Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Những câu chúc tết hay nhất năm 2011


Những câu chúc dưới đây có thể bạn đã từng đọc, từng được ai đó gửi tặng. Vậy chúng ta cùng đọc một lần nữa để năm mới thêm vui, nếu bạn copy về blog "để dành" tết này gửi những người thân của mình, thỉnh thoảng nên ghé qua bài này để xem vì sẽ có bổ sung thêm câu nào vui vui nữa không?

1. Năm mới thái độ... yêu đời mới!

2. Trẻ mãi không già, mặn mà nhan sắc.

3. Chúc các bạn nhiều lý do để vui vẻ năm 2011.

4. Chúc năm mới: 1 vợ, 2 con, nhà 3 tầng, xe 4 chỗ!

5. Tống cựu nghênh tân. Vạn sự cát tường. Toàn gia an phúc!

6. Chúc bạn năm mới làm ăn tấn tới, nhiều tiền nhiều bạc để... cho tui vay!

7. Ngàn lần như ý. Vạn lần như mơ. Triệu sự bất ngờ. Tỷ lần hạnh phúc.

8. Tết tới tấn tài. Xuân sang đắc lộc. Gia đình hạnh phúc. Vạn sự cát tường!

9. Năm Mão sắp đến. Chúc bạn đáng mến. Sự nghiệp tiến lên. Gặp nhiều điều hên!

10. Chúc ông bà một tô như ý, chúc cô chú một chén an khang, chúc anh chị một dĩa tài lộc.

11. Cùng chúc nhau Như ý. Hứng cho tròn An Khang. Chúc năm mới Bình An. Cả nhà đều Sung túc.

12. Đong cho đầy Hạnh phúc. Gói cho tròn Lộc tài. Giữ cho mãi An Khang. Thắt cho chặt Phú quý.

13. Mùa Xuân này có nhiều người hỏi thăm và muốn ghé đến nhà bạn. Họ tên là Hạnh phúc, May mắn và Thịnh Vượng. Hãy mở cửa đón chào họ nhé!

14. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều!

15. Kính chúc mọi người một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc! Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong... tất cả mọi lĩnh vực.

16. Sang năm mới chúc mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng.

17. Chúc mọi người khoẻ như hổ, sống lâu như rùa, mắt tinh như đại bàng, nhanh nhẹn như thỏ, tinh ranh như cáo, ăn nhiều như... heo, mau ăn chóng nhớn, tiền vô như nước, phúc lộc nhiều như đàn châu chấu tràn về.

18. Chúc các bà, các ông, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở. Chúc vui vẻ!

19. Năm hết tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la, một nhà không đủ. Vàng bạc đầy tủ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai, sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. An lành thịnh vượng!

20. Chúc bạn 12 tháng phú quý, 365 ngày phát tài, 8760 giờ sung túc, 525600 phút thành công 31536000 giây VẠN SỰ NHƯ Ý.

21. CUNG kính mời nhau chén rượu nồng. CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong. TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ. XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng. VẠN chuyện lo toan thay đổi hết. SỰ gì bế tắc thảy hanh thông. NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn. Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong. CUNG CHÚC TÂN XUÂN VẠN SỰ NHƯ Ý!

22. Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn được ngọt ngào. Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ mình luôn kiên cường. Vừa đủ MUỘN PHIỀN để thấy mình thật sự là một con người. Vừa đủ HI VỌNG để thấy mình Hạnh Phúc. Vừa đủ THẤT BẠI để giữ mình mãi khiêm nhường. Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ mình mãi nhiệt tâm. Vừa đủ BẠN BÈ để bớt cảm giác cô đơn. Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống. Vừa đủ NHIỆT TÌNH để có thể chờ đợi trong hân hoan. Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan thất bại!

23. Tôi cầu xin Trời: Hãy mang niềm vui và sức khỏe đến cho các bạn của con mãi mãi. Trời nói: chỉ có thể 4 ngày! Tôi nói: được, Ngày Xuân, Ngày Hạ, Ngày Thu, Ngày Đông. Trời lại nói: vậy 3 ngày thôi. Tôi cũng nói: Được, ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai. Trời nói: Không được, vậy 2 ngày. Tôi nói: Được, ngày sáng và ngày tối. Trời nói: Không được, chỉ một ngày duy nhất. Tôi lại nói: cũng được. Trời ngạc nhiên hỏi: Ngày nào? Tôi nói: Ngày mà tất cả bạn bè tôi còn sống! Trời... khóc và nói: Sau này tất cả bạn của ngươi ngày ngày đều khỏe mạnh và vui vẻ. Happy New Year!

chúc bạn một năm mới nhiều niềm vui mới, mỗi ngày có thêm nhiều tiếng cười vui vẻ!

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Anh: 112 người chết vì cúm

Số người thiệt mạng do cúm tại Anh bất ngờ tăng lên hơn gấp đôi trong tuần, trong khi cơ quan y tế cảnh báo hàng triệu người chưa tiêm ngừa đang có nguy cơ gặp nguy hiểm.

Một bé gái được tiêm ngừa cúm tại Anh - Ảnh: Guardian

Bộ Y tế Anh ngày 13-1 cho biết 62 trường hợp tử vong do cúm được báo cáo trong tuần qua, nâng tổng số người thiệt mạng kể từ tháng 10-2010 lên 112. Dù vậy, bộ vẫn khẳng định tình hình bùng phát cúm A/H1N1 đang ở mức ổn định, thậm chí ít nghiêm trọng hơn cúm mùa và số ca trong tình trạng nguy kịch đang có dấu hiệu giảm nhẹ.

Báo The Guardian cho biết hầu hết các trường hợp đều nằm trong độ tuổi 45-64, song cũng có sáu trẻ em dưới 5 tuổi và chín nạn nhân từ 5-14 tuổi. Theo ghi nhận ban đầu, 95 trên tổng số 112 trường hợp có liên quan đến cúm A/H1N1 và đa số đều chưa tiêm ngừa hoặc nằm trong nhóm có nguy cơ cao như mang thai, mắc bệnh hô hấp, tim mạch, hệ miễn nhiễm kém. Chính phủ cảnh báo gần 4 triệu người chưa tiêm ngừa có thể mắc nhiều triệu chứng nguy hiểm, thậm chí mất mạng nếu bị nhiễm bệnh.

tto

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

Cuba chế tạo thành công vaccine chống ung thư phổi

Vaccine có tên CIMAVAX-EGF, được Cuba thông báo là vaccine đầu tiên trên thế giới có thể chống ung thư phổi.

Gisela Gonzalez - người đứng đầu dự án nghiên cứu vaccine thuộc Trung tâm miễn dịch phân tử ở Havana (Cuba), cho biết 1.000 bệnh nhân ở Cuba đã được điều trị thành công bằng vaccine này.

Bà giải thích: CIMAVAX-EGF tạo cho bệnh nhân khả năng “biến” ung thư thành “một bệnh mạn tính có thể kiểm soát được”. “Vaccine được bào chế dựa trên một protein mà tất cả chúng ta đều có: một nhân tố tăng trưởng biểu bì có liên quan tới quá trình phát triển tế bào”, bà nói.

Vaccine CIMAVAX-EGF hiện đã được đăng ký sử dụng ở Peru - Ảnh: RadioRebelde.cu

Gonzalez cũng cho biết CIMAVAX-EGF là kết quả của công trình nghiên cứu kéo dài trên 15 năm và “không gây tác dụng phụ đáng kể".

Theo Tân hoa xã, vaccine sẽ được tiêm cho bệnh nhân khi họ kết thúc quá trình xạ trị hoặc hóa trị, và được xem là “giải pháp thay thế không giai đoạn cuối” do nó giúp “kiểm soát khối u mà không cần sự hỗ trợ của hóa chất độc hại”.

“CIMAVAX-EGF cũng có thể được dùng như một liệu pháp chữa trị lâu dài, giúp tăng niềm hi vọng và kéo dài sự sống của bệnh nhân”, Gonzalez nói.

Bà cho biết hiện vaccine đang được xem như một biện pháp chống các khối u vú, tuyến tiền liệt và tử cung, và đã được Peru cấp phép sử dụng. Colombia, Brazil, Paraguay, Ecuador và Argentina hiện cũng đang xem xét cấp phép cho vaccine này.

TTO

Sỏi thận ở trẻ dễ tái phát

Trẻ em cũng bị sỏi thận? Không ít phụ huynh ngạc nhiên khi nghe bác sĩ chẩn đoán con mình bị sỏi thận. Có người còn bức xúc khi thấy trẻ phải mổ đi mổ lại nhiều lần vì sót sỏi...

Cho trẻ uống đủ nước sẽ phòng ngừa được sỏi thận - Ảnh: T.T.D.

Chị Nguyễn Thị Xuân Ngọc (TP.HCM) cho biết cháu chị là L.T.Q.N. (11 tuổi, ở Đắk Lắk) đột nhiên bị đau bụng, ăn uống không được. Bệnh viện đa khoa TP Buôn Ma Thuột chẩn đoán cháu bị sỏi thận to 10mm. Gia đình đưa cháu đến điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM hồi tháng 5-2010. Tại đây, sau khi mổ bác sĩ cho gia đình xem một cục sỏi thận to khoảng 17mm. Năm ngày sau bác sĩ cho cháu xuất viện, dặn uống thuốc mỗi ngày và hai tuần sau tái khám...

Lúc có sỏi, lúc không

Nguyên nhân gây sỏi thận ở trẻ thường do các bệnh gây rối loạn chuyển hóa như rối loạn enzyme, hội chứng ống thận (sỏi calci-phosphat, sỏi cystinuria), cường tuyến cận giáp, nằm bất động lâu, sỏi do tăng acide uric, sỏi calci oxalat không rõ nguồn gốc (chiếm gần 25% ca bệnh); do sỏi niệu thứ phát: nhiễm trùng tiểu do vi khuẩn tạo urease, bệnh lý tắc nghẽn đường niệu, do một số loại thuốc thải quá nhiều qua thận; do vật lạ (chỉ may, các ống dẫn lưu được đặt vào trong đường tiểu để hỗ trợ cuộc mổ tránh biến chứng).

Đến hẹn, gia đình đưa cháu N. tái khám và “lấy que” (theo chị Ngọc, “que” được bác sĩ đặt vào trong lúc mổ, không biết để làm gì). Khi tái khám, siêu âm, bác sĩ nói cháu N. có sỏi thận 11mm và xung quanh có nhiều sỏi nhỏ khác. Bác sĩ cho thuốc uống tiếp, dặn một tháng sau tái khám. Nếu tái khám sỏi lại lớn thì tiếp tục mổ. Gia đình chị Ngọc băn khoăn vì sao chỉ có nửa tháng mà sỏi thận lớn nhanh vậy, có khi nào bác sĩ mổ sót sỏi không?

Một tháng sau cháu N. đến tái khám, siêu âm xong bác sĩ kết luận có sỏi thận 11mm, sỏi bàng quang 21mm, yêu cầu phải mổ. Đến ngày mổ, mãi không thấy điều dưỡng đến đưa đi mổ, bố cháu sốt ruột lên hỏi thì bác sĩ trả lời sau khi chụp X-quang với hình ảnh rõ hơn thì cháu N. chỉ có vài cục sỏi li ti nên chỉ cần lấy “que”, không phải mổ. Gia đình nghe bác sĩ nói vậy rất mừng nhưng cũng thấy không tin tưởng vào các chẩn đoán của bác sĩ.

Khó lấy hết sỏi một lần

Bác sĩ Trịnh Hữu Tùng - trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2 - nói cháu Q.N. nhập viện ngày 31-5-2010 do có sỏi san hô thận trái. Bệnh sỏi thận ở trẻ em thường là bệnh lý do rối loạn chuyển hóa, trong đó sỏi san hô là dạng sỏi rất phức tạp.

Việc phẫu thuật lấy trọn vẹn toàn bộ viên sỏi sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có khả năng gây tổn thương thận, gây mất máu trong khi bóc tách lấy sỏi. Vừa bảo đảm an toàn cho bệnh nhân vừa có thể lấy được sỏi tới mức tối đa, phẫu thuật viên phải hết sức cân nhắc. Nguy cơ sót sỏi sau mổ rất cao hay tiểu máu kéo dài sau mổ cũng vậy. Ngược lại nếu không phẫu thuật lấy sỏi, viên sỏi to dần sẽ phá hủy dần nhu mô thận và diễn tiến đến suy thận. Do phẫu thuật viên phải đặt sự an toàn của bệnh nhân lên hàng đầu nên có thể chấp nhận sót sỏi để bệnh nhân không mất một quả thận.

Ca phẫu thuật cho cháu N. về cơ bản bác sĩ đã lấy phần lớn sỏi gây tắc nghẽn bể thận niệu quản. Việc đặt “que” theo lời gia đình cháu N. thật ra là đặt ống thông niệu quản làm nòng (sonde JJ) để vị trí mổ trên thận lành tốt. Sonde này phải rút ra khi bệnh ổn định, do người nhà chưa được giải thích kỹ nên có sự hiểu lầm, bệnh viện sẽ rút kinh nghiệm. Theo bác sĩ Tùng, bệnh của bé Q.N. là do bệnh lý chuyển hóa hình thành nên sỏi, vì thế sỏi có thể tái phát sau mổ. Do đó, bệnh nhi phải tái khám, theo dõi định kỳ.

Bé trai gặp nhiều hơn bé gái

Trao đổi thêm về bệnh sỏi thận ở trẻ em, bác sĩ Ngô Tấn Vinh - phó khoa thận niệu Bệnh viện Nhi Đồng 2 - cho biết hằng năm khoa thận niệu nhận điều trị 5-7 trường hợp sỏi thận. Tuổi phát hiện bệnh trung bình 4-5 tuổi, ở bé trai nhiều hơn bé gái.

Tùy theo kích thước, vị trí của viên sỏi, mức độ tắc dòng nước tiểu mà triệu chứng bệnh sỏi thận biểu hiện khác nhau. Ở trẻ lớn có biểu hiện đau bụng vùng hông, tiểu máu (33-90%); trẻ nhỏ: dễ kích thích, quấy khóc, ói, nhiễm trùng tiểu.

Trong đó, đau bụng biểu hiện rõ khi sỏi kẹt ở niệu quản, đau như vọp bẻ vùng bụng hay vùng chậu, kèm theo buồn nôn hay nôn ói, tiểu khó, tiểu nhiều lần. Tiểu máu: từ màu hồng nhạt đến đỏ sậm, nếu sỏi kẹt ở niệu đạo có thể có vài giọt máu sau khi rặn đi tiểu xong. Nhiễm trùng tiểu thường biểu hiện ở trẻ dưới 4 tuổi với đau vùng hông, sốt, đôi khi tiểu đục. Đôi khi bệnh sỏi thận ở trẻ chỉ phát hiện tình cờ qua siêu âm bụng.

Không có phương pháp điều trị hoàn hảo áp dụng cho tất cả các loại sỏi. Mỗi phương pháp đều có thể có biến chứng, như sót sỏi: có thể do không thấy được trên phim chụp trước mổ, do sỏi nhỏ rơi ra trong quá trình lấy sỏi, do sỏi nhỏ ở sâu trong thận; xuất huyết: do tổn thương mạch máu lúc lấy sỏi; tắc niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bọng đái): do sỏi nhỏ hay các mảnh sỏi nhỏ rơi ra trong quá trình lấy sỏi trôi vào trong niệu quản bị kẹt ở đây làm tắc dòng nước tiểu; nhiễm trùng: nhiễm trùng vết mổ do trước đó nước tiểu ứ đọng vì sỏi kẹt làm nước tiểu bị nhiễm trùng lây lan vào vùng mổ.

Tỉ lệ sỏi thận ở trẻ em tái phát từ 4% đến gần 70% trường hợp, sỏi thận do nguyên nhân rối loạn chuyển hóa có tỉ lệ tái phát cao hơn sỏi do các nguyên nhân khác.

Phòng ngừa sỏi thận ở trẻ em: phụ huynh không tự ý cho trẻ uống thuốc thời gian dài, dù là thuốc bổ; khuyến khích trẻ uống đủ nước (trẻ 10g-20kg cần 1-1,5 lít/ngày, trẻ 30kg cần 1,75 lít/ngày, trẻ trên 30kg cần 2 lít/ngày - lượng nước này trong cả thức ăn...). Vào mùa nóng, quan sát thấy trẻ tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu sậm màu như nước trà đậm thì phải cho trẻ uống thêm nước đến khi thấy trẻ tiểu được nhiều nước và có màu vàng thật nhạt.

TTO

Mỹ mất gần 300 tỉ USD/ năm cho béo phì

Theo một nghiên cứu mới đây, chi phí cho béo phì và thừa cân tại Mỹ mỗi năm là 270 tỉ USD, trong khi con số này ở Canada là 30 tỉ USD.

Thừa cân và béo phì khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại gần 300 tỉ USD/ năm - Ảnh: franceusamedia.com

HealthDay News dẫn nghiên cứu của Hiệp hội Thống kê (SOA) cho biết trong khoản chi phí khổng lồ này, có 127 tỉ USD dành cho chăm sóc y tế, 92 tỉ USD cho thiệt hại từ năng suất lao động giảm...

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở 50 bài nghiên cứu công bố từ tháng 1-1980 đến tháng 6-2009. Theo Don Behan, tác giả nghiên cứu, thừa cân và béo phì không chỉ gây thiệt hại kinh tế đáng kể mà còn để lại hậu quả về mặt xã hội khi ngày càng có nhiều người bị bệnh tật nhiều hơn và buộc phải về hưu sớm.

Theo các tác giả nghiên cứu, mọi người cần thực hiện lối sống lành mạnh để tránh thừa cân và béo phì như tập thể dục đều đặn, ăn nhiều rau xanh, hạn chế thức ăn nhiều chất béo, rượu, bia…

TTO