Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Những tác hại của việc ngủ muộn

Mệt quá mọi người ơi, đêm qua Linh thức khá muộn khi gần 2h sáng Linh mới đi ngủ. Và kết quả là sáng dậy người Linh uể oải, lúc nào cũng trong trạng thái thèm ngủ và mắt cay. Giờ thì Linh quyết định tìm hiểu đến những tác hại của việc ngủ muộn để lần sau nhớ không ngủ muộn như thế nữa. Mọi người cùng tham khảo và đừng thức quá khuya nha.
Những tác hại của việc ngủ muộn
Hiện tượng thâm mắt Linh cũng đã thấy xuất hiện trên mình và ngoài đó ra thì Linh còn tham khảo được rất nhiều thông tin hay về vấn đề đi ngủ muộn.


  • Các bệnh về mắt: Thông thường ban đêm mắt sẽ được nghỉ, nếu phải làm việc liên tục cộng với điều kiện ánh sáng không đủ lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể, thậm chí có thể mắc phải các bệnh về mắt nghỉ bù. Thức đêm thường xuyên sẽ dẫn đến những hiện tượng như: thâm quầng mắt, khô mắt, đau mắt, nhức mỏi mắt, cận thị, loạn thị...
  • Suy giảm trí nhớ: Đây là hậu quả tất yếu của việc suy giảm hoạt động của não bộ. Tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường khác. Thông thường một ngày cần 8 tiếng nghỉ ngơi giúp khôi phục hoặt động của não bộ sau một ngày lao động mệt mỏi.

Vì vậy, nếu do công việc thì cần thu xếp thời gian thích hợp để bạn làm việc dưới ánh đèn vào buổi tối không nên quá 2 tiếng.


  • Béo phì: Vào ban đêm cơ thể cần được nghỉ ngơi và đó cũng là khoảng thời gian thích hợp để tiêu hoá hết lượng thức ăn của bữa tối. Khi bạn thức khuya phải làm việc và cần ăn thêm nên lượng thức ăn thêm không được tiêu hoá hết. Lâu ngày năng lượng dư thừa sẽ làm mô mỡ dày trong cơ thể.


Thói quen ăn đêm, không những gây khó ngủ, mà sáng hôm sau ăn cũng không ngon miệng. Cứ như vậy lâu dần sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng và dẫn tới tình trạng béo phì.


  • Ù tai, nghe không rõ: Việc thiếu ngủ sẽ khiến tai trong không được cung cấp đủ máu, gây tổn thương cho thính lực. Thậm chí sau thời gian dài, việc thức đêm cũng có thể gây điếc tai.
  • Nguy cơ về dạ dày và ruột: Tế bào trên niêm mạc dạ dày của người thường thay mới 2-3 ngày/lần vào ban đêm. Nếu ăn vào buổi đêm dạ dày và ruột không được nghỉ ngơi, sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Đồng thời, đồ ăn đêm bị lưu giữ ở dạ dày trong thời gian dài khiến dịch dạ dày tiết ra lượng lớn, kích thích lên niêm mạc dạ dày. Lâu dần dễ gây rách niêm mạc dạ dày, bục dạ dày.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Thường xuyên ở tình trạng thức đêm, mệt mỏi, tinh thần không thoải mái sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Do đó các chứng bệnh như dị ứng, cảm lạnh… sẽ thường xuyên xảy ra.
  • Nguy cơ mắc bệnh tim: Người thức đêm nhiều sẽ gây hại cho tì khí, các cơ quan nội tạng cũng không thể có sự điều chỉnh kịp thời, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Lão hóa nhanh: Ngủ không đủ giấc sẽ làm cho hoạt động điều tiết tế bào da thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào biểu bì, từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa da, xuất hiện các nếp nhăn, xỉn màu. Ban đêm chính là lúc da tái tạo lại tế bào nhanh hơn so với ban ngày.


Tế bào da tái tạo với tốc độ nhanh gấp đôi trong khoảng thời gian từ 23h đến 4h sáng, collagen được sản sinh nhanh chóng và các chất có hại cũng bị tiêu diệt, tế bào bị tổn thương cũng được phục hồi nhanh chóng...


  • Bệnh ở phụ nữ: Những phụ nữ thường làm việc vào ban đêm nhiều hơn ban ngày có nguy cơ ung thư cao gấp 1,5 lần so với phụ nữ làm việc theo tiến trình bình thường. Tỷ lệ mắc ung thư cao của phụ nữ trong trường hợp này như u xơ tử cung, tổn thương nội mạc tử cung, tổn thương vú… có liên quan chặt chẽ đến mất cân bằng estrogen và progesterone.


Rối loạn trên sẽ dẫn đến một loạt rối loạn chức năng nội tiết, ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng của phụ nữ. Một khi các chu kỳ rụng trứng bị gián đoạn, tình trạng kinh nguyệt không đều có thể xảy ra, nếu kéo dài sẽ khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể phụ nữ thay đổi, gây rối loạn nhịp điệu cuộc sống.

Để phòng ngừa rối loạn nội tiết, phụ nữ không nên thức khuya kéo dài. Đừng quá gắng sức để làm việc. Nếu phải thức đêm thì bạn nên ngủ bù hoặc sắp xếp thời gian nghỉ ngơi vào ngày hôm sau để đồng hồ sinh học có thể điều chỉnh, nội tiết trở lại bình thường, tác dụng phụ lên cơ thể cũng được giảm nhẹ.
- Từ 21- 23h là quãng thời gian hệ miễn dịch đào thải chất độc, lúc này cần thư thái yên tĩnh hoặc nghe âm nhạc thư giãn. Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say. Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say. Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi. Từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc, cho nên cần đi toalet vào lúc này. Từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng. Những người đang phải trị bệnh tốt nhất ăn sớm hơn, từ trước 6h sáng, còn với người ăn dưỡng sinh thì ăn trước 7h sáng. Những người không ăn sáng cần thay đổi thói quen xấu này, dù có đợi đến 9, 10h mới ăn cũng tốt hơn là không ăn. Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya.
Tham khảo tại Diễn đàn làm đẹp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét