàn kiểm tra chỉ lấy được năm mẫu và niêm phong các bao ớt, những lô khác đã bị bán hết.

Sản phẩm ớt bột được bày bán tại chợ An Cựu - TP. Huế.

Khách vẫn mua, tiểu thương biết, vẫn cứ... bán liều

Dạo một vòng trong khu vực bán hàng gia vị của chợ Đông Ba và chợ An Cựu, chúng tôi tận mắt chứng kiến những bao ớt bột to tướng được bày bán khắp nơi. Khách vẫn cứ đổ về các khu vực bán gia vị để mua ớt bột và các loại gia vị khác như bình thường.

Hỏi một khách hàng về sự việc ớt bột có chứa chất độc hại, chị Mai – một chủ quán bún thịt nướng, bún mắm nêm ở ngã ba Nguyễn Huệ - Nguyến Khuyến (hằng ngày vẫn rất đông khách) tỏ ra rất ngạc nhiên và cho hay: “Người bán hàng ăn như tui thì ít ai biết về sự việc này lắm. Thông tin thì có ai báo cho biết đâu. Mà bây giờ “có thật” như vậy thì cũng phải mua về mà bán thôi. Chứ rất nhiều khách của tui không có ớt thì người ta không muốn ăn mô”.

Mệ Nguyễn Thị Nh. (một tiểu thương bán hàng gia vị tại chợ An Cựu) cho biết: “Trong nghề mệ hiểu. Người buôn bán ớt bột lâu năm chỉ cần nhìn, rồi ngửi qua ớt bột là biết liền. Nếu màu của ớt bột đỏ tươi quá, hoặc có mùi chua, mốc và không cay mũi là biết ớt có trộn chất khác ngay. Ở đây, mệ chỉ bán với số lượng ít và khách quen nên mệ lúc nào cũng phải chọn ớt đảm bảo để giữ mối”.

Hỏi một số tiểu thương khác ở chợ Đông Ba về chi tiết “nhìn, ngửi ớt bột là biết ngay” này, chúng tôi cũng nhận được nhiều câu trả lời tương tự. Họ còn cho biết thêm, đó là do chẳng qua người mua ớt bột về để bán lại “ham lời” thôi. Còn khi liên hệ nhập hàng về bán, các chủ sản xuất vẫn cung cấp địa chỉ, số điện thoại để bảo đảm và liên lạc lấy hàng về sau. “Chứ ai bán mà không biết hàng mình” – một tiểu thương tên Thu cho biết.

BS. Nguyễn Ngọc Diễn - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thừa Thiên Huế cho biết: “Hiện các ban ngành chức năng đang hoàn tất các thủ tục liên quan để tiến hành tiêu hủy số ớt đã phát hiện có chất Rhodamine B. Mấy ngày nay, lực lượng của Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thừa Thiên Huế đang mở rộng kiểm tra việc bán những loại ớt bột này ở các chợ khu vực lân cận và vùng nông thôn để xử lý kịp thời”.

Bài và ảnh: Trần Đông Hà-suckhoedoisong

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2010

Phát hiện ớt bột có hóa chất rhodamine B

Chiều 11-1, ông Nguyễn Ngọc Diễn, chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thừa Thiên - Huế, cho biết toàn bộ năm mẫu ớt bột lấy từ chợ Đông Ba và An Cựu (TP Huế) đều có chất rhodamine B.

Đây là kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. Những sản phẩm ớt nói trên được Sở Y tế Thừa Thiên - Huế xác định có nguồn gốc từ hai cơ sở sản xuất tại Bình Định và Quảng Nam.

Trước đó, cuối tháng 12-2009, đoàn kiểm tra liên ngành của Sở Y tế Thừa Thiên - Huế đã lấy 11 mẫu ớt bột có biểu hiện màu sắc tươi và sáng hơn mức bình thường tại hai chợ Đông Ba và An Cựu, gửi đến kiểm nghiệm tại Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thừa Thiên - Huế.

Kết quả đã xác định 10 trong số 11 mẫu có chất rhodamine B. Tiếp tục lấy mẫu để gửi Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, đoàn kiểm tra chỉ lấy được năm mẫu và niêm phong các bao ớt, những lô khác đã bị bán hết.

Theo ông Diễn, rhodamine B là một loại phẩm màu phát quang chủ yếu được dùng trong một số kỹ thuật xét nghiệm y tế, không nằm trong danh mục được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế ban hành.

Đại dịch cúm A/H1N1: Đúng là diễn biến không như dự đoán

Việt Nam sẽ hành động ra sao trong tình hình dư luận quốc tế đang có nhiều nghi vấn về việc các công ty dược phẩm đã “vận động hành lang” để thổi phồng dịch cúm A/H1N1 nhằm bán thuốc…

Dịch cúm A/H1N1 có bị thổi phồng thành đại dịch? Các SV đều được nhận khẩu trang y tế trước khi vào làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM ngày 25-9-2009 Ảnh: MINH ĐỨC

>> WHO: "Đã có nhầm lẫn từ thông tin về số ca tử vong do cúm A/H1N1"
>> Sự thật về "đại dịch thế kỷ”

Trao đổi với Tuổi Trẻ hôm qua 11-1, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn nói: “Ngay sau khi nắm được thông tin trên báo chí về động thái của Ủy ban y tế Hội đồng châu Âu, tôi đã báo cáo bộ trưởng Bộ Y tế ngay. Quan điểm của VN ở thời điểm này là nghe nhiều nguồn tin và chờ ý kiến chính thức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)”.

* Trong tình hình này VN sẽ quyết định như thế nào?

- Văcxin ngừa cúm A/H1N1 đại dịch cũng như tất cả các văcxin muốn nhập khẩu vào VN đều phải trải qua các bước thử nghiệm lâm sàng về độ an toàn, tính dung nạp…theo quy định của pháp luật hiện hành, kể cả trong trường hợp văcxin đó đã lưu hành rộng rãi ở nước sản xuất.

Sau đó, dựa trên đánh giá về tiến triển của dịch trên thế giới và VN, ý kiến chuyên môn, trường hợp dịch tiến triển theo hướng giảm, có thể VN chỉ tiêm thí điểm tại một số địa phương mà chưa triển khai tiêm đồng loạt như kế hoạch trước đây.

* Với một văcxin mới tinh như văcxin ngừa cúm A/H1N1 đại dịch, việc chỉ định tiêm ngừa cho phụ nữ mang thai từ tháng thứ tư trở đi như ở VN có là vội vàng?

- Đó là bình thường, khi yếu tố tấn công của virus tập trung vào đối tượng nào thì bảo vệ tập trung vào đối tượng ấy. Kiểm tra ở các nước trên thế giới và VN đều cho thấy virus tấn công mạnh vào nhóm người có bệnh mãn tính và phụ nữ mang thai, nên tập trung bảo vệ đối tượng này trước. Không riêng văcxin này mà các văcxin khác trình tự cũng như vậy. Về hiệu quả bảo vệ, người ta đã xác định văcxin ngừa cúm A/H1N1 có hiệu quả bảo vệ sau tiêm 1- 2 mũi tùy loại.

* Thưa ông, nhưng rõ ràng diễn biến của dịch cúm A/H1N1 đến nay không đúng với phán đoán của các chuyên gia, như vậy là nhận xét của Ủy ban y tế Hội đồng châu Âu là có cơ sở?

- Diễn biến của dịch đúng là không rầm rộ bằng dự đoán và tỉ lệ tử vong cũng không cao như các dự đoán, không bằng các vụ dịch cúm đã từng xảy ra trong quá khứ. Còn việc nghi ngờ của Ủy ban y tế Hội đồng châu Âu thì người ta có lý lẽ và chứng cứ, việc đưa các thông tin lên quá thực tế nhưng từ thời điểm xuất hiện dịch đến nay, qua những gì người ta tổng hợp được, qua các công bố thì có cái cần phải xem lại…

* Cá nhân ông đánh giá ra sao việc vận động hành lang để bán văcxin? Ngoài 1,2 triệu liều được viện trợ đợt đầu, VN có kế hoạch mua ngay 500.000 liều, tình hình hiện nay thế nào?

- Tôi chưa đánh giá việc này vì chưa có thông tin chính thức. Việc triển khai tiêm ngừa ở VN từ trước đến nay vẫn dựa vào nhiều nguồn thông tin từ các nước trong khu vực, từ châu Âu, từ WHO... chứ không dựa vào riêng nguồn thông tin nào. Việc có mua văcxin hay không thì cũng có một số nhà cung cấp chào bán, nhưng phía Bộ Y tế đã trả lời là VN chưa mua ngay văcxin.

WHO: đã lường trước sẽ có chỉ trích

Hôm qua 11-1, WHO tại VN đã có thông cáo báo chí nhằm “phản ứng lại các chỉ trích” và có hay không việc đại dịch bị thồi phồng. Theo thông cáo này, WHO cho rằng đã lường trước sẽ có chỉ trích (nghi ngờ của Ủy ban y tế Hội đồng châu Âu về sự thật đại dịch thế kỷ - PV), WHO sẽ cởi mở tiếp nhận những khuyến cáo gợi ý giúp cải thiện công việc.

WHO cũng cho rằng các cảnh báo về đại dịch được tiến hành nghiêm túc, WHO hoan nghênh các cuộc điều tra hợp pháp nhằm cải thiện hoạt động của mình. WHO cũng cho rằng trên trang web của mình, trong vụ dịch cúm A/H1N1 này có một chi tiết nhầm lẫn về định nghĩa đại dịch, nhưng WHO đã gỡ bỏ sau khi nhận thức được vấn đề.

Về ảnh hưởng từ ngành công nghiệp dược phẩm, thông cáo cho hay WHO cộng tác với nhiều cá nhân để có dữ liệu trên phạm vi rộng. WHO cũng yêu cầu các chuyên gia tư vấn phải công bố thông tin, kể cả nguồn lợi tài chính thu được từ các công ty dược phẩm hay các hình thức liên hệ với công ty dược phẩm. Thông tin này được chia sẻ với các thành viên trong nhóm tư vấn nhằm quyết định xem chuyên gia này có tiếp tục tư vấn hay không.

Theo WHO, WHO khuyến cáo tiêm chủng vì cần công cụ bảo vệ tốt nhất gồm văcxin và thuốc kháng virus. WHO cũng cho rằng đang giấu kín tên các thành viên của Ủy ban khẩn cấp, bộ phận tư vấn cho TGĐ WHO khi tuyên bố đại dịch để tránh bị bất kỳ “phe phái” nào gây áp lực. Còn tên các thành viên nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGE) tư vấn cho WHO về các khía cạnh liên quan đến văcxin đều được công bố trên trang web của WHO.

TTO

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

Sự thật về "đại dịch thế kỷ”

Ủy ban Y tế của Hội đồng châu Âu đã phải thành lập ủy ban điều tra về vai trò lobby của các hãng dược phẩm đối với các chuyên gia y tế để thổi phồng mức độ báo động dịch cúm A/H1N1 thành một “đại dịch thế kỷ”. Chủ tịch Ủy ban Y tế của Hội đồng châu Âu gọi đó là một “chiến dịch đầu độc dư luận” có quy mô lớn!

Tiêm phòng cúm A/H1N1 tại Bệnh viện Matei Bals thuộc Bucharest, Romania ngày 9-1 - Ảnh: Reuters

Báo L’Humanité (Pháp) chạy tít lớn: “Họ đã dựng nên một tâm lý hoảng loạn” trên số báo ngày 6-1. Họ ở đây chính là các hãng dược phẩm bị ông Wolfgang Wodarg, chủ tịch Ủy ban y tế của Hội đồng châu Âu, vạch mặt.

Vị bác sĩ dịch tễ học người Đức này đã nhận được sự nhất trí của cả Hội đồng châu Âu để thành lập một ủy ban điều tra về vai trò lobby của các hãng dược phẩm qua cách điều hành dịch cúm A/H1N1 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của các chính phủ.

Trả lời phỏng vấn báo L’Humanité, Wolfgang lên án các hãng bào chế này là đã xúi giục - kể cả hối lộ - giới chuyên gia và những người có trách nhiệm về sức khỏe cộng đồng để thổi phồng mức báo động dịch cúm A/H1N1 thành “một đại dịch thế kỷ” nhằm bán các sản phẩm của họ. Wolfgang Wodarg nhấn mạnh cuộc điều tra là để làm rõ về điều mà ông gọi là “chiến dịch đầu độc dư luận có quy mô lớn” này.

Thay đổi một định nghĩa

* Điều gì đã khiến ông nghi ngờ ảnh hưởng của các hãng bào chế dược đối với những quyết định liên quan đến cúm A/H1N1?

Wolfgang Wodarg, bác sĩ người Đức, chủ tịch Ủy ban Y tế của Hội đồng châu Âu - Ảnh: SPD

- Vào tháng 4, khi tín hiệu đầu tiên đến từ Mexico, tôi đã rất ngạc nhiên về những số liệu mà WHO đưa ra để làm cơ sở tuyên bố đại dịch. Các số liệu này rất thấp mà mức báo động lại rất cao. Thậm chí chưa có đến 1.000 người bị nhiễm mà sao người ta đã ì xèo lên thành đại dịch thế kỷ.

Mức báo động cực cao này lại được tuyên bố dựa trên việc cho rằng virus này là mới. Thế nhưng, do đặc điểm của các bệnh cúm hằng năm, chẳng có gì là mới ở đây cả. Trên thực tế, chẳng có gì có thể biện minh được cho mức báo động cao như vậy cả. Điều này chỉ có thể diễn ra bởi vì ngay từ đầu tháng 5, WHO đã thay đổi định nghĩa về đại dịch.

Trước thời điểm đó, việc tuyên bố đại dịch là phải chờ đến khi không chỉ dịch bùng nổ hàng loạt ở nhiều quốc gia mà còn là khi nó gây hậu quả rất nghiêm trọng với số ca tử vong vượt mức bình quân trước nay. Khía cạnh này đã bị xóa bỏ trong định nghĩa mới để chỉ còn giữ lại tiêu chí tốc độ lây lan của dịch.

Thậm chí người ta còn nói rằng virus mới cực kỳ nguy hiểm bởi người dân ở các quốc gia không thể phát triển các cơ chế miễn nhiễm chống lại nó. Nói thế là sai đối với virus mới này. Bởi có thể quan sát thấy rằng những người già trên 60 tuổi đã có sẵn những kháng thể, nghĩa là họ từng tiếp xúc với những virus tương tự. Do vậy mà vì sao trong thực tế không phải người già trên 60 tuổi phát triển dịch. Thế nhưng, người ta lại khuyến cáo phải nhanh chóng tiêm phòng cho họ.

Trong những nghi ngờ của tôi, bởi vậy không chỉ là ý muốn tuyên bố tình trạng báo động mà còn có nhiều sự kiện rất lạ lùng như việc WHO khuyến cáo tiêm phòng hai liều văcxin chẳng hạn. Trước giờ chưa hề như thế. Chẳng hề có cơ sở khoa học nào biện minh cho việc này. Lại còn việc khuyến cáo chỉ được dùng những văcxin chuyên biệt đã được cấp phép(...). Nói cách khác, người ta chỉ muốn sử dụng những sản phẩm mới được cấp phép này (còn chưa được kiểm nghiệm đầy đủ) thay vì tiến hành điều chế những văcxin theo cách trước giờ vừa đơn giản, khả thi lại vừa ít tốn kém hơn. Việc làm này chẳng có lý do nào khác, duy nhất chỉ là để tiếp thị.

Nhân viên y tế Algeria chuẩn bị văcxin cúm A/H1N1 ngày 29-12-2009 - Ảnh: Reuters

* Làm sao người ta lại có thể biện minh cho việc làm này?

- Để hiểu điều này, cần trở lại giai đoạn cúm gia cầm 2005-2006. Thời điểm đó, các kế hoạch quốc tế mới nhằm đối phó với báo động đại dịch đã được đưa ra. Các kế hoạch này được chính thức soạn thảo để đảm bảo sản xuất nhanh các loại văcxin trong trường hợp có báo động. Đã có một cuộc thương lượng giữa các hãng bào chế dược và các chính phủ.

Theo đó, các hãng bào chế dược phải chuẩn bị để sẵn sàng có sản phẩm, còn các chính phủ phải đảm bảo mua hết các sản phẩm của họ. Kết quả là trên thương trường kỳ cục này, công nghiệp dược không hề phải đối mặt với bất kỳ rủi ro kinh tế nào khi tiến hành bào chế dược phẩm mới. Và nó được đảm bảo là sẽ trúng độc đắc trong trường hợp bùng nổ một đại dịch.

* Ông không thừa nhận những xét nghiệm đã được lập cũng như tính chất nghiêm trọng, thậm chí tiềm tàng của cúm A/H1N1?

- Đó là dịch cúm bình thường, không có gì bình thường hơn nữa. Nó chỉ gây ra một phần mười số ca tử vong so với cúm mùa trước nay. Những tác động cùng diễn biến dẫn đến cả một chiến dịch gây hốt hoảng như chúng ta đã chứng kiến đã trở thành một cơ hội bằng vàng cho các hãng dược phẩm vốn biết rõ cách sờ tay vào lô độc đắc trong trường hợp có tuyên bố đại dịch.

* Đây đúng là lời lên án rất nặng nề. Làm thế nào một tiến trình như thế lại có thể diễn ra trong lòng WHO?

- Một nhóm người ở WHO đã liên kết rất chặt chẽ với ngành công nghiệp dược.

Một sự lãng phí lớn

* Cuộc điều tra của Hội đồng châu Âu cũng sẽ diễn tiến theo hướng này?

- Chúng tôi muốn làm sáng tỏ toàn bộ những gì đã tạo nên một chiến dịch đầu độc dư luận quy mô lớn như thế: ai đã quyết định? Trên cơ sở chứng lý khoa học nào? Công nghiệp dược phẩm đã tác động ra sao đến việc ra quyết định? Và cuối cùng là đưa ra những yêu cầu đối với các chính phủ.

Mục tiêu của ủy ban điều tra là làm thế nào để đừng xảy ra trong tương lai những kiểu báo động giả như thế nữa, để người dân các nước có thể trông nhờ vào việc phân tích, giám định của các thiết chế công cấp quốc gia và quốc tế. Các thiết chế này hiện đang bị mất uy tín bởi hàng triệu người đã được chích ngừa những sản phẩm mang nguy cơ tiềm tàng cho sức khỏe của họ.

Toàn bộ vụ việc này dẫn đến một sự lãng phí lớn tiền bạc của nhà nước. Như ở Đức là 700 triệu euro. Nhưng rất khó biết được con số chính xác, bởi lúc này người ta đang nói đến việc bán lại văcxin cho các nước khác, nhất là các hãng dược phẩm không cho nhau biết, nhân danh “bí mật kinh doanh”, số liệu các hợp đồng đã ký với các chính phủ.

“Những người của mình”

* Việc các hãng dược phẩm lobby các viện y tế quốc gia cũng sẽ được ủy ban điều tra để mắt đến?

- Phải, chúng tôi sẽ quan tâm đến thái độ của các viện như Viện Robert Koch ở Đức, Viện Pasteur ở Pháp, những nơi mà lẽ ra trong thực tế phải có tiếng nói tư vấn mạnh mẽ cho chính phủ nước mình. Ở nhiều nước như Phần Lan, Ba Lan, các viện này đã gióng lên được những tiếng nói phê phán thẳng thắn.

* Chiến dịch đầu độc dư luận toàn cầu sẽ không thể xảy ra được một khi công nghiệp dược không có “các đại diện của mình” trong chính phủ các nước lớn?

- Chuyện có “những đại diện của mình” ở trong các bộ là tất nhiên thôi. Tôi không sao tự lý giải nổi làm thế nào mà các chuyên gia, những người rất thông minh, nằm lòng những triệu chứng của cúm lại không nhận ra việc gì đang xảy ra.

* Vậy thì việc gì đã xảy ra?

- Chẳng cần phải đến mức hối lộ trực tiếp ai, điều mà tôi tin là có thôi. Có 1.001 cách để các hãng bào chế dược tác động đến các quyết định. Tôi có thể khẳng định điều này cụ thể. Chẳng hạn, làm thế nào Klaus Stohr - người đứng đầu ủy ban dịch tễ học WHO vào thời điểm cúm gia cầm và cũng là người chuẩn bị những kế hoạch đối phó với một đại dịch mà tôi đã nêu ở trên, lại cùng lúc trở thành một viên chức cao cấp ở Hãng bào chế dược Novartis.

Cũng có những mối quan hệ tương tự tồn tại giữa Glaxo hay Baxter và nhiều nhân vật có thế lực ở WHO. Các hãng bào chế lớn này đều cắm “những người của mình” trong các bộ máy và sau đó những người này tự xoay xở để có được những quyết định có lợi cho mình, nghĩa là những quyết định cho phép “bơm” được lợi nhuận tối đa vào túi các cổ đông.

TRUNG NGUYỄN tổng hợp

Văcxin nguy hiểm hơn virus!

Theo báo Le Point ngày 5-1, chính phủ Pháp quyết định bán lại một lượng văcxin để giảm bớt thâm hụt ngân sách. Nữ bộ trưởng Y tế Pháp Roselyne Bachelot, trước những phê phán mạnh mẽ của dư luận về cung cách điều hành qua dịch cúm A/H1N1, đã phải thương lượng với các hãng bào chế dược nhằm hủy bỏ một nửa lượng văcxin đã đặt hàng.

Mặt khác, kết quả thăm dò mới nhất được đăng trên báo Le Figaro vào giữa tháng 12-2009 cho thấy người Pháp xem virus cúm A/H1N1 là ít hoặc không nguy hiểm, đa số họ thậm chí tin rằng văcxin còn nguy hiểm hơn cả virus!

Kể từ khi văcxin cúm A/H1N1 xuất hiện trong bối cảnh hoảng hốt toàn cầu, một câu hỏi luôn dằn vặt các cư dân trên mạng: “Sự thật ở đâu?“.

Nhiều công dân đã lên tiếng

“Vụ xìcăngđan văcxin: mua một lượng văcxin nhiều gấp ba lần cần dùng, với một cái giá đắt gấp hai lần và không thương lượng gì cả”

(Antoine)

“Người dân rất muốn biết liệu ở đây có việc các hãng bào chế dược đã “tưới tiêu” và chi huê hồng không?”

(Jc)

“Cũng có cả chuyện tiếp thị đại dịch y như tiếp thị yaourt và iPod vậy. Toàn bộ chuyện này đều xoay quanh chuỗi hành động/phản ứng được dàn dựng từ WHO, các hãng bào chế dược lớn và các nhóm chuyên gia”

(chris 80)

“Liệu người ta có thể tiêm phòng 94 triệu liều văcxin trong vòng sáu tháng? Vị chi là 540.000 liều/ngày, nghĩa là các trung tâm chích ngừa phải làm việc 24/24 giờ trong suốt 180 ngày”

(Farouest)