Ghẻ ngứa là một bệnh ngoài da do ký sinh trùng "cái ghẻ" gây nên. Những người bị "cái ghẻ" xâm nhạp vào da thường gặp phải các phiền toái như da bị tổn thương, lở loét, nhất là cảm giác ngứa rát khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, các bạn cần phải biết những thông tin về căn bệnh để có cách phòng ngừa và ngăn chặn hiệu quả.
Đặc điểm của loài ghẻ
Ghẻ là một bệnh ngoài da phổ biến do "cái ghẻ" xâm nhập vào da gây nên. Ghẻ có kích thước nhỏ khoảng 0,2 - 0,4mm và gần như không thể thấy bằng mắt thường. Chúng xem nhập vào da khi ở môi trường ấm ướt, môi trường kém vệ sinh. Trên thực tế, hầu như toàn bộ đời sống của ghẻ ký sinh ở trên da và trong da của con người. Để sinh trưởng, phát triển và đẻ trứng; ghẻ đào những đường ngầm quanh co trong mặt da. Những đường ngầm này mỗi ngày dài thêm khoảng từ 1 - 5mm và có thể nhìn thấy ở trên da những đường xoắn mỏng dài chừng một vài milimét (mm) đến một vài centimét (cm). Thời gian phát triển từ trứng đến ghẻ trưởng thành ít nhất có thể mất khoảng 2 tuần lễ. Những ghẻ cái có thể sống ký sinh trên cơ thể người từ 1 đến 2 tháng. Nếu rời khỏi cơ thể vật chủ ký sinh, ghẻ chỉ có khả năng sống được vài ngày.
Ghẻ có đặc điểm thường ký sinh ở những chỗ da mỏng và có nếp gấp như các kẽ ngón tay, cạnh bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, nếp gấp đầu gối, dương vật, vú và bả vai. Ở trẻ con, ghẻ cũng có thể thấy ở mặt và các nơi khác.
Sự lây truyền bệnh và triệu chứng
Ghẻ thường lây truyền trực tiếp do việc tiếp xúc gần gũi giữa con người với con người như những người cùng ngủ chung một giường. Hầu hết sự lây truyền bệnh ghẻ xảy ra mang tính chất gia đình vì nếu một thành viên trong nhà bị bệnh ghẻ thì khả năng những người khác trong gia đình sẽ bị mắc bệnh ghẻ theo.
Khi bị mắc bệnh ghẻ, triệu chứng ban đầu xuất hiện chỉ là một vết đỏ, hơi nhô lên và ngứa dữ dội. Tiếp theo là sự hình thành các nốt, bọng nước nhỏ, rồi các nốt và bọng nước nhỏ này bị vỡ ra ở trên bề mặt của da. Do ngứa nên người bị mắc bệnh ghẻ thường phải gãi ngứa dẫn đến chảy máu và dịch trong các bọng ghẻ, làm ghẻ có điều kiện phát tán. Việc gãi ghẻ nhiều, thường xuyên và triền miên gây ra sự bội nhiễm hay nhiễm trùng thứ phát như nhọt đầu đinh, nhọt mủ, eczema.
Thuốc điều trị bệnh ghẻ
Hiện nay có rất nhiều các chữa trị bệnh ghẻ. Trong đó, bạn có thể sử dụng thuốc Ivermectin, một loại thuốc dùng để điều trị nang sán và giun chỉ bạch huyết được phát hiện cũng có tác dụng điều trị đối với bệnh ghẻ.
Cách sử dụng:
Thuốc được điều trị bằng liều độc nhất 100 đến 200µg cho 1 kg trọng lượng cơ thể. Phương pháp điều trị quy ước là sử dụng các loại hóa chất diệt côn trùng thông thường như Benzyl benzoat 10% dạng nước xức, Lindane 10% dạng nước xức, Crotamiton 10% dạng kem và Permethrin 5% dạng kem. Permethrin là loại hóa chất hiện tại được khuyến cáo sử dụng để điều trị bệnh ghẻ vì nó có tác dụng tốt và ít tác dụng phụ.
Bạn thực hiện việc xức hóa chất vào vùng da bị ghẻ rồi rửa lại vào ngày sau đó. Sau khi xức thuốc, bạn để khoảng 15 phút cho thuốc khô và có thể mặc quần áo. Hầu hết những phương pháp điều trị đều cho đáp ứng tốt, bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng đôi khi cũng cần điều trị đợt hai cách một thời gian sau đó khoảng từ 2 - 7 ngày.
Lưu ý: khi chữa bệnh nghẻ ngứa, các bạn không nên sử dụng quá nhiều hoặc quá liều lượng các loại thuốc diệt côn trùng như đã nên trên vì sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì hầu hết thành phần của chúng là hóa chất và có chứa độc tố có thể gây hại cho cơ thể nếu như sử dụng quá liều.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý tới khâu phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan của bệnh bằng cách vệ sinh sạch sẽ, giữ cho da khô thoáng, nhất là vùng da bị tổn thương do ghẻ; giặt sạch chăn màn, vệ sinh phòng ngủ, chiếu,... và tiếp xúc an toàn với người bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét