Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Bài thuốc nhà Lương Y Thu Phương chữa trị bệnh đau dạ dày

Bài thuốc chữa đau dạ dày dòng họ Nguyễn Thu (Lương Y Thu Phương) và những điều y học hiện đại chưa giải thích được. 

Nhắc đến dòng họ Nguyễn Thu ở tỉnh Bắc Giang người dân trong vùng không ai không biết đến truyền thống nghề y của dòng họ này, nhưng điều làm cho dòng họ nổi tiếng khắp trong và ngoài nước lại ở bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả mà đến nay y học trong nước vẫn chưa thể giải thích được.
Phỏng vấn Lương Y Bùi Quang Lực - Phó chủ tịch hội tiêu hoá trực tràng Việt Nam

Ban biên tập chuyên trang bacsidaday.com đã có cuộc trao đổi với Lương y Bùi Quang Lực – Phó chủ tịch hội tiêu hoá trực tràng Việt Nam, Chuyên gia hàng đầu bệnh viêm dạ dày về bài thuốc thần hiệu này:


Ban biên tập: Thưa Lương y, Viêm dạ dày là một bệnh mãn tính khá phổ biến hiện nay, là người chuyên sâu nghiên cứu và điều trị các bệnh về tiêu hoá trực tràng bằng đông y Lương y có thể cho biết khái quát về căn bệnh này? 



Lương y Bùi Quang Lực: Theo y văn chuyên ngành Viêm dạ dày là tình trạng viêm xảy ra ở lớp niêm mạc dạ dày. Triệu chứng bệnh đau dạ dày thường thấy của viêm dạ dày là hiện tượng đau bụng liên quan với tình trạng bất ổn. Các triệu chứng khác có thể có liên quan, chẳng hạn như chứng khó tiêu, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi . Ngoài ra nôn ra máu là một dấu hiệu của mức độ nghiêm trọng và nó có biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa. 



Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh viêm dạ dày. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây viêm dạ dày: 


* Nguyên nhân do lối sống:
  • Uống nhiều bia rượu. 
  • Hút nhiều thuốc lá, uống nhiều cà phê và các đồ uống có tính axit cao. 
  • Thường xuyên nhịn đói, hoặc ăn quá no, ăn các đồ ăn quá rắn,… 
* Nguyên nhân do nhiễm các loại vi khuẩn, nấm:
  • -Do nhiễm nấm 
  • Do nhiễm kí sinh trùng (thường là các loại anisakis) 
  • Viêm dạ dày do vi khuẩn (thường là Helicobacter pylori) 
* Nguyên nhân khác:
  • Do điều trị thuốc kháng sinh lâu dài. 
  • Do đã trải qua quá trình xạ trị hoặc xạ trị ngẫu nhiên. 
  • Thiếu máu ác tính là một trong những nguyên nhân của- viêm dạ dày. 
  • Do có chấn thương trong dạ dày hoặc có phẫu thuật trong dạ dày 
  • Tăng tiết acid dạ dày thường xảy ra khi bị căng thẳng 
  • Hiện tượng trào ngược dịch mật 
* Các chứng viêm dạ dày thường gặp như:
  • Đau dạ dày 
  • Viêm loét dạ dày 
  • Viêm xung huyết dạ dày ( xuất huyết dạ dày ) 
  • Viêm trượt dạ dày 
  • Trào ngược dạ dày 
  • Dối loạn tiêu hóa 
  • Viêm hành tá tràng 
  • Viêm thực quản 
Ban biên tập: Vậy Lương y có thể cho biết các phương pháp chữa bệnh này hiện nay? 

Lương y Bùi Quang Lực: Hiện nay có 3 phương pháp điều trị chủ yếu là: 
  • Điều trị bằng tây y: Mục đích chính trong việc chữa trị bệnh viêm dạ dày mạn tính là sử dụng các thành phần thuốc như: Cimetidin, nizatidine, famotidine; lanzoprazole… có tác dụng ức chế cơn đau tức thời, và kháng viêm. Tuy nhiên, mục tiêu tối hậu vẫn là tăng cường tĩnh mạch dạ dày, và làm lành triệt để các ổ viêm, loại bỏ cơn đau lâu dài thì phương pháp tây y chưa làm được. 
  • Sử dụng thực phẩm chức năng: Hiện nay có nhiều người nhầm tưởng sử dụng thực phẩm chức năng có thể chữa khỏi được bệnh viêm dạ dày. Trên thực tế những loại thực phẩm chức năng này chủ yếu có tác dụng hỗ trợ, phòng ngừa viêm dạ dày chứ không chữa được bệnh viêm dạ dày. Việc thiếu hiểu biết dẫn đến tình trạng dùng thực phẩm chức năng mà quên dùng thuốc đã dẫn đến những hệ lụy khó lường đó là tình trạng bệnh phát triển ngày càng nặng, gây khó khăn cho việc điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn nặng và chuyển hóa. 
  • Điều trị bằng đông y: Trong ba phương pháp thì đây được coi là phương pháp đem lại hiệu quả triệt để nhất. Các vị thuốc Đông y như Bạch linh, hoàng đằng, đẳng sâm, chi xác, ngũ thành bì, cam thảo, trè dây, táo tầu, chuối hoa rừng, cây xăng –xê….. . . có hàm lượng chất kháng viêm và tang cường sức khoẻ tình mạch dạ dày hướng các tĩnh mạch dạ dày có khả năng ức chế cơn đau, và kháng lại vi khuẩn gây viêm rất mạnh. Ngoài ra, những chất nầy còn làm giảm vi khuẩn HP+ ở dạ daỳ là. Phần lớn những vị này thường có vị đắng, tính mát, có tác dụng giảm đau, sát trùng, tiêu viêm, giải độc. Thuốc có thể lợi tiểu để trừ thấp, có thể nhuận tràng lại cung cấp được nhiều chất chống oxy hoá để nâng cao sức miễn dịch và bảo tĩnh mạch dạ dày. Từ đó đem lại hiệu quả điều trị cao và tỉ lệ tái phát thấp. 
Ban biên tập: Vậy có thể nói phương pháp đông y đem lại hiệu quả toàn diện nhất, vậy xin lương y cho biết việc áp dụng phương pháp này trên thực tế tại Việt Nam hiện nay. 

Lương y Bùi Quang Lực: Việc điều trị bằng đông y cũng tương đối đa dạng. Chủ yếu các thầy thuốc thường chữa theo kinh nghiệm dân gian. Có thể nói chỉ có duy nhất bài thuốc của dòng Nguyễn Thu là hội đủ hai yếu tố kinh nghiệm và khoa học, điều trị hiệu quả và toàn diện nhất. 

Ban biên tập: Xin Ông nói rõ hơn về bài thuốc này để độc giả biết chi tiết hơn ? 

Lương y Bùi Quang Lực: Theo nghiên cứu của tôi và một số chuyên gia bài thuốc này có hai công năng như sau: 
  • Thành phần: Bạch linh, hoàng đằng, đẳng sâm, chi xác, ngũ thành bì, cam thảo, trè dây, lá khôi, xăng –sê, chuối hoa rừng, tam thất, nghệ đen… 
  • Công dụng: Cầm máu, giảm đau viêm, ợ hơi, ợ chua, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch dạ dày. Kháng cực mạnh với các vi khuẩn dạ dày gây viêm. 
* Công dụng từng thành phần: 
  • Bạch Linh: Thuốc có tác dụng tăng miễn dịch, tăng chỉ số thực bào của phagocyte. Thuốc có tác dụng kháng ung thư (do thành phần polysacharide của thuốc) do làm tăng miễn dịch cơ thể. Thuốc có tác dụng an thần, có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan và chống lóet bao tử. Nước sắc bạch linh có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn dạ dày, đại tràng, trực khuẩn biến dạng. Cồn ngâm kiệt thuốc có tác dụng giết chết xoắn khuẩn. 
  • Hoàng Đằng: thành phần hoá học chính là Alcaloid (3%), chủ yếu là palmatin. Có tác dụng chính Làm giảm viêm, chữa viêm ruột, viêm dạ dày, viêm bàng quang, viêm gan, đau mắt, mụn nhọt, sốt nóng, kiết lỵ, hồi hộp, mất ngủ. Làm nguyên liệu chế palmatin. 
  • Đẳng sâm: thành phần hoá học chính là Saponin, đường, tinh bột., có công dụng chính là bổ máu, tăng hồng cầu tĩnh mạch dạ dày. Có thể Dùng trong bệnh suy nhược, ăn không ngon, thiếu máu, ốm lâu ngày, lòi dom, sa dạ con, rong huyết. 
  • Chi xác: thành phần hoá học chính là inh dầu, flavonoid, pectin, saponin, alcaloid, acid hữu cơ., có tác dụng giúp tiêu hoá nhanh (tiêu hoá nhanh làm giảm co bóp dạ dày), chữa ngực sườn đau tức, bụng chướng khó tiêu. 
  • Ngũ Thanh Bì: Có tác dụng trị mệt mỏi tốt hơn Nhân sâm. Tăng sức chịu đựng đối với thiếu oxy, nhiệt độ cao, điều tiết rối loạn nội tiết, điều tiết hồng cầu, bạch cầu và huyết áp, chống phóng xạ, giải độc. Ngũ gia bì có tác dụng chống lão suy, tăng thể lực và trí nhớ, tăng chức năng tuyến tình dục và quá trình đồng hoá, gia tăng quá trình chuyển hoá và xúc tiến tổ chức tái sinh (Trung Dược Học). Có tác dụng tăng cường miễn dịch của cơ thể như tăng khả năng thực bào của hệ tế bào nội bì võng, tăng nhanh sự hình thành kháng thể, làm tăng trọng lượng của lách. Thuôc còn có tác dụng kháng virus, kháng tế bào ung thư, điều chỉnh miễn dịch (Trung Dược Học). 
  • Chè dây: có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn, giảm độ axit tại dạ dày, giúp cho bệnh loét dạ dày dễ liền sẹo; cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng đạt 93,4%, với Alusi (loại thuốc chuyên trị bệnh viêm loét hành tá tràng hiện nay) là 89%, thời gian cắt cơn đau trung bình của chè Dây từ 8 đến 9 ngày, và Alusi là 17 ngày. Chè Dây cho kết quả khỏi bệnh hoàn toàn đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày hành tá tràng là 43,18%, với Alusi là 9,44%, khỏi bệnh ở mức độ liền sẹo là của chè Dây là 36,36% ,với Alusi 30,56%. Kết quả nghiên cứu về tính an toàn cho thấy, thành phần hóa học của chè dây không có những nhóm chất thường có độc như: alcaloid, saponin…, cao chè dây không gây ngộ độc cấp tính, không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hóa sinh, huyết học, cổ truyền và sinh sản khi dùng thuốc trong thời gian dài. 
  • Lá Khôi: Chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Tác dụng trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị, làm se vết loét , giúp liền sẹo và vết thương, kích thích lên da non và làm lành dạ dày, tá tràng nhanh chóng. 
  • Xăng-sê: Hiên chưa có phân tích chính xác, nhưng hiện nay cây xăng sê được áp dụng chữa bệnh dạ dày rất tốt lưu truyền trong dân gian. 
  • Tam thất: Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào Kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng. Có tác dụng hoá ứ, cầm máu (chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết, đau tức ngực, u bướu, huyết ứ, bế kinh, thống kinh, sản hậu huyết hư gây đau bụng, ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp ung thư (ung thư vú, ung thư máu…). 
  • Nghệ vàng: có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị dạ dày và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa viêm loét dạ dày do thừa dịch vị. 
  • Cam thảo dây: Cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Đặc biệt nhiều thầy thuốc còn tín nhiệm cam thảo hơn hẳn các thuốc loại thuốc kháng axit khác trong điều trị viêm loét dạ dày. 
  • Chuối hoa rừng: Chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể nhưng trong dân gian thường dùng quả chuối hoa rừng làm vị phụ tá rất cần thiết trong điều trị chứng viêm loét dạ dày, tá tràng và dùng cho một số bệnh chứng khác như phong thấp v.v… 
Ban biên tập: Dựa trên phân tích hết sức khoa học thì có thể nói bài thuốc dòng họ Nguyễn Thu công công dụng rất tốt với các chứng bệnh dạ dày. Xin Lương y cho biết về mức độ phổ biến của bài thuốc? 

Lương Y Bùi Quang Lực: Bài thuốc đã được truyền qua nhiều đời dòng họ Nguyễn Thu tại bắc giang, mỗi thời kì lại được điều chỉnh cho phù hợp với cơ địa da và tác nhân gây viêm dạ dày. Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng theo đánh giá của tôi và một số đồng nghiệp thì đây là bài thuốc chữa viêm dạ dày cho nhiều người nhất và lâu đời nhất tại Việt Nam. 

Ban biên tập: Bệnh viêm da dạ dà y là bệnh ngày càng phổ biến và phức tạp vậy xin Lương y cho biết cách phòng chống bệnh này. 

Lương y Bùi Quang Lực: Phòng ngừa viêm dạ dày tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm. Để giúp ngăn ngừa viêm dạ dày, và các rối loạn tiêu hóa nói chung quý vị có thể thực hiện theo những cách sau đây:
  • Ăn nhiều bữa nhỏ. Nếu bạn thường xuyên khó tiêu, ăn nhiều bữa nhỏ để đệm cho chất tiết acid dạ dày. Ngoài ra, tránh ăn các thực phẩm kích thích như gia vị, cam quít hoặc thực phẩm có nhiều gia vị nếu bạn bị viêm hoặc loét dạ dày. 
  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu. 
  • Không hút thuốc lá. 
  • Thay thuốc giảm đau. Nếu có thể, tránh dùng thuốc chống viêm phi steroid - aspirin, ibuprofen, ketoprofen và naproxen. Thay vào đó, thay thuốc giảm đau chứa acetaminophen. 
  • Tuân thủ khuyến nghị của bác sĩ. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc giảm độ axít dạ dày hoặc thuốc chẹn axít không cần đơn để ngăn ngừa tái phát viêm dạ dày. 
Tự chăm sóc
  • Thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh. Cái gì bạn ăn cũng quan trọng như cách mà bạn ăn. Ăn các khẩu phần vừa phải, ăn nhiều bữa, và thư giãn khi ăn. 
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Ợ nóng, chướng bụng và táo bón thường gặp nhiều hơn ở người thừa cân. 
  • Tập luyện nhiều. Tập luyện làm tăng nhịp thở và nhịp tim, là hoạt động có lợi nhất mà bạn có thể làm để tiêu hóa tốt. Tập thể dục kích thích hoạt động của các cơ đường ruột, giúp đẩy chất cặn bã xuống ruột nhanh hơn. Cố gắng tập luyện ít nhất 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần. 
  • Hạn chế stress. Stress làm tăng sản sinh axít dạ dày và tiêu hóa chậm, gây rối loạn dạ dày. 
Ban biên tập: Xin cảm ơn và chúc sức khỏe Ông


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét