Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010

Làm bố ở tuổi 74

Gerry Burks trở thành ông bố lớn tuổi nhất nước Anh khi chào đón cậu con trai mới sinh tên Ryan (nặng gần 2,5 kg) ở tuổi 74. Theo ông, điều kỳ diệu này là nhờ tình yêu tha thiết với người vợ và niềm đam mê với chuối.

Theo The Sun, trước khi sinh Ryan, hai vợ chồng ông đã có một cậu con trai 6 tuổi. Và họ không bao giờ nghĩ điều này có thể xảy ra. Gerry đã làm việc cho đến khi ông được 71 tuổi. Ông ăn rất nhiều chuối và thường xuyên, không ăn nhiều muối và chỉ ăn những đồ nấu tại nhà.

Theo lời kể của ông, lúc Ryan mới sinh, ông chỉ nghe được những âm thanh rất yếu của cậu con trai nhỏ nhưng lúc nào ông cũng tin bé sẽ khỏe mạnh. Ryan sinh ngày 12/3 và gặp một số vấn đề thở, vì thế nhân viên y tế đã giữ cậu bé lại chăm sóc đặc biệt cho đến khi ổn định. Hiện nay, cậu bé hoàn toàn khỏe mạnh.

Ông Gerry và cậu con trai mới sinh Ryan. Ảnh: The Sun.

"Tôi nghĩ mình là người đàn ông may mắn nhất trên thế giới. Tôi luôn muốn giúp vợ chăm cậu con mới sinh, thậm chí là thức dậy cho con ăn vào buổi đêm. Nhưng mỗi khi tôi đề nghị như vậy, cô ấy lại bảo tôi quay về giường ngủ tiếp", Gerry tâm sự.

Một vài người lo ngại với tuổi tác của ông khi bằng này tuổi mà còn làm cha. "Nhưng tôi có thể tự chăm lo cho mình và giúp vợ chăm con. Tôi có một trái tim khỏe mạnh, giờ đây không hút thuốc hay uống rượu", ông nói.

"Chúng tôi có một gia đình trọn vẹn. Tôi không nghĩ chúng tôi sẽ có thêm em bé nào nữa nhưng ai biết trước được. Tôi vẫn còn rất khỏe", Gerry nói.

Trước đó, Gerry cũng đã có 3 con với người vợ trước khi họ chia tay vào năm 1985.

Hiện nay, danh hiệu ông bố lớn tuổi nhất nước Anh có con sinh đôi là Richard Roden, làm bố khi đã 71 tuổi. Còn ông bố lớn tuổi nhất trên thế giới thuộc về người đàn ông Ấn Độ, Nanu Ram Jogi, có con ở tuổi 90.

VNE

Nhan nhản bác sĩ 'bắt tay' trình dược viên

“Biết người bệnh phải gánh thêm một số tiền khá lớn khi mua thuốc nhưng nghề của chúng tôi là vậy, nếu không có người cầm bút ghi tên thuốc vào toa thì thuốc mãi mãi chỉ nằm kho. Cho nên phải nâng giá lên để còn chi hoa hồng cho bác sĩ”, giám đốc một hãng dược thú thật.

Người bệnh mong chờ được kê toa bán thuốc đúng giá, đúng bệnh. Ảnh có tính minh họa: Hoàng Hà.

Theo anh Khang - giám đốc một hãng dược đang điêu đứng vì không thể cạnh tranh chiết khấu với các công ty dược lớn - chung chi cho bác sĩ là hành động lót đường mang tính tất yếu, trở thành cuộc chiến khốc liệt nhất mà ai làm ngành dược cũng biết.

Vị giám đốc này tâm sự, sẽ rất thuận lợi cho những công ty lớn vừa có quan hệ tốt vừa dám chi mạnh tay cho bác sĩ; ngược lại thì rất khốn đốn với công ty dược nhỏ, thiếu lực. Anh nói: "Đây đã là quy luật thương trường như các ngành khác, chẳng qua ngành y đụng đến y đức và khách hàng thường là người bệnh đang lâm vào cảnh khó khăn nên chuyện hoa hồng mới thực sự trở thành nỗi đau".

Không ngạc nhiên trước nghi án bác sĩ kê toa để được hưởng hoa hồng tiền tỷ mà dư luận râm ran thời gian qua, Nguyễn Sang, một trình dược viên gạo cội tại TP HCM, người đã quá quen mặt với các bác sĩ chuyên kê toa ở Sài Gòn, cũng cho biết, việc chung chi cho người kê toa như một hành động trả ơn với vô vàn cách khác nhau.

“Thị trường có quá nhiều loại thuốc, những loại công ty đã đấu thầu vào được bệnh viện thì xem như yên thân. Những 'anh' còn lại hoặc không có trong danh sách thuốc bệnh viện hoặc đang chờ duyệt, buộc phải tung chiêu hấp dẫn để tranh một chỗ đứng. Khi đó bác sĩ được xem là chiếc phao cứu sinh”, Sang nói.

Cũng theo anh Sang, ứng với tầm quan trọng của mỗi bác sĩ (tức uy tín, khả năng kê toa) mà mức chiết khấu cao hay thấp. Ngoài ra, mỗi khoa phòng trong bệnh viện cũng có một mức chung chi riêng. Bên cạnh đó, mức hoa hồng còn được các công ty đẩy lên dần để đủ sức cạnh tranh với đối thủ. Nhiều mặt hàng trong thế cạnh tranh quyết liệt, hoặc ứ hàng quá lâu, mức chiết khấu có khi còn lên đến 100%, thậm chí vài trăm phần trăm. Chính vì thế, giá của thuốc khi đến tay người dân khi ấy đã cao hơn rất nhiều so với giá thực.

“Thế nhưng không phải bác sĩ nào cũng ưng mức chiết khấu hoa hồng cao - một nữ trình dược viên nói - Nhiều lúc hai công ty chênh lệch nhau vài phần trăm nhưng bác sĩ vẫn chọn công ty chiết khấu thấp vì các lý do khác như mối quan hệ từ trước, hoặc đôi khi chỉ vì 'em trình dược viên này đủ sức thuyết phục tôi'".

Ngoài việc chi phần trăm tiền bán thuốc, các trình dược viên còn cho biết, đường đi của thuốc đến với thị trường còn phải luồn lách bằng nhiều hình thức khác như: mời bác sĩ đi du lịch nước ngoài, quà cáp ngày lễ, mời dự hội thảo ra mắt thuốc mới... Cách làm này được xem là loại “hoa hồng cao cấp”, một hình thức quan hệ tích cực.

“Tất nhiên không thể đánh đồng theo kiểu vơ đũa cả nắm, bởi ngoài những bác sĩ luôn sẵn lòng nhận chiết khấu để kê toa, cũng có không ít bác sĩ đuổi ngay trình dược viên ra khỏi phòng khi thấy họ lấp ló. Các vị này chỉ tập trung chuyên môn và chỉ quan tâm đến những loại thuốc thực sự có lợi cho người bệnh”, trình dược viên Thanh Luân, công tác tại một công ty dược ở quận Tân Bình nói.

Một bác sĩ về hưu tâm sự, câu chuyện "hoa hồng" này đã xảy ra từ hai mươi năm qua, bắt đầu khi mà các công ty dược ồ ạt đầu tư vào VN.

"Ngày đó, tôi từng đau đầu vì sự tra tấn của các trình dược viên đến chào thuốc, không ít người còn rao luôn cả mức chiết khấu. Quá cám dỗ nên không ít bạn đồng nghiệp đã nhận lời. Câu chuyện hoa hồng này, theo tôi chỉ mong vào cái tâm của bác sĩ mà thôi", ông này nói.

Trao đổi với VnExpress.net về quan hệ giữa bác sĩ và người giới thiệu thuốc, Phó giáo sư - Tiến sĩ Trương Văn Tuấn, Chủ tịch hội Dược sĩ bệnh viện - Trưởng khoa Dược Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM khẳng định, đây là câu chuyện phổ biến và kéo dài ở VN cũng như cả thế giới.

"Ngoài vụ việc đang được nhắc đến, trước đây, Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM cũng từng phát hiện và xử lý một số trường hợp kê toa chưa hợp lý, nhưng quy mô không lớn" ông Tuấn nói.

Tại VN, để hạn chế nạn bác sĩ kê toa nhận hoa hồng, các bệnh viện thành lập Hội đồng thuốc và giám định của bệnh viện theo dõi định kỳ. Tuy nhiên hình thức giám sát chỉ trên sổ sách như hiện nay chưa chắc hiệu quả, bởi nếu bác sĩ đã cố tình muốn giới thiệu bệnh nhân đến phòng mạch của mình mua thuốc là không khó. Những hành động như trao đổi bằng miệng, đưa danh thiếp cho bệnh nhân hay nhờ vệ tinh bên ngoài bệnh viện tiếp thị… đều rất khó bị phát hiện. Chính vì thế theo ông Tuấn, từ trước đến nay, để hạn chế nạn nhận hoa hồng, ban giám đốc các bệnh viện chỉ còn cách tuyên truyền và kêu gọi y đức.

Chủ tịch hội Dược sĩ Bệnh viện TP HCM cũng cho hay, không riêng VN, trên thế giới dù Hội Y tế của nhiều nước đã cảnh báo song tình trạng hoa hồng cho bác sĩ vẫn không thể diệt tận gốc. Tuy nhiên hình thức “qua lại” tại một số nước, theo ông Tuấn, có vẻ tích cực hơn bằng các chương trình hội thảo khoa học kết hợp với du lịch.

Nhằm khắc phục việc bác sĩ kê toa nhận hoa hồng, chính phủ một số nước chỉ chấp nhận cho một ít nhà phân phối dược uy tín cung cấp thuốc. Tất cả loại thuốc về đến bệnh viện đều đã được chính phủ duyệt, trong đó chính phủ duyệt cả mức giá bán đã tính luôn mức chiết khấu một cách công khai.

Tại VN, bên cạnh sự nhốn nháo của vô vàn nhà phân phối dược, số lượng nhà phân phối có uy tín, không chấp nhận chuyện chi hoa hồng đã dần xuất hiện nhưng vẫn chưa đủ mạnh. Trong khi đó, các văn bản hiện hành tại VN vẫn chưa quy định cụ thể mức xử lý đối với trường hợp chi hoa hồng cho bác sĩ.

VNE

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2010

Bệnh sán lá gan lớn: Khi đủ thuốc lại lo bệnh bùng phát

Giờ đây, người dân miền Trung và Tây nguyên không phải đi xa để khám và nhận thuốc xổ sán lá gan lớn. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn lại lo bệnh này có thể bùng phát.

Sơ đồ chu kỳ nhiễm sán lá gan - Đồ họa: Nguyễn Võ Trung

Mới đây bà Lê Thị Thu, 38 tuổi và con là Trần Văn An, 17 tuổi, ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định, đi xét nghiệm phát hiện nhiễm sán lá gan lớn. Bà Thu nói: “Tui mua thuốc cho cả hai mẹ con chỉ hơn một trăm ngàn, sau vài ngày uống thuốc thấy khỏe hẳn, tui làm ruộng không còn thấy mệt và đau trong người như trước. Cháu An cũng chỉ vắng một buổi học rồi đến trường”.

56.000 đồng là đủ thuốc

Mẹ con bà Thu là hai trong hơn 100 trường hợp nhiễm sán lá gan lớn vừa qua tại Bình Định may mắn hơn so với hàng ngàn bệnh nhân trước đây. Từ tháng 9 năm ngoái trở về trước, nói chung người nhiễm sán lá gan lớn tốn kém tiền bạc và thời gian điều trị do khó mua thuốc đặc trị.

Bình Định: người bệnh nhiều nhất nước

Bác sĩ Lê Quang Hùng cho biết năm ngoái cả nước có 4.300 ca nhiễm sán lá gan lớn ở 47 tỉnh thành. Trong đó, Bình Định có tỉ lệ bệnh nhân cao nhất nước với 800 ca, nhưng hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu hoàn chỉnh để giải thích rõ ràng hiện tượng này.

“Những năm trước để điều trị sán lá gan lớn, bệnh nhân các tỉnh miền Trung và Tây nguyên phải về Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng (SR-KST-CT) Quy Nhơn hoặc bệnh viện đa khoa tỉnh. Bây giờ sau khi viện mở các lớp tập huấn, thuốc đặc trị đã được tung ra thị trường, giá cả hợp lý, bệnh nhân có thể điều trị tại địa phương” - thạc sĩ Huỳnh Hồng Quang, trưởng khoa nghiên cứu Viện SR-KST-CT Quy Nhơn, nói.

“Hiện tại, thuốc đặc trị bệnh sán lá gan lớn là Triclabendazone đã được đưa vào danh mục thuốc thiết yếu và mỗi liều điều trị chỉ hai viên, giá trên thị trường chỉ 28.000 đồng/viên. Như vậy với số tiền thuốc 56.000 đồng cho liều điều trị duy nhất cũng không phải quá khó khăn đối với bệnh nhân nghèo” - bác sĩ Lê Quang Hùng, phó giám đốc Sở Y tế Bình Định, nói.

Năm ngoái, dù Viện SR-KST-CT trung ương đã chuyển giao cho Viện SR-KST-CT Quy Nhơn 6.500 viên Triclabendazone (Egaten 250mg) từ nguồn thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhưng do số bệnh nhân tăng nên số thuốc trên không đáp ứng đủ nhu cầu điều trị, gây nhiều khó khăn cho các cơ sở y tế ở miền Trung - Tây nguyên.

Sau khi Bộ Y tế cho phép, Viện SR-KST-CT đã xúc tiến các thủ tục đấu thầu mua thuốc. “Bắt đầu từ 15-9-2009 chúng ta đã chủ động được nguồn thuốc đặc hiệu trong điều trị bệnh sán lá gan lớn” - tiến sĩ Triệu Nguyên Trung, viện trưởng Viện SR-KST-CT Quy Nhơn, nói.

Tìm cách phòng chống lâu dài

Theo tiến sĩ Triệu Nguyên Trung, dù đã có thuốc điều trị nhưng bảy tỉnh miền Trung (từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa) và Tây nguyên đang đối mặt với tình trạng bùng phát bệnh sán lá gan lớn. Năm 2009, bệnh sán lá gan lớn tại khu vực này gia tăng với 3.905 ca nhiễm (năm trước có hơn 1.800 ca).

Nếu tính cả những ca phát hiện nhưng chưa được điều trị (thời điểm không có thuốc) thì số ca nhiễm sán lá gan lớn năm ngoái ước tính 6.000 ca. Để giải quyết vấn đề này không chỉ đơn thuần điều trị cho người bệnh, mà đòi hỏi có giải pháp tổng thể là nghiên cứu dịch tễ học bệnh sán lá gan lớn và xây dựng mô hình phòng chống lâu dài, bền vững.

Cũng theo tiến sĩ Trung, đến nay việc nghiên cứu dịch tễ học của sán lá gan lớn liên quan giữa động vật và người chưa được đề cập. Việc xác định nguyên nhân nhiễm bệnh, thành phần loài, phân bố trên phạm vi cả nước chưa được hoàn chỉnh, đặc biệt các minh chứng về nguồn nhiễm, mùa nhiễm bệnh, các yếu tố tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến bệnh chưa được nghiên cứu. Vấn đề chẩn đoán, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giải phẫu bệnh lý cũng như mô hình truyền thông phòng chống bệnh còn đang bỏ ngỏ.

Thạc sĩ Huỳnh Hồng Quang cho rằng nhiều vấn đề khó khăn còn tồn tại, đặc biệt là chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành thú y và y tế. Trong khi đó, sán lá gan ký sinh ở trâu bò và lây nhiễm sang người qua đường tiêu hóa. Sán lá gan có trong đường ruột của trâu bò, theo chất thải ra ngoài môi trường. Vì thế, ở đâu có phân trâu bò là ở đó có sán lá gan. Sán có thể bám trên rau cỏ, ở trong nguồn nước mương, ao, kênh rạch. Nhiều người nhiễm bệnh do ăn rau sống hay do uống nước sông, suối, ao hồ.

Hiện nay, nhiều người vẫn ăn rau sống hoặc ăn tái các loại rau thủy sinh như rau muống, rau cần, rau ngổ, rau cải xoong, ngó sen. Do rửa không sạch ấu trùng sán sống bám trên rau nên nhiều người nhiễm sán. Sán lá gan khi vào người sẽ đi khắp cơ thể và đích đến là gan. Chúng đi xuyên qua mạch máu, vào ổ bụng. Từ ổ bụng, sán xuyên qua bao gan để vào gan sinh sống làm tổn thương nhu mô gan.

Mệt, sốt, da xanh

Người mắc bệnh sán lá gan lớn có các triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút; sốt thất thường, có thể sốt cao, rét run hoặc chỉ sốt thoáng qua rồi tự khỏi; thiếu máu (da xanh, niêm mạc nhợt) thường gặp ở các trường hợp nhiễm bệnh kéo dài, đặc biệt là trẻ em.

Các triệu chứng tiêu hóa thường gặp: đau bụng vùng hạ sườn phải lan về phía sau, hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức (có thể đau âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng); Bệnh nhân có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.

Một số bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng của biến chứng tắc mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hóa; Khám lâm sàng thấy gan to hoặc bình thường, ấn đau, có thể có dịch trong ổ bụng, đôi khi có viêm phúc mạc.

Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác (hiếm gặp) như: đau nhiều khớp, đau cơ, đỏ da; ho, khó thở hoặc có ban dị ứng, mẩn ngứa ngoài da, tràn dịch màng phổi; các triệu chứng biểu hiện sự tổn thương tổ chức nơi sán ký sinh lạc chỗ như khớp, vú, hoặc các cơ quan khác.

TTO

Cha mẹ hoang mang vì văcxin ngừa tiêu chảy chứa virus lạ

Vào mùa đông, nhiều trẻ thường bị tiêu chảy do rotavirus. Ảnh: Hoàng Hà.

Nghe thông tin văcxin Rotarix chứa một loại virus trên lợn, chị Nguyễn Thị Hòa, ở phường 14, quận 5, TP HCM đã vội vã đưa con đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 vì lo không biết con "có mắc bệnh gì không" vì trót uống văcxin này.


Cùng tâm trạng với chị Hòa, nhiều phụ huynh khác tại TP HCM, cũng đã gọi điện hoặc trực đến các điểm tiêm phòng trong tâm trạng hoang mang theo kiểu muốn tìm "thuốc giải".

"Nhà sản xuất văcxin khẳng định đây là loại virus không gây hại, nhưng phụ huynh chúng tôi không thể không hoang mang bởi khẳng định của họ vẫn chỉ mang tính chủ quan. Chúng tôi rất cần ý kiến cao hơn từ các cơ quan y tế", anh Hưng, ngụ ở quận Tân Bình nói.

Tương tự, tại Hà Nội nhiều cha mẹ tỏ ra lo lắng khi đã trót cho con uống văcxin này. Chị Lan (Đội Cấn, Hà Nội) có cậu con trai 20 tháng tuổi đã uống đủ 2 liều phòng tiêu chảy do rotavirus, cũng đôn đáo chạy đi hỏi xem liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con hay không.

Hồi bé được 7 tuần tuổi, nhìn vào sổ ghi ngày tiêm chủng, chị thấy có ghi uống văcxin phòng tiêu chảy, không bắt buộc mà tùy gia đình. Nghĩ cũng là để phòng bệnh cho con, chị đưa con đi uống 2 lần trong 2 tháng liên tiếp.

"Dù hết ngót gần 2 triệu nhưng thấy yên tâm. Đến đợt con phải nằm viện hơn một tuần vì viêm phổi, tôi thấy may mình đã cho con uống vì có nhiều trẻ bị tiêu chảy do rotavirus nhập viện. Nhưng giờ lại có thông tin văcxin đấy có virus lạ, tự nhiên lại thấy lo", chị Lan nói.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, cha mẹ không cần quá hoang mang nếu con đã trót uống văcxin Rotarix.

Tiến sỹ Lê Văn Phủng, Viện trưởng Viện Kiểm định Quốc gia Văcxin và Sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) khẳng định, nếu chỉ có một vật liệu di truyền của virus trên lợn mà uống vào thì cũng không cần quá lo lắng. Vì bất cứ một loại văcxin nào cũng đều phải trải qua quá trình kiểm định hết sức chặt chẽ, đảm bảo an toàn mới được phép đưa vào sử dụng.

Cũng theo tiến sĩ, công tác kiểm định trên thế giới cũng như Việt Nam không có khả năng phát hiện được tất cả các chất có thể có trong một văcxin thành phẩm. Mà chỉ có thể đảm bảo phát hiện được những chất có hại cho con người. Những chất vô tình bị nhiễm vào mà không gây hại gì cho con người thì cũng khó phát hiện được.

"Tuy nhiên, tác hại thực chất của nó đến mức nào thì cũng cần phải nghiên cứu", tiến sĩ Phủng nói.

Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cũng cho biết, từ nhiều năm qua chưa thấy có trường hợp nào "gặp vấn đề" sau khi sử dụng văcxin ngừa rotavirus gây tiêu chảy.

Riêng việc tìm thuốc giải, các bác sĩ chuyên khoa Nhiễm khẳng định không có loại thuốc này và cũng không cần thiết.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn không khuyến cáo bất kỳ sự thay đổi nào về cách thức sử dụng Rotarix. Văcxin này đã được chứng nhận chất lượng bởi WHO và tình trạng chứng nhận chất lượng vẫn không đổi.

Theo chỉ định, trẻ uống Rotarix lần đầu khi đủ sáu tuần tuổi và lần hai sau đó 1 đến 2 tháng. Cả hai liều phải hoàn tất trước 6 tháng tuổi. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2, cho biết, do giá bán lẻ của loại văcxin dịch vụ này khá cao (khoảng 700.000 đồng) nên không phải phụ huynh nào cũng có điều kiện cho con sử dụng.

Bàn về tính hiệu quả của Rotarix, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho rằng, đây là một trong những phương án phòng bệnh hữu hiệu bởi khoảng 70% trường hợp mắc tiêu chảy là do rotavirus gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Triệu chứng là trẻ bị nôn ói nhiều trong ngày, sau đó tiêu chảy phân xanh có mùi tanh, đi nhiều lần trong ngày gây mất nước, suy kiệt, trụy tim mạch... Cuối năm 2009, một trẻ ngụ tại quận 8, TP HCM đã tử vong vì virus này.

Do virus lây nhiễm qua tiếp xúc tay-miệng, trong thời gian tạm ngưng sử dụng văcxin Rotarix, các bác sĩ khuyên phụ huynh nên giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh cá nhân cho trẻ.

VNE

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2010

Bi hài bác sĩ gặp nạn vì bệnh nhân

Ảnh: MT.
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế lao động Hà Nội. Ảnh: MT.

Đang thiu thiu nằm nghỉ trưa tại phòng khám, thấy có cảm giác là lạ, bác sĩ mở choàng mắt ra thì thấy một nam thanh niên nằm cạnh, mắt nhìn mình... âu yếm. Đó là một bệnh nhân vừa được anh khám "vùng kín" sáng nay.

Đây là tai nạn mà bác sĩ Nguyễn Bá Hưng, phòng khám nam, Viện phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng nhớ mãi.

Anh kể, đó là tình huống khó xử anh gặp phải khi khám cho một bệnh nhân là người đồng tính. Khi khám, chàng thanh niên tầm 25 tuổi này cố tình phô bày "của quý" và muốn bác sĩ đụng chạm vào. Sau đó, khi bác sĩ đã khám xong, bệnh nhân cố hỏi đi hỏi lại thật nhiều để kéo dài thời gian và nhờ "khám" tiếp. Đến khi bác sĩ phải nói khéo có nhiều bệnh nhân đang đợi, anh ta mới ra về.

Thế nhưng, buổi trưa, đang chập chờn trong giấc ngủ ngắn, bác sĩ giật mình khi phát hiện bệnh nhân này đã lẻn vào phòng khám và mon men vào giường anh, nằm cạnh. Mãi đến khi bác sĩ phải nổi nóng, đuổi thẳng cổ thì anh ta mới tẽn tò bỏ về.

Bác sĩ Hưng cho biết, đó không phải là lần đầu tiên anh bị bệnh nhân gay "quấy rối". Ban đầu, anh coi đây là một bệnh nhân khó tính, cố gắng nhã nhặn trả lời hết thắc mắc của họ. Nhưng khi nhận thấy khách hàng đặc biệt này thái quá như cố sán gần bác sĩ, có những hành động sỗ sàng, thích đụng chạm... thì anh phải nói cứng ngay, thậm chí đuổi cả bệnh nhân ra khỏi phòng khám.

Còn bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (Thái Hà, Hà Nội) thì vẫn nhớ như in một ca khiến mình và các đồng nghiệp mất ăn mất ngủ mấy tháng trước.

Theo lời bà kể, hôm đó, phòng khám của bà tiếp nhận một nữ bệnh nhân bị rách cùng đồ do quan hệ tình dục quá mạnh, phải tiến hành khâu cầm máu. Như nhiều trường hợp khác, trước khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân đã được xét nghiệm máu, thử HIV... Vì phần rách ở khá sâu, sau hố âm đạo, khi thực hiện thao tác khâu, bác sĩ vô tình chọc kim vào tay mình và bị chảy máu. Tuy nhiên, lúc đó, bà không muốn dừng lại xử lý vết thương của mình mà cố gắng hoàn tất thủ thuật cho bệnh nhân. Đến khi xong việc, bà mới tá hỏa khi nghĩ đến khả năng mình có thể bị nhiễm HIV từ việc này.

"Nếu bệnh nhân bị bệnh ở giai đoạn 3 tháng đầu, xét nghiệm là âm tính nhưng họ vẫn có khả năng lây bệnh cho mình. Vì thế, tôi lo đến mất ăn mất ngủ, phải giục cả kíp cấp cứu hôm đó đi xét nghiệm HIV, đến khi có kết quả âm tính mới thở phào được", bác sĩ Dung chia sẻ.

Bà tâm sự, thật ra, bác sĩ cũng là những con người bình thường, nên khó tránh khỏi những sai sót. Tất nhiên, trong nghề đặc biệt này thì họ phải cố gắng đến mức tối đa để tránh điều đó, song đôi khi vẫn không thể lường trước được mọi tình huống.

Bà kể lại chuyện cách đây đã mấy năm, khi ấy, một bệnh nhân sau khi hút thai đến khám lại thì được phát hiện có tụ máu trong tử cung. Bác sĩ phải tiến hành hút lại nhưng không ngờ cô gái bị chảy máu xối xả. Rất may, do từng được đào tạo về hồi sức nên bác sĩ sản phụ khoa đã tiến hành cấp cứu ngay rồi đưa cô gái vào bệnh viện.

Ảnh: MT.
Các bác sĩ khoa cấp cứu hay phải đối mặt với các tình huống bị người nhà bệnh nhân nạt nộ. Ảnh: MT.

Tuy nhiên, sau sự việc này, gia đình bệnh nhân quay lại đòi kiện bác sĩ, vì cho rằng do bà làm ẩu nên mới gây tai biến như vậy. Nhưng khi được bác sĩ tận tình giải thích và lật giở lại hồ sơ bệnh án ghi rõ tiến trình thực hiện thủ thuật, những lưu ý về ca này, bệnh nhân và người nhà mới chịu rút đơn.

"Việc tư vấn cho bệnh nhân biết rõ về tình trạng sức khỏe của mình, cách điều trị hay thủ thuật thực hiện, nói chính xác tiên lượng sau đó, không giảm nhẹ cũng không phóng đại là rất quan trọng. Khi bệnh nhân đã hiểu rõ mọi điều thì sẽ tránh được những phiền toái về sau", bác sĩ Dung chia sẻ.

Theo bà, thật ra, tất cả các vụ kiện tụng hay gây gổ chủ yếu là do thái độ của bác sĩ chứ không phải vì những thiếu sót chuyên môn. Giải thích cặn kẽ, ân cần, làm hết trách nhiệm, không bắt chẹt hay tỏ ra thờ ờ... thì bệnh nhân sẽ chẳng có cớ gì để gây gổ với bác sĩ, và nếu có điều gì đáng tiếc xảy ra, họ cũng thông cảm hơn với người thày thuốc.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, Viện Bỏng trung ương cho biết, riêng trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, nếu không tư vấn rõ ràng với bệnh nhân trước khi thực hiện, các bác sĩ rất dễ gặp "phiền". Ông kể lại chuyện một bác sĩ trẻ đã phải dở khóc dở cười khi bị bệnh nhân đến bắt đền vì cái mũi cô nâng không được cao, gọn như mong muốn.

Bệnh nhân có chiếc mũi tẹt, lại gãy muốn được nâng cho cao, đẹp như các diễn viên điện ảnh. Sau một hồi kì kèo so đo giá cả với các trung tâm thẩm mỹ nhan nhản ngoài đường, bệnh nhân cũng chấp nhận nâng mũi tại Viện Bỏng. Tuy nhiên, đến khi hoàn thành, nhìn vào gương, chị giãy nảy nhất định đòi bác sĩ "bồi thường" vì chiếc mũi chỉ cao hơn một chút chứ không đẹp được như mũi của diễn viên Hàn Quốc.

Dù nghe các bác sĩ giải thích rằng, nếu làm mũi cho chị thật cao thì lớp da vùng mũi trên khối silicone độn sẽ nhanh chóng mỏng dần, không đủ sức che phủ, thậm chí làm da bị thủng, chị vẫn... ấm ức. Sau đó, khi bác sĩ mang hai tấm ảnh chụp trước và sau khi nâng để thấy rõ sự khác biệt, chị mới tạm nguôi ngoai.

Không chỉ gặp các sự cố như bị bệnh nhân "bắt đền", to tiếng hay đòi kiện cáo, nhiều bác sĩ còn bị người nhà bệnh nhân hành hung.

Ngay mới đây, tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng, đã xảy ra vụ người nhà bệnh nhân đuổi đánh y tá, khiến nạn nhân phải chạy đi ẩn nấp, còn cả khoa cấp cứu được phen hú vía.

Một bác sĩ chuyên khoa cấp cứu tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội cũng kể rằng, với họ, chuyện bị đuổi, đánh có thể ít gặp nhưng việc bị người nhà bệnh nhân nạt nộ, quát tháo, chửi bới thì không hiếm. Anh cho biết, thực tế, nhiều ca bị thương phần ngoài, chảy máu be bét, nhìn rất kinh khủng và khiến người nhà bệnh nhân vô cùng lo lắng nhưng lại không nguy hiểm. Trong khi đó, có những ca bị chảy máu ở nội tạng hay chấn thương sọ não, biểu hiện bên ngoài không có gì đáng kể nhưng lại hết sức khẩn cấp, cần được xử lý ngay. Nhiều người nhà bệnh nhân không hiểu như vậy, lại cho rằng bác sĩ không công bằng, nhận đút lót hay vì mối quan hệ quen biết mà làm cho người nhẹ trước, không chữa cho người nhà mình, nên gây gổ, làm lớn chuyện.

Bác sĩ Bùi Quốc Công, phó trưởng khoa gây mê hồi sức, Bệnh viện E Hà Nội cho biết, thật ra, dù với nghề nào, dù cẩn thận đến mấy cũng khó tránh khỏi những sai sót và gặp sự cố. Trong chuyên môn của ông, chỉ cần một thao tác sai, hay tiên lượng không đúng một chút, có thể gây tử vong bệnh nhân nên những người thầy thuốc luôn phải hết sức thận trọng. Và ông biết, không ít đồng nghiệp sau những tai nạn nghề nghiệp gây hại cho bệnh nhân cả năm không ngủ được, lúc nào cũng thấp thỏm không yên. Và đã có người phải xin nghỉ việc, hay chuyển công tác, không bao giờ dám thực hiện gây mê hay cầm dao mổ nữa.

Bác sĩ Công cho rằng, thực tế, đối với bác sĩ, ngoài chuyên môn cần có sự hiểu biết xã hội cao, biết nắm bắt tâm lý người bệnh và người nhà của họ, luôn thể hiện sự tôn trọng bệnh nhân, gần gũi họ. Khi đó, dù có xảy ra điều gì thì hai bên cũng dễ chia sẻ và thông cảm cho nhau, hạn chế được những va chạm đáng tiếc.

VNE

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2010

Người nhà bệnh nhân 'đại náo' bệnh viện

Nghĩ bệnh viện chậm cứu con mình, người nhà bệnh nhân lao đến đuổi đánh y tá, khiến cả khoa Cấp cứu, Bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng) được phen hú vía.

Vụ việc xảy ra tối 22/3, trong ca trực cấp cứu do bác sỹ Phạm Quang Minh làm trưởng ca.

Chiều 23/3, lãnh đạo bệnh viện kể lại, bệnh nhân Hoàng Văn Long (22 tuổi) ở huyện An Dương, TP Hải Phòng nhập viện trong tình trạng bị vết thương ở đầu, mặt. Gia đình chưa nộp tiền cho bệnh viện nhưng các y bác sỹ tại khoa cấp cứu vẫn băng bó, rồi đưa bệnh nhân đi xét nghiệm, chụp chiếu, siêu âm để chuẩn bị cho phẫu thuật. Sau đó người này được đưa vào phòng lưu số 2 chờ phẫu thuật.

Cho rằng các ca trực làm thủ tục chậm, hơn chục người nhà của bệnh nhân đã to tiếng chửi bới. Thấy y tá Nguyễn Hồng Sơn (33 tuổi) của khoa cấp cứu đứng ra khuyên can, lập tức số người trên lao vào dùng chân tay đấm, đá túi bụi. Nạn nhân nhanh chân chạy vào phòng bác sỹ gần đó ẩn nấp.

Bảo vệ bệnh viện đã bắt được một trong nhóm người trên giao cho công an phường Cát Dài.

Phía bệnh viện cho hay, đây không phải lần đầu nhân viên bệnh viện bị hành hung. 5 ngày trước đó cũng xảy ra tình trạng tương tự. Nghiêm trọng hơn đã có trường hợp do bức xúc đã rút súng đe dọa đội ngũ y, bác sĩ.

VNE

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2010

Thêm một bé trai sống sót khi bị dây thép xuyên vào não



Cậu bé Bing Bing, 4 tuổi, ở Trung Quốc đang chơi một mình thì trượt ngã và kết quả một đoạn dây thép dài 12 cm đã xuyên qua mắt trái vào não.

Ngay lập tức, Bing Bing được đưa vào bệnh viện tỉnh, sau đó chuyển lên bệnh viện tuyến trên vì tình trạng rất nghiêm trọng.

Hình ảnh chụp Xquang của bé Bing Bing khi bị thép xuyên lên não.

Theo Mirror, tai nạn tình cờ xảy ra khi cha cậu bé, ông Tao, đang giúp hàng xóm chuyển đồ đạc và để cậu bé tự chơi một mình.

Bác sĩ Xu Minhui, Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh cho biết: "Những trường hợp bị vật lạ cắm sâu như thế rất hiếm. Ban đầu chúng tôi nghi ngờ sợi dây đã làm hỏng mắt trái nhưng hình ảnh chụp CAT cho thấy sợi dây chỉ sượt qua nhãn cầu mắt và đi thẳng vào mô não".

Ca phẫu thuật lấy sợi đã diễn ra thành công công và sức khỏe cậu cũng bình phục dần.

Theo Vnexpress

Những “sát thủ” khoác áo trắng trong lịch sử thế giới

Họ đều là những bác sĩ nhưng những việc làm của họ đã hoàn toàn trái ngược với đạo đức của nghề y cao quý. Dưới đây là chân dung của họ.

Josef Mengele (Đức).

“Thiên thần chết” Josef Mengele (Đức)

Là một sĩ quan SS của phát xít Đức cũng như là một bác sĩ Đảng quốc xã Đức, bản thân Josef Mengele còn là một nhân vật nổi tiếng đứng đầu bảng danh sách này. Nổi tiếng với biệt danh "Thiên thần chết" hay "Qủy đẹp", Mengele là viên bác sĩ quan trọng trong việc xác định sự sống của các tù nhân - những người đã quá yếu đuối và có thể bị giết chết bất kỳ lúc nào. Không chỉ trực tiếp làm "bốc hơi hàng triệu tù nhân Đức quốc xã mà Mengele còn nổi tiếng bởi những màn thí nghiệm trên thân thể người cực kỳ quái đản. Tại Trại tập trung tù nhân Auschwitz, Mengele thường quan tâm cao độ tới các ca thử nghiệm tính di truyền trên cơ thể của các cặp sinh đôi và làm cách nào để xác định được họ. Mỗi đợt, hắn áp dụng từ 10 cặp song sinh bằng cách tiêm thuốc ngủ cho các nạn nhân rồi sử dụng chất gây mê chloroform để giết chết họ, sau đó tiến hành mổ xẻ thi thể các nạn nhân để so sánh với các cặp sinh đôi khác. Bên cạnh những thí nghiệm điên cuồng này, Mengele còn nổi tiếng bởi thí nghiệm giải thích nguyên nhân tại sao mắt lại có nhiều màu sắc khác nhau bằng cách tiêm thuốc nhuộm vào trong tròng mắt của nạn nhân bị thí nghiệm; hoặc các thủ thuật cắt bỏ chi hay làm cho phụ nữ trở nên vô sinh...

Michael Swango (Mỹ).

thủy dùng độc” Michael Swango (Mỹ)

Mặc dù bị buộc tội mưu sát 3 người, song nhiều người cho rằng Michael Swango đã thủ tiêu ít nhất là 30 người và một số khác lại nhận định rằng trong suốt thời gian làm bác sĩ tại một số bang khác nhau trên đất Mỹ, Michael từng thủ tiêu khoảng 60 người. Mọi chuyện đều bắt đầu khi Michael làm việc tại Trường đại học Y khoa Nam Illinois, hắn đã có một xu hướng bệnh hoạn là rất có cảm xúc với các nạn nhân đang hấp hối. Sau khi tốt nghiệp, mặc dù bị trục xuất khỏi nhà trường nhưng chẳng hiểu dịp may nào đó tạo cơ hội cho Michael trở thành bác sĩ thực tập tại Đại học Ohio. Tại những nơi mà hắn từng xuất hiện, các nữ y tá đều ngạc nhiên không tài nào hiểu ra nguyên nhân vì sao những bệnh nhân đang khoẻ mạnh bỗng lăn đùng ra chết đột ngột mà không hề bộc lộ dấu hiệu nào trước đó. Michael Swango bị cảnh sát bắt giữ vì những bằng chứng cho thấy, hắn ta liên tục đầu độc các nạn nhân bằng chất độc thạch tín và nhiều loại chất độc khác. Giờ đây, Michael Swango đang ngồi bóc lịch tại nhà tù ADX Florence.

John Bodkin Adams (Anh - Ireland).

“Sát thủ gây mê” John Bodkin Adams (Anh - Ire-Land)

John Bodkin Adams là một bác sĩ đa khoa, cả cuộc đời của hắn tràn ngập máu tanh bởi các vụ giết người và cả sự lừa lọc gian trá. Trong khoảng thời gian từ năm 1946 - 1956, dưới tay của Adams đã có hơn 160 bệnh nhân bị chết một cách đáng ngờ. Cụ thể, trong số 160 nạn nhân thì có tới 132 người tự nguyện ghi vào di chúc của họ là để lại toàn bộ tiền bạc và tài sản có giá trị cho Adams sau khi họ qua đời, mà sau đó người ta khám phá ra rằng đó hoàn toàn là những chúc thư bị giả mạo bởi chính chữ ký cùa hắn.

Carl Clauberg (Đức).

“Sát thủ phá thai” Carl Clauberg (Đức)

Là bác sĩ thuộc Đảng quốc xã Đức, Carl Clauberg cũng như nhiều bác sĩ tử thần khác từng gây bao ác nghiệt tại các trại tập trung của Đức quốc xã, đặc biệt là trại tập trung tử thần Auschwitz. Sau khi đảm nhiệm chức vụ bác sĩ trưởng khoa, chẳng mấy chốc Carl đã trở thành giáo sư tại Đại học Konigsberg. Sau khi trở thành thành viên của Đảng quốc xã Đức vào năm 1933, năm 1942, Carl Clauberg cùng với Heinrich Himmler đã tiến hành các đợt thí nghiệm hàng loạt về triệt sản ở nữ giới. Đôi khi các nạn nhân nữ cũng bị giết dùng cho các đợt mổ xẻ tử thi của Carl. Trong suốt thời gian hành nghề bác sĩ tại Auschwitz, Carl Clauberg đã thử nghiệm trên cơ thể của ít nhất 300 phụ nữ.

Harry Howard Holmes (Mỹ).

“Sát thủ bóp méo thi thể” Harry Howard Holmes (Mỹ)

Harry Howard Holmes còn có tên lúc sinh là Herman Mudgett, là tên giết người hàng loạt đầu tiên bị phán quyết treo cổ ở Mỹ. Vào năm 1884, Harry trở thành bác sĩ tại Đại học Y khoa Michigan. Trong suốt thời gian này, hắn thường bộc lộ hành vi ăn trộm các xác chết từ phòng thí nghiệm của trường đại học và tiến hành các thủ thuật bóp méo xác chết rồi loan tin là đã có kẻ giết chết họ. Thông qua hành vi xấu xa này, Harry muốn chiếm đoạt các khoản tiền bảo hiểm từ cảnh sát. Sau khi tốt nghiệp, hắn chuyển đến Chicago, tại đây hắn kết thân với một nhân viên dược sĩ địa phương cho phép hắn có quyền sở hữu một khách sạn. Đây cũng là khách sạn địa ngục khi mà Harry tiến hành các đợt thí nghiệm quái đản của hắn trên các tử thi, thường là các phụ nữ đã lọt vào bàn tay ác qủy của hắn. Các tử thi này thường bị cắt ra thành từng phần, thịt được lóc sạch khỏi bộ xương, từ đó sẽ biến thành các mô hình xương người, sau đó hắn ta lại đem bán các mô hình xương người này cho các trường y khoa nhằm mục đích kiếm lời.

Walter Freeman (Mỹ).

“Phù thủy não người” Walter Freeman (Mỹ)

Hắn không phải là một bác sĩ bình thường, Walter Freeman là một nhà thần kinh học từng tốt nghiệp Trường đại học Yale và Trường y khoa thuộc Đại học Pennsylvania. Nổi tiếng toàn nước Mỹ, Walter Freeman sở hữu trong tay hơn 3.500 thùy não, đáng chú ý là thùy não của Rosemary Kennedy và nhiều cá nhân khác. Trong khi mà cho đến tận ngày nay, thùy não rất hiếm được sử dụng, thế nhưng Freeman đã bảo tồn chúng một cách hoàn hảo, khiến cho tên tuổi ông ta nổi tiếng như cồn, ông ta còn sử dụng các thùy não này cho mục đích "chữa bệnh". Walter Freeman lại là một bác sĩ lập dị, thay vì phải trải qua các ca phẫu thuật tách lấy thùy não, thì ông ta đã sử dụng một chiếc rìu chặt nước đá trong nhà bếp của mình để lấy hơn 20 thùy não/ngày, kinh dị hơn ông ta còn mời truyền hình quay trực tiếp cảnh ông ta làm với các bệnh nhân, kinh khủng nhất là khi nhìn thấy chiếc rìu chặt đá này chọc thẳng vào não của bệnh nhân.

Jack Kevorkian (Mỹ).

“Chuyên gia tư vấn tự vẫn” Jack Kevorkian (Mỹ)

Jack Kevorkian nổi tiếng bởi khả năng chấm dứt cuộc sống của con người thông qua việc tư vấn họ cách thức chết êm ái. Hắn ta còn nổi tiếng với câu nói "Chết không phải là tội lỗi". Có thông tin cho rằng hắn đã làm cho 130 bệnh nhân hay hơn thế ra đi thanh thản bằng chính sự hỗ trợ của hắn. Jack Kevorkian đã sáng tạo ra cỗ máy chết không đau đớn, cho phép các bệnh nhân được chết theo 2 phương hướng. Cách thứ nhất, hắn tiêm vào cơ thể các bệnh nhân với muối natri thiopental và kali clorua. Cách thứ hai, hắn sử dụng một chiếc mặt nạ có chứa khí carbon monoxide để úp lên mặt bệnh nhân. Hành động giúp tự vẫn êm ái của Jack Kevorkian khiến hắn đối mặt với án phạt tù từ năm 1999-2007, có thể hắn ta sẽ được phóng thích sớm.

Nguyễn Thanh Hải -skđs

Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2010

Chết vì nước bẩn nhiều hơn vì đạn bom

Theo Viện Nước quốc tế Stockholm (SIWI), nước bẩn gây chết người nhiều hơn chiến tranh hay động đất, với khoảng 3,6 triệu người chết mỗi năm do dùng nước bẩn.

Ở các nước nghèo, người dân vẫn phải dùng nước ao để nấu ăn, uống... - Ảnh: worldhelpfound.org

Trận động đất ở Haiti vào tháng trước đã cướp đi mạng sống của hơn 200.000 người, là thiên tai gây chết người nhiều nhất trên thế giới trong năm nay. Trong khi đó theo SIWI, do sử dụng nước bẩn, khoảng 3,6 triệu người - trong đó có 1,5 triệu trẻ em - đã tử vong mỗi năm vì bệnh tả, tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn...

Trước thềm Ngày Nước thế giới (22-3), Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-Moon nói nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm và sẽ càng khan hiếm hơn do biến đổi khí hậu. Do đó, chủ đề Ngày Nước thế giới năm nay sẽ là "Nước sạch vì một thế giới khỏe mạnh", trong đó nhấn mạnh cả chất lượng và khối lượng nguồn nước sạch đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Theo một nghiên cứu do Chương trình giám sát chung (JMP) thuộc Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) công bố đầu tuần này, hiện 87% dân số thế giới (tức 5,9 tỉ người) đã được sử dụng nguồn nước uống an toàn.

Tuy nhiên, gần 39% dân số thế giới (trên 2,5 tỉ người) vẫn đang sống trong điều kiện thiếu các tiện nghi vệ sinh tối thiểu, do đó cần có nỗ lực đột phá mới nhằm giúp đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vào năm 2015.

TTO

Diễn tập cấp cứu tai nạn giao thông hàng loạt

Lúc 13g ngày 16-3, trên đường từ Quảng Trị vào Huế, một ôtô khách đã lật nhào xuống ruộng. Trong số 50 hành khách trên xe, theo chính quyền địa phương, có ba người chết tại chỗ, một người chết trên đường đi cấp cứu, 46 người bị thương...

Một tình huống phân loại và điều trị nạn nhân bị trọng thương trong buổi diễn tập - Ảnh: Đình Toàn

Tình huống giả định trên được Bệnh viện Trung ương Huế đưa vào kịch bản cấp cứu tai nạn hàng loạt lần đầu tiên diễn tập tại bệnh viện. Cuộc diễn tập gần ba giờ này được chín bác sĩ, y tá là các chuyên gia về cấp cứu, cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong cấp cứu thảm họa và tai nạn giao thông hàng loạt đến từ Nhật Bản quan sát và góp ý.

Có khoảng 100 người là sinh viên y khoa năm 6, cán bộ, y sĩ, nhân viên bệnh viện cùng ba xe cấp cứu, nhiều trang bị, thuốc men cần thiết được huy động để tham gia cuộc diễn tập này.

Bác sĩ Trần Thị Đoan Trang, trưởng khoa khám bệnh - cấp cứu Bệnh viện Trung ương Huế, nói đây chỉ mới là cuộc diễn tập do bệnh viện tổ chức. Rất cần thiết để có những cuộc diễn tập quy mô lớn hơn như cấp cứu thảm họa với sự tham gia đa ngành, đa cấp.

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2010

Người phi giới tính đầu tiên trên thế giới

May-Welby cho rằng "khái niệm nam hay nữ không phù hợp với tôi". Ảnh: Telegraph.

Norrie May-Welby, 48 tuổi, sống ở Sydney, vừa được các quan chức Australia thừa nhận là người phi giới tính, trở thành trường hợp đầu tiên trong lịch sử.

Ra đời trong hình hài một cậu bé ở Scotland, May-Welby di cư tới Australia vào năm 7 tuổi. Trải qua cuộc phẫu thuật chuyển giới ở tuổi 28, May-Welby trở thành phụ nữ, nhưng vẫn tiếp tục không hài lòng về cuộc sống của mình, vì thế "chị' quyết định ngừng điều trị hoóc môn, và sống trong trạng thái phi giới tính.

"Tôi đã không dùng hoóc môn trong 20 năm qua, vì thích để cho não bộ và cơ thể tự nhiên như nó vốn thế", May-Welby nói.

Các quan chức Sydney đã quyết định sửa lại chứng minh thư cho May-Welby, trong đó mục giới tính được ghi là "không xác định", sau khi các bác sĩ không thể làm rõ được giới tính của cơ thể người này.

May-Welby nói: "Khái niệm nam hay nữ không phù hợp với tôi. Giải pháp đơn giản nhất là chẳng xếp vào loại giới tính nào cả".

Chứng minh thư của May-Welby, với phần giới tính được ghi "không xác định" (Not specified)

Theo Telegraph, tổ chức Tin cậy Giới tính Anh đã chào đón thông tin này, và hy vọng các nơi trên thế giới cũng làm theo. Một phát ngôn viên của tổ chức cho biết "Nhiều người thích ý tưởng trở thành phi giới tính".

VNE

Đau lưng do sai tư thế

Nhiều người mắc bệnh đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm... do ngồi, đứng, nằm... không đúng tư thế.

Khi khuân vật nặng cần chỉnh lưng thẳng, sau đó từ từ nhấc vật nặng lên - Ảnh: N.C.T.

Một buổi sáng thức dậy bỗng dưng thấy đau vùng thắt lưng dù tối hôm trước vẫn bình thường. Đây là dấu hiệu phổ biến mà nhiều bệnh nhân hay than phiền, thắc mắc với bác sĩ khi triệu chứng đau vùng thắt lưng bất ngờ xuất hiện.

Lưu ý đứng khom, ngồi xổm, nằm cong

Bác sĩ Hồ Thị Đoan Trinh cho biết bất kỳ động tác nào cũng có một chuỗi điều khiển hoạt động. Với vận động viên, trước khi thi đấu phải có thời gian chuẩn bị hoặc khởi động. Thời gian chuẩn bị này giúp trung khu thần kinh từ não điều khiển hết tất cả cơ quan bộ phận như hô hấp, tuần hoàn, những phụ thể của cơ xương khớp đó. Còn khi chưa chuẩn bị, làm đột ngột một động tác nào đó thì cơ thể sẽ phản ứng, tự bảo vệ bằng cách co lại. Chính sự co này sẽ phóng ra một số hóa chất trung gian gây đau. Do vậy, không nên làm bất kỳ động tác nào một cách quá đột ngột.

Với trường hợp đau thắt lưng, bác sĩ Hồ Thị Đoan Trinh - trưởng khoa điều trị đau, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương (TP.HCM) - kết luận chính tư thế nằm ngủ cong lưng gây ra triệu chứng đau này.

Cũng với triệu chứng đau vùng thắt lưng, nhiều nhân viên văn phòng, phụ nữ nội trợ đã tìm đến khoa điều trị đau - Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương để tìm nguyên nhân. Theo bác sĩ Trinh, chính tư thế không đúng khi làm những công việc hằng ngày như: đứng khom người rửa bát, khom lưng lau nhà, thái thịt...đã gây chứng đau thắt lưng âm ỉ, kéo dài.

Một tư thế gây nhiều bệnh nhưng rất nhiều người mắc phải là ngồi xổm. Tư thế này luôn làm lưng cong, gập gối quá mức, tăng áp lực ổ bụng có thể gây bệnh đau thắt lưng, thoái hóa khớp gối, thậm chí khi tăng áp lực ổ bụng lâu ngày có thể là nguy cơ gây bệnh trĩ.

Tránh những động tác đột ngột

Theo bác sĩ Đoan Trinh, làm những động tác mạnh như khiêng nặng, với cao, xoay người, ngồi dậy... đột ngột đều là nguyên nhân làm giãn dây chằng cột sống, trượt đốt sống, gây đau thắt lưng và có thể nặng hơn là thoát vị đĩa đệm. Một số động tác mạnh, đột ngột thường gặp là khom người dùng hết sức để khiêng một vật nặng mà đúng ra trước khi khiêng phải ngồi thấp xuống, chỉnh cho lưng thẳng, sau đó mới từ từ nhấc vật nặng lên. Không chỉ khiêng vật nặng mà với cao quá tầm như thắp nhang cũng có thể bị đau lưng. Nên kê một chiếc ghế đủ tầm cao để không phải với.

Một tư thế sai nữa rất thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày là mặc quần trong tư thế khom người đột ngột và với quá mức để kéo quần lên. Tư thế này khiến cột sống bị cong đột ngột, gây đau lưng.

Ở không ít người lại xuất hiện triệu chứng đau lưng sau khi đẩy chân chống đứng dựng xe máy hoặc nhấc phía sau xe để chỉnh hướng xe theo ý... Theo bác sĩ Đoan Trinh, hạn chế làm những động tác này vì chiếc xe máy nhẹ nhất cũng nặng khoảng 70kg. Bắt cơ thể đột ngột nhấc một trọng lượng nặng như vậy dễ gây đau thắt lưng, thậm chí thoát vị đĩa đệm.

Luôn giữ lưng thẳng

Bác sĩ Nguyễn Ảnh Đạt - phó khoa điều trị đau, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương - nhấn mạnh cho dù làm bất cứ động tác gì cũng cần giữ lưng thẳng và không được với quá tầm.

Có những người chỉ để tư thế sai một lần đã gây đau, nhưng có người làm nhiều lần mới đủ tích tụ gây đau. Ban đầu phản ứng đau chỉ là phản ứng tự vệ, báo động cho người bị đau biết không được làm một việc gì đột ngột.

Tuy nhiên, nếu không quan tâm, chỉnh sửa tư thế sai mà tiếp tục làm những động tác này thì triệu chứng đau sẽ thường xuyên lặp lại, gây ra bệnh lý. Tùy vào vị trí tổn thương trong cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng đau ở vị trí đó. Ví dụ như tổn thương ở cơ sẽ gây đau cơ, tổn thương dây chằng sẽ gây giãn dây chằng, trượt đốt sống gây đau cột sống...

Khi có dấu hiệu đau, bác sĩ Ảnh Đạt khuyên người bệnh nên tự điều chỉnh những tư thế sai của mình, nếu thấy hết đau thì không cần đến bệnh viện.

Ngược lại, dù người bệnh đã chỉnh tư thế nhưng vẫn không hết đau, cần đến bệnh viện để tìm nguyên nhân vì triệu chứng đau này có thể do nguyên nhân khác gây nên hoặc đã trở thành đau mãn tính. Bệnh nhân bị đau mãn tính sẽ không thể điều trị dứt điểm, các bác sĩ chỉ có thể giúp bệnh nhân hạn chế đau ở mức tối đa mà không chịu tác dụng phụ của thuốc.

THÙY DƯƠNG - TTO

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2010

Cuộc sống dần trở lại chung cư bị cháy

Vẫn chưa hết kinh hoàng sau vụ cháy, những người dân sống ở tầng 18 tòa nhà chung cư JSC 34, Hà Nội vừa dọn dẹp vừa ôm nhau khóc. Căn hộ nhà anh Lưu Đức Vinh đông đúc người đến thăm hỏi nạn nhân xấu số.

Trên tầng 17, 18, các bức tường của tòa nhà chung cư JSC 34 vẫn đen kịt một màu.
Văn phòng một công ty hé mở cửa nhằm thoát mùi khét lẹt vẫn ám nhiều ngày.
Công nhân đang dọn dẹp tại nhà anh Nguyễn Ngọc Sơn, căn hộ tại tầng 18 bị khói mù bao phủ khi xảy ra vụ cháy.
Chỉ cách đây ít giờ, những mảng muội khói đen xì dày cả cm còn nhầy nhụa dưới chân.
Những người khách đang chờ thang máy tại tầng 1 để mang hoa tới thăm viếng chị Vương Lan Phương và con trai Lưu Gia Minh 10 tuổi, bị chết do ngạt khói.
Cảnh tượng từng kinh hoàng đến nỗi mỗi khi nghĩ lại, những người dân sống trên tầng 18 vừa dọn dẹp vừa ôm nhau khóc.
Rất đông người đến thăm hỏi gia đình anh Lưu Đức Vinh, chồng chị Lan Phương, bố của cháu Lưu Gia Linh.
Anh Mạnh cùng 5 người công nhân khác thuê một căn hộ tại tầng 18 ở. Anh kể lại trong lúc sự việc xảy ra, mọi người đóng chặt cửa lại và ở trong phòng cho đến khi lực lượng cứu hộ đến giải thoát. Hiện căn phòng này đã được dọn dẹp sạch sẽ. Cách đây một ngày nó phủ toàn màu đen.
Trong nhà anh Sơn, hành tây được rải nhằm giảm bớt mùi khét của khói. Các bức ảnh cưới mới được lau chùi sạch sẽ.
Có hộ gia đình dọn dẹp mất hai ngày vẫn chưa xong.
Một chiếc đệm được khênh đi vứt bỏ vì khói ám. Nhiều gia đình còn phải vứt bỏ cả quần áo vì không làm sạch hết mùi khói.
Anh Nguyễn Ngọc Định đang kể lại quá trình buộc cháu bé 16 tháng tuổi, con của anh Sơn - em trai anh - thả xuống tầng 17 từ ban công.
Một chậu cây cảnh bên cửa sổ đen kịt chưa kịp dọn bỏ.
Người công nhân dọn dẹp liên tục lau những mảng than muội đen bám trên mặt.

Thoát chết khi rơi từ lầu 4 xuống nhờ mũ bảo hiểm

Sáng nay, nhiều bệnh nhân Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi hoảng hốt khi một người đàn ông ra lan can lầu 4 của khoa Đông Y, định trèo xuống dưới, tuột tay rơi thẳng vào máng nước lầu 1.

Nạn nhân là anh Phạm Ngọc Thiện (39 tuổi), ở thôn Long Bình, huyện Bình Sơn, làm nghề sửa xe máy. Tại hiện trường, anh Thiện nằm nghiêng bên vũng máu, mũ bảo hiểm văng ra một góc. Nạn nhân ngay lập tức được đưa vào phòng cấp cứu bệnh viện.

Các nhân chứng kể lại, người đàn ông này đu mình trên lan can lầu 4 như muốn leo xuống dưới, rồi mất thăng bằng, tuột tay rơi thẳng.

Các bác sĩ đang cấp cứu cho nạn nhân. Ảnh: Trí Tín

Tỉnh lại, nạn nhân cho biết, hai đêm qua không ngủ được nên sáng nay nhân tiện di mua phụ tùng sửa xe đã rẽ vào bệnh viện để khám. "Trong lúc lên cầu thang lầu 4, tôi bỗng hoa mắt thấy một người mặc áo trắng rủ xuống căngtin uống nước nên đi theo. Tỉnh dậy đã thấy mình nằm cấp cứu", anh Thiện thều thào kể.

Sau khi chụp phim, CT cắt lớp, bác sĩ kết luận, nạn nhân bị gãy hai xương đùi, chấn thương hàm mặt, gãy một răng trên. Tuy nhiên đầu hoàn toàn không bị chấn thương nhờ có đội mũ bảo hiểm. Chiều nay, anh Thiện đã qua cơn nguy kịch, tinh thần đã tỉnh táo, trò chuyện bình thường.

Các bác sĩ cho rằng, nhiều khả năng do mất ngủ suốt hai đêm qua nên tinh thần anh Thiện không tỉnh táo, sinh ra ảo giác, tưởng tượng có người mời mình đi uống nước.

VNE

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010

Bé gái mọc đuôi dài hơn 12 cm

Từ khi sinh ra, bé gái 4 tháng tuổi Hong Hong ở tỉnh Anhui, Trung Quốc, đã có một chiếc đuôi nhỏ ở sau lưng. Đây là trường hợp rất hiếm, một triệu người mới có một ca như vậy.

Hình ảnh chụp cho thấy chiếc đuôi mọc ra từ một khối u mỡ trong cột sống. Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi tỉnh Anhui đã tiến hành phẫu thuật cắt chiếc đuôi.

Ông Hou, bố bé gái cho biết: "Lúc mới sinh nhìn thấy cháu như thế, tôi thực sự bị sốc. Tôi đã muốn cắt ngay đi nhưng các bác sĩ bảo phải đợi vì sức khỏe của cháu quá yếu".

Chiếc đuôi của bé gài dài hơn 12 cm. Ảnh: Ananova.

Theo Daily Times, hằng ngày, ông vẫn kiểm tra cái đuôi với hy vọng nó sẽ nhỏ lại. Nhưng thay vào đó nó lại phát triển ngày càng to hơn. Sau 4 tháng nó đã có kích thước gấp đôi so với lúc đầu.

Tiến sĩ Sun Jun, người tiến hành ca phẫu thuật cho biết: "Trường hợp này rất hiếm. Chúng tôi chưa bao giờ thấy ca tương tự trước đây"

Ca phẫu thuật đã thành công nhưng vẫn còn quá sớm để biết được liệu cô bé có cần điều trị tiếp hay không.

VNE

Thứ Hai, 8 tháng 3, 2010

Bỏ đói đến chết con 3 tháng tuổi

Mấy ngày qua người dân vô cùng phẫn nộ trước thông tin một cặp vợ chồng mải mê trò chơi ở hàng internet đã bỏ đói đứa con mới ba tháng tuổi khiến bé bị chết...

Sự thật đau lòng này đang được đăng tải khắp các phương tiện truyền thông ở Hàn Quốc. Theo thông tin cảnh sát Su-won, tỉnh Gyeong-gi: ông bố Kim Yoo-chul (41 tuổi) và bà mẹ Choi Mi-sun (25 tuổi) quen biết nhau qua mạng vào khoảng năm 2008, lấy nhau và sinh một cô con gái thiếu tháng. Lúc mới sinh bé nặng khoảng 2,25kg và sau 3 tháng chào đời cho đến khi tử vong, bé chỉ nặng 2,5kg.

Bỏ đói đến chết con 3 tháng tuổi

Hình ảnh của vợ chồng Kim Yoo-chul được cư dân mạng đăng tải.

Khi mới sinh, bé được gửi cho bà ngoại chăm sóc. Cho đến ngày 24/9/2009 (trước khi xảy ra sự kiện đau lòng này không lâu), do nghĩ rằng vợ chồng Kim đã có thể chăm sóc con nên ông bà cho đón con về nhà.Vợ chồng Kim không có việc làm và mê mẩn internet ở quán cà phê gần nhà mỗi ngày từ 6 đến 12 giờ đồng hồ. Họ bỏ mặc đứa bé ở nhà một mình và chỉ cho uống sữa. Sau một hôm chơi đến quá nửa đêm trở về, họ phát hiện con gái bị hôn mê nên gọi xe cấp cứu, tuy nhiên, em bé đã không qua khỏi vì không còn sức đề kháng.

Bỏ đói đến chết con 3 tháng tuổi

Hình ảnh của Kim Yoo-chul khi bị cảnh sát đưa về trụ sở.

Mặc dù nói dối rằng khi bố mẹ ngủ dậy thấy con đã chết mà không biết lý do, nhưng cảnh sát địa phương nghi ngờ sự bao biện của cặp vợ chồng này nên đã tiến hành khám nghiệm tử thi. Kết quả cho thấy em bé bị mất nước nặng và ngừng thở trong trạng thái đói lả. Thể trọng của bé quá nhẹ so với trẻ em cùng độ tuổi. Cảnh sát đã lập tức truy bắt vợ chồng Kim Yoo-chul sau đám tang cháu bé, nhưng họ đã bỏ trốn cho đến ngày 2/3 thì sự việc này mới bại lộ trước ánh sáng, dưới sự kiên nhẫn truy lùng của cảnh sát.

Sự nhẫn tâm, độc ác của cặp vợ chồng này dần lộ tẩy, khi điều tra chi tiết cho thấy, trước thời điểm sự việc đau lòng này xảy ra, em bé thường sống trong trạng thái đói ăn, quấy khóc. Không những không chăm sóc bé, vợ chồng Kim còn đánh vào đầu con mình khi bé không chịu uống sữa (sữa cho bé uống cũng bị nghi là quá hạn sử dụng gây mùi khó chịu).

Dư luận thực sự đã lên cơn thịnh nộ khi biết rằng vợ chồng Kim đã bỏ con gái của mình chết đói trong khi mải mê “chăm sóc” một cô con gái khác tên là Anima trong trò chơi Prius Online đang phổ biến và thịnh hành lại xứ sở Kim Chi.

Khi được hỏi, ông Kim (ông nội của cháu bé) buồn bã nói: “Là bậc cha mẹ, ngoài việc nói lời xin lỗi, tôi chẳng còn có thể nói gì được”.

Theo zing

Những “quái vật” trên giường tình

Những thông tin dưới đây nghe như chuyện được sáng tác. Thế nhưng, xin cam đoan đây là những câu chuyện thật 100% mà chúng tôi ghi lại được từ các bác sĩ, chuyên gia tâm lý và từ chính những nạn nhân của hành vi bạo dâm...

Và bài viết mong muốn tất cả những ai đang có hành vi lệch lạc trong đời sống vợ chồng và quan niệm sai lầm về hạnh phúc gối chăn thì hãy xem lại mình, đừng để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Bạn tình càng đau càng... sướng

Theo khoa học, sự tận hưởng cảm giác sung sướng dựa trên sự đau đớn, quằn quại của bạn tình, đó là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của bạo dâm.

BS Nguyễn Quang ở Trung tâm Nam học - BV VIệt Đức kể về trường hợp N.V.N (Hà Nội). Lấy vợ chưa lâu và N. chưa hài lòng với cảm giác sung sướng bình thường của vợ. Thay vào đó, anh ta muốn được nghe tiếng rên rỉ vì đau đớn bằng cách cho cả bàn tay mình vào trong... vùng kín của vợ. Càng cho vào sâu bao nhiêu, vợ càng đau bấy nhiêu, thì anh ta mới thoả mãn sự sung sướng dị thường của mình.

Chịu không nổi sự quái đản của chồng, chị L.L.M. đã phải tìm đến trung tâm Nam học của Bệnh viện Việt Đức để tìm hiểu nguyên nhân sở thích bệnh hoạn của chồng mình.

Tại đây, chị M. biết chồng mình mắc chứng bạo dâm. Nhưng thuyết phục anh ta đi khám bao nhiêu lần thì bấy nhiêu lần từ chối. Thế nên, chuyện chăn gối của chị thực sự là nỗi ám ảnh khủng khiếp mỗi khi đêm xuống.


Ảnh minh họa

Cũng ê chề với thú vui tình dục bệnh hoạn của chồng, một nạn nhân khác tên là Tr.L.H. đã phải tìm đến “Ngôi nhà bình yên” (nơi trú ngụ của những nạn nhân bạo hành, trên đường Thụy Khuê, HN) để trốn chạy chuỗi ngày bị hành hạ về tình dục.

Chị Lê Thị Ngọc Bích, tham vấn viên của “Ngôi nhà bình yên” kể lại: Chị H. vốn là một gái nhảy bỏ nghề, tu chí làm ăn, còn anh chồng là một lái xe taxi. Vốn không yên tâm với quá khứ của vợ, anh ta luôn nghĩ rằng chị đã từng “tận hưởng” mọi cảm giác, góc độ, kiểu cách của “chuyện ấy” nên để có thể hấp dẫn được chị, để chị không bỏ mình, anh ta đã nghĩ ra đủ kiểu mới lạ và quái dị để hành hạ vợ.

Chị H. kể lại: “Bất kể khi nào vợ chồng cùng ở nhà, anh ấy đều bắt em cởi quần áo, tồng ngồng giữa nhà để lúc nào thích là phải... làm chuyện đó. Anh ấy bất chấp con nhỏ, hàng xóm có thể nhìn thấy hay không. Mỗi lần quan hệ, chồng em dùng đủ mọi tư thế, mọi nơi trong nhà, lần nào cũng hơn 2 tiếng đồng hồ. Có lần còn kéo dài 5 tiếng. Và không ít lần, em bỏng rát, thậm chí chảy máu vì những sở thích quái đản của chồng”.

Những lần chị H. chảy máu là lúc anh ta lấy dây cước dùng để câu cá, buộc tua tủa vào “cậu nhỏ” như là con nhím xù lông khiến chị xước xát toàn bộ vùng kín. Đôi khi, anh ta còn đâm bi, buộc vòng cao su vào “cậu nhỏ” để tăng khoái cảm khiến khi quan hệ xong, chị H. đứng dậy thì vòng cao su rơi ra... lả tả.

Thậm chí, có lần chị H. mua mấy núm vú cao su để con uống sữa thì hai hôm sau đã thấy bị hỏng, vì toàn bộ vành ngoài của núm vú đã được ông chồng biến thành dụng cụ... tăng khoái cảm.

Chị H. lúc nào cũng bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục và thường xuyên phải nạo thai. Nhưng điều đó không làm cho chồng chị để ý. Đôi lúc, anh ta bắt gặp chị tươi cười với ai đó, thì tối về, chị lại chịu một “trận đòn tình dục” đúng nghĩa. Sau khi quan hệ, nếu còn cảm thấy chưa hả giận, anh ta còn đánh và chỉ nhè vào vùng kín của vợ để đánh mà thôi.

Một số phụ nữ còn chịu cảnh bạo dâm bằng những hành vi đánh đập rất dã man của chồng khi quan hệ. Ban ngày, chồng chị Thu là người rất ga lăng, tặng hoa những ngày lễ, yêu thương chăm sóc những khi chị ốm. Nhưng đêm đến anh như biến thành con người khác, sẵn sàng xé áo quần của vợ nếu chị không đáp ứng, cắn xé chị như một con mồi.

Chị càng chống cự, anh càng sung sức và thèm muốn. Tay chân chị luôn trong tình trạng bầm tím, thân xác rã rời, bầu ngực cũng sưng vù, thâm tím… Mặc dù chị khóc, anh xin lỗi nhiều lần nhưng cứ đêm xuống, anh lại như một con quỷ dữ mà chị không thể tiếp tục sống chung.

Chưa chồng cũng bị bạo dâm


Chiếc thìa lấy ra từ tá tràng của chị Q.

Mới đây nhất, vào ngày 1/3/2010, Bệnh viện Việt Đức đã phải cấp cứu cho một thiếu nữ vì người yêu... đút thìa vào họng trong khi quan hệ vì không kiềm chế được.

Đó là bệnh nhân Nguyễn Thị Q. (23 tuổi). Q. đã phải vào Khoa Nội soi - Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng đau bụng quằn quại vì nuốt phải một chiếc thìa inox dài.

Khi bác sĩ nội soi thì phát hiện thấy thìa inox này đang ở trong tá tràng của bệnh nhân, phần cán thìa chọc sâu vào thành của tá tràng nên rất khó để lấy qua nội soi bình thường. Các bác sĩ buộc phải chuyển bệnh nhân xuống khoa điện quang, dưới màn tăng sáng để xác định vị trí đầu trên của thìa, sau đó gây mê cho bệnh nhân và dùng panh khẩy thìa ra khỏi vị trí nằm sâu trong thành tá tràng rồi đưa dị vật ra ngoài cơ thể.

Qua tìm hiểu, các bác sĩ được biết chiếc thìa này đã nằm trong người bệnh nhân gần 1 tháng liền.

Hoá ra, người yêu của Q. bị mắc chứng bạo dâm. Khi thấy người yêu quằn quại thì lấy đó làm thú vui. Và sở thích của người này là bắt người yêu há mồm để chọc thìa vào. Khi Q. càng quằn quại vì đau đớn thì bạn trai càng chọc thìa vào sâu.

Và trong lúc quá hưng phấn, người yêu của cô đã chọc thìa vào sâu trong họng cô gái, gây kích thích và cô gái nuốt thìa vào trong bụng.

Theo Vietnamnet

Thu hồi hay không thuốc giảm cân Reductil?

Ngày 5-2, vài trang web trong nước (1) đưa tin: “Thuốc giảm cân Reductil bị cấm lưu hành tại Bỉ vì nguy cơ tim mạch”. Bốn tuần đã trôi qua, từ Hãng thuốc Abbott đến Bộ Y tế vẫn chưa có ý kiến gì. Thực hư về loại thuốc có thể “chết người” này như thế nào?

Thuốc giảm béo Reductil với hai loại có liều lượng 10 và 15mg/viên - Ảnh: M.Đ.

Thật ra, việc Bỉ thu hồi thuốc này chỉ là hồi cuối của cả một pho truyện dài về chất sibutramine. Trước đó, hôm 22-1-2010, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã khuyến cáo Ủy ban châu Âu (tức cơ quan hành pháp chung của EU) thu hồi tất cả các loại thuốc có chứa chất sibutramine (tên thương mại là Reductil, Sibutral, Meridia...) trên toàn châu Âu (2).

Sibutramine là một chất có tác động đến hệ thần kinh dẫn, làm tăng lượng sérotonine và noradrénaline trong não, từ đó tạo ra cảm giác no nên không cảm thấy thèm ăn. Và khi không thèm ăn nữa sẽ thôi không nạp vào, sẽ giảm cân. (Đây chính là giải pháp căn cơ cho bất cứ ai muốn giảm cân song cứ ốm rồi lại mập, do nhịn quá đâm thèm ăn, ăn trả bữa rồi lại béo ra).

Nếu cứ yên ổn như thế, sibutramine sẽ là thần dược! Phiền toái ở chỗ chất này gây nguy cơ tai biến tim mạch. Một nghiên cứu theo dõi trong suốt năm năm ở 9.805 người sử dụng thuốc này cho thấy sự gia tăng nguy cơ tai biến tim mạch nơi những người này so với nhóm đối chứng chỉ dùng giả dược, đặc biệt ở những người có sẵn nguy cơ tim mạch. Đáng nể là chính nhà sản xuất đã thực hiện khảo sát này theo yêu cầu của cơ quan quản lý dược phẩm (3).

Ở Mỹ, FDA (Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm liên bang) cũng đã đặt thuốc này và một loại thuốc khác là Xenical (có cơ chế khác hẳn, tác động chặn chất béo nơi bộ máy tiêu hóa) trong tầm ngắm (4).

Thuốc này bắt đầu được lưu hành ở châu Âu từ đầu những năm 2000, ở Pháp từ năm 2001. Ở VN cũng chỉ ít lâu sau. Khác với VN, ở châu Âu - Pháp chẳng hạn - chỉ các chuyên khoa nội tiết, tim mạch mới được chỉ định sử dụng thuốc này lần đầu cho những ai có nhu cầu giảm cân thật sự là chỉ số BMI (cân nặng/chiều cao) cao hơn 30 hoặc chỉ 27 song có kèm theo bệnh đái tháo đường type 2 hay rối loạn lipid. Các bác sĩ khác không được phép kê toa, trừ phi căn cứ theo chỉ định ban đầu của bác sĩ chuyên khoa. Chưa hết, thuốc này hoàn toàn bị cấm chỉ định đối với những người có bệnh tim mạch, cao huyết áp... Tất nhiên thuốc này chỉ được bán trong các nhà thuốc theo toa.

Trong khi đó ở VN, thuốc này được bán tự do và ai muốn uống cũng được. Trên một số trang web, nhiều chị em hồn nhiên rủ nhau dùng thuốc (5), dù cũng có những cảnh báo rất chân tình: “Thuốc này bên Mỹ bị liệt vào dạng thuốc kê toa, vào VN làm sao ấy thành thuốc không kê toa. Tác dụng phụ rất kinh khủng, không tin hỏi dược sĩ (bán hàng không hưởng hoa hồng) thì biết. Năm ngoái em mua một vỉ, uống một viên vào buổi sáng sau khi ăn sáng, sau đó đầu óc quay cuồng, đau đầu, buồn nôn... không biết mặn nhạt gì. Mất hết vị giác, sau một thời gian dài em mới phân biệt lại được vị giác đấy. Uống được năm viên thì em đầu hàng”.

Trong thị trường “tự do” tuyệt đối ấy, không có nhiều giải thích hay khuyến cáo tương xứng với mức độ quan tâm trao đổi về việc giảm béo bằng loại thuốc này như có thể thấy trên mạng. Trong khi đó lại đầy rẫy cảnh báo về nguy cơ béo phì cùng thực trạng béo phì ở VN ngày càng tăng. Đặc biệt, bốn tuần sau những tin tức đầu tiên về việc thu hồi thuốc này ở châu Âu vẫn là một sự thả nổi thông tin, chưa thấy có loan báo gì.

Hi vọng do có chất sibutramine liên quan đến sinh mạng con người, Bộ Y tế sớm có thông cáo hướng dẫn.

TTO

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2010

Cúm gia cầm tái xuất: Nguy hiểm lại rình rập

6 tỉnh, thành phố đã ghi nhận dịch cúm trên đàn gia cầm, thủy cầm trong vòng 21 ngày qua. Trong vòng hơn 1 tháng, 3 người được xác định dương tính với virut cúm gia cầm A/H5N1, trong đó 1 trường hợp đã tử vong. Các chuyên gia nhận định, đây không phải là điều bất thường nhưng phải chăng đã có dấu hiệu chủ quan trong phòng chống dịch?!
Kiểm dịch gia cầm. Ảnh: ĐA

Vẫn có tâm lý chủ quan

Đến nay, theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), đã có 6 địa phương ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam được xác định có dịch cúm gia cầm. Đó là Cà Mau, Điện Biên, Sóc Trăng, Nam Định, Khánh Hòa và Tuyên Quang. Trong đó, Tuyên Quang là địa phương mới nhất có tên trên bản đồ cúm gia cầm trong đợt này với ổ dịch được xác định xảy ra trên đàn gia cầm của 1 hộ gia đình tại xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương.

Ông Hoàng Văn Năm, Quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN & PTNT) nhận định, trong thời gian tới, nguy cơ cúm gia cầm lây lan ra các địa phương khác trên cả nước là rất cao, đặc biệt là tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bà con nông dân đang thu hoạch lúa, người dân thả vịt chạy đồng nhiều, nếu không kiểm soát chặt chẽ thì dịch có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Theo ông Năm, dịch cúm gia cầm liên tiếp tái phát lẻ tẻ ở các tỉnh, thành là do khâu tiêm phòng và triển khai các biện pháp phòng, chống khác của người dân và ở cấp cơ sở chưa tốt, kể cả việc kiểm soát vận chuyển qua biên giới cũng như trong nội địa và kiểm soát giết mổ không được tốt. Thêm vào đó, mấy năm nay, dịch không bùng phát thành đợt lớn nên nảy sinh tư tưởng chủ quan trong phòng, chống dịch. “Tất cả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả đã được đề ra nhưng trên thực tế lại không được triển khai đến nơi đến chốn tại các địa phương, nhất là ở cấp cơ sở. Tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” vẫn đang tiếp diễn trong phòng chống dịch”, ông Năm bức xúc. Nhìn vào báo cáo về công tác tiêm vaccin cho gia súc, gia cầm của các địa phương đều rất “đẹp”, đạttỷ lệ cao, nhưng đến khi dịch bệnh xảy ra, qua điều tra trở lại đã phát hiện tại một số tỉnh, số gia cầm thực tế cao gấp 3 lần so với kế hoạch của địa phương. Điều đó cho thấy tỷ lệ tiêm phòng thực tế rất thấp, không đáp ứng được yêu cầu chống dịch.

Cúm gia cầm trở lại là điều đã được dự đoán trước

Trong cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người tại Bộ Y tế chiều 3/3, một lần nữa, công tác phòng chống dịch cúm gia cầm lây lan sang người lại được đẩy lên. TS. Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường nhận định, hiện tại thời tiết mùa đông xuân là điều kiện lý tưởng cho virut cúm lây lan và phát triển, nguy cơ dịch lan rộng và lây lan sang người rất dễ xảy ra.

Ông Nga cũng cho rằng, các địa phương cần siết chặt hơn nữa công tác kiểm dịch động vật để tránh lây lan sang người. Bằng chứng là ở Tuyên Quang sau khi phát hiện bệnh nhân mắc cúm A/H5N1, ngành thú y mới có báo cáo phát hiện dịch trên đàn gia cầm.

Phun thuốc khử khuẩn phòng chống dịch cúm gia cầm. Ảnh: Trần Minh

Theo thông báo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, đã có 3 trường hợp được phát hiện mắc cúm A/H5N1 trên người tại Tiền Giang, Khánh Hòa và Tuyên Quang, trong đó 1 trường hợp ở Tiền Giang đã tử vong. Cả 3 trường hợp này đều có liên quan hoặc có tiếp xúc trực tiếp với gia cầm ốm, chết.

Như vậy, tính chung từ năm 2003 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 115 trường hợp mắc cúm A/H5N1 trên người, trong đó 58 trường hợp tử vong (tỉ lệ tử vong là khoảng 50%). Hiện Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đang tiến hành phân lập virut từ mẫu bệnh phẩm thu thập được để tìm xem có sự biến đổi virut hay không. Tuy nhiên, theo nhận định của TS. Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, việc phát hiện trường hợp mắc cúm gia cầm ở người trong dịp Tết Nguyên đán đã được các chuyên gia dự đoán trước và không phải là điều bất thường. Nguyên nhân là do virut cúm A/H5N1 vẫn tồn tại trên đàn thủy cầm, có thể gây bệnh trên đàn gia cầm, thủy cầm khi gặp điều kiện thuận lợi. Tết Nguyên đán cũng là dịp mà các hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia cầm diễn ra sôi nổi nhất. Do đó, người dân cần nghiêm túc thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế để đề phòng không bị lây bệnh từ gia cầm.

suckhoedoisong

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2010

Ăn cà ri gà vớ phải... thuốc diệt chuột

Mua 3 gói bột cà ri để làm món ăn trong đám giỗ, bị người bán đưa nhầm 2 gói thuốc diệt chuột, chủ nhà không biết nên trộn cả vào cà ri gà. Phần lớn khách dự đám giỗ ăn món này bị ngộ độc phải nhập viện.

Sau khi ăn món cà ri gà trong đám giỗ ở một gia đình tại huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, gần 25 trong số 30 khách dự tiệc bỗng thấy nhức đầu, chóng mặt rồi nôn ói dữ dội. Truy nguyên nhân, người ta phát hiện trong 3 gói bột tẩm món cà ri, có 2 gói là thuốc diệt chuột.

Chiều 4/3, những người bị ngộ độc được chuyển đến Trung tâm Y tế huyện Hòa Thành cấp cứu, trong đó có 5 trẻ em, 4 người cao tuổi. Một số người rơi vào trạng thái mê man.

Các nạn nhân lập tức được rửa ruột và truyền dịch cấp cứu. Đến sáng nay, tình hình sức khỏe của các bệnh nhân đã tạm ổn. Tuy nhiên theo các bác sĩ, độc chất có thể chưa bộc phát ngay nên phải tiếp tục điều trị trong vài ngày nữa.

Chủ nhà cho biết, tối ngày 3/3 đến quán tạp hóa gần nhà mua 3 gói bột cà ri để tẩm vào món cà ri gà. Lấy gia vị bán cho khách, phần vì trời tối, phần vì không biết chữ, người bán đưa nhầm hai gói thuốc chuột (có hình thức khá giống gói cà ri).

Về đến nhà, cũng không để ý, chủ nhà cho các gói "cà ri" vào ướp thịt. Tuy nhiên thấy màu sắc nhợt nhạt, chủ nhà không ướp hết mà vứt bỏ một phần vào sọt rác. Ngay sau khi khách dùng bữa, con dâu của chủ nhà phát hiện sự việc nhưng một số người đã có triệu chứng ngộ độc.

Theo đại diện Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Tây Ninh, loại thuốc diệt chuột mà gia đình dùng nhầm có tên là Rat-K 2% D, chứa warfarin gây xuất huyết nội tạng khiến chuột chết dần sau 2 đến 3 ngày.

Chính vì độc lực cao của Rat-K 2% D, theo các bác sĩ Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh, tất cả 30 người dự tiệc, dù đã có triệu chứng ngộ độc hay chưa vẫn phải được theo dõi chặt chẽ và có hướng điều trị kịp thời.

Để xác định chính xác hàm lượng độc chất, hiện mẫu thức ăn đã được trung tâm y tế dự phòng huyện mang đi xét nghiệm.

VNE

Những bộ ngực giả “siêu khủng”

Họ phải dũng cảm trải qua rất nhiều lần phẫu thuật đau đớn mới có thể sở hữu được đôi “gò bồng đảo” đồ sộ… khác người này.

Maxi Mounds


Maxi Mounds "bất chấp" nguy hiểm để sở hữu bộ ngực này


Maxi Mounds là một vũ công thoát y người Mỹ và cô đã trở nên nổi tiếng với danh hiệu Người có bộ ngực nhân tạo lớn nhất thế giới. Để có được vòng 1 “khủng” thế này, Maxi Mounds đã phải nhờ vào một kỹ thuật y học nguy hiểm đã bị cấm ở Mỹ và Anh.




Maxi Mounds khoe giấy chứng nhận của Guinness thế giới

Khi nhận kỷ lục Guinness là lúc mỗi bầu ngực của Maxi Mounds nặng 9kg. Hiện nay, bộ ngực này vẫn tiếp tục phát triển nhờ vào phương pháp cấy một dây nhựa vào ngực. Dây nhựa này có tác dụng kích thích mô ngực và khiến chúng không ngừng phát triển.




Maxi Mounds sau và trước phẫu thuật ngực

Cô Mounds, sở hữu chiều cao lý tưởng 1, 82m cho biết, cô đã quen với việc sở hữu bộ ngực to bất thường, nhất là những lời bàn tán của mọi người.
Bộ ngực đồ sộ của Maxi Mounds đã được công nhận trong sách kỷ lục Guinness là bộ ngực cấy ghép lớn nhất thế giới.

Sheyla Hershey


Sheyla Hershey cũng từng được sách kỷ lục Guinness thế giới ghi nhận là người có bộ ngực “bự” nhất.

Sheyla Hershey là một diễn viên kiêm người mẫu Brazil cũng từng được coi là người phụ nữ có bộ ngực… giả lớn nhất thế giới.
Giữa năm 2008, Sheyla Hershey quyết định bay sang Houston, bang Texas để bơm 4 lít silicon vào ngực. Chỉ vì không đồng ý chuyện này mà bạn trai của Sheyla Hershey đã bị cô “đá” không thương tiếc. Sau đó, cô tiếp tục tiến hành những ca phẫu thuật khác nhằm khiến vòng 1 của mình thêm “khủng” hơn.


Sheyla Hershey rất tự hào về bộ ngực giả của mình

Tuy nhiên, Sheyla Hershey không thể thực hiện phẫu thuật bơm ngực ở Texas bởi bang này quy định, bơm quá 1 gallon silicon là phạm pháp nên Sheyla tìm đến một đất nước có luật thoáng hơn, đó chính là quê nhà Brazil.
Bộ ngực của Sheyla Hershey hiện nay đã được nâng lên cỡ 34KKK và cô cũng từng được sách kỷ lục Guinness thế giới ghi nhận là người có bộ ngực “bự” nhất.



Người đẹp này đã sử dụng phương pháp bơm ngực nguy hiểm đã bị cấm ở Mỹ

Sabrina Sabrok
Sabrina Sabrok là một cô đào bốc lửa người Mexico. Vốn rất ngưỡng mộ những bộ ngực “khủng” nên người đẹp này đã trải qua tới… 12 lần dao kéo để có vòng 1 cực kỳ “đồ sộ”.
Sabrina cao 1m74 tiết lộ, trong lần thứ 12 viếng thăm bác sĩ, cô sẽ yêu cầu tăng thêm khoảng 1 kg cho mỗi trái đào, và quyết không dừng lại cho tới khi đạt "chỉ số" mơ ước. Cô tin rằng, bộ ngực nở nang sẽ mang lại may mắn cho nghề nghiệp của mình.



Sabrina Sabrok từng trải qua 12 lần phẫu thuật nâng ngực

Tuy nhiên, gương mặt hot của kênh truyền hình cáp TeleHit (Mexico) này cũng thú nhận: "Nhiều lúc tôi thấy mệt mỏi với bộ ngực quá cỡ này. Mỗi sáng thức dậy, tôi thật sự khó chịu khi chúng đua nhau đổ về một bên, và tất nhiên sau đó tôi phải mất công xếp lại cho ngay ngắn".
Hiện Sabrina đang thực hiện những chế độ chăm sóc nghiêm ngặt với đôi gò bồng đảo ngoại cỡ của mình. Và một trong những giải pháp Sabrina chọn để giữ yên vị trí cho gần 10 kg thịt này là mặc áo lót suốt ngày.
theo 24h