Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Chăm sóc và điều trị vẩy nến da đầu

Bệnh vẩy nến là bệnh nguy hiểm trong các bệnh về da. Đây là một bệnh gần như mãn tính vì một khi mắc phải thì rất khó có thể chữa khỏi. Một trong những khu vực về da chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bệnh vẩy nến đó chính là da đầu, các tế bào chết bong tróc gây rất khó chịu và thẩm mỹ cho bệnh nhân. Người bị vẩy nến da đầu thường có đặc điểm là xuất hiện các đám mảng đỏ kích thước khác nhau, giới hạn rõ ràng, hơi gồ cao, nền cứng cộm, dễ nhận thấy dọc theo mép tóc, trên trán hoặc sau tai. Vẩy màu trắng đục bóng như màu nến trắng, xếp thành nhiều lớp, dễ bong, khi rơi ra thành từng mảng giống như gàu. Vẩy tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác lại đùn lên, số lượng nhiều,... Bệnh gây ngứa với mức độ khác nhau ở mỗi người, ngứa nhiều ở giai đoạn vẩy nến da đầu đang tiến triển. Một số nguyên nhân làm cho bệnh tăng nặng như: stress, chấn thương hoặc nhiễm trùng, dùng một số loại thuốc sau khi điều trị một bệnh nào đó,...Bệnh nhân nên tìm cho mình một cách xử lý bệnh sớm cả chế độ sinh hoạt cũng như các biện pháp điều trị để giảm tác mà bệnh có thể gây ra cho bệnh nhân.


Chăm sóc và điều trị vẩy nến da đầu 

Chế độ sinh hoạt điều trị đúng cách bệnh vẩy nến da đầu


- Khác với bệnh thủy đậu ở trẻ em chúng ta kiêng tắm còn với bệnh này cần tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.
- Tránh làm tổn thương da, tránh kì cọ, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân.
- Người bệnh vẩy nến da đầu không nên sử dụng dầu gội thông thường, bác sĩ sẽ chọn lựa dầu gội thích hợp cho da đầu của bạn.


- Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong.
- Người bệnh nên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm. Tránh tâm trạng bất an, bi quan quá lo buồn để tránh tái phát.
- Tránh gãi chỗ ngứa. Giữ da ấm.
- Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
- Rượu bia: vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vảy nến.
- Thịt, sữa, trứng: vì chứa nhiều arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy không chỉ ngoài da, mà trong khớp, trên thần kinh ngoại biên…
- Đường: Giảm lượng đường trắng đã qua tinh chế cũng như frutose, đường từ ngô, mật ong và các chất làm ngọt khác. Hạn chế nước hoa quả ngọt và các loại hoa quả chứa nhiều đường.
- Tránh dùng những đồ nướng, rán: thịt, đậu, cá nướng rán vì có nhiều gốc tự do có thể làm tái phát bệnh vẩy nến, khiến cho quá trình điều trị vảy nên kéo dài thời gian hơn dự tính.
- Tránh những thức ăn có men , các loại nước ngọt, trà đậm, cà phê thuốc lá, không ăn các chất cay nóng, mỡ heo, hạn chế ăn các loại chiên xào, các chất kích thích như ớt, tiêu…
- Tránh tiếp xúc với tia cực tím càng nhiều càng tốt, tránh mất ngủ, stress, không nên sử dụng thuốc uống, chích hoặc bôi có chất Corticoid mà không có chỉ định của BS.
- Kiêng thức khuya, kiêng căng thẳng thần kinh, stress.

Điều trị bệnh vẩy nến da đầu


Việc điều trị bệnh này thường là theo hương giải quyết giảm tình trạng bệnh ngoài da. Các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc bôi ngoài da giúp bong vẩy, chống ngứa, làm mềm da và dùng thuốc uống có tác dụng ức chế, điều hòa miễn dịch như methotrexat, cyclosporin,... Tuy nhiên, việc uống các thuốc trên trong thời gian dài sẽ kèm theo nhiều tác dụng phụ như: xuất huyết tiêu hóa, dễ nhiễm khuẩn, suy thận, sưng phù…. Điều trị bệnh bằng phương pháp quang hoá trị liệu cho hiệu quả tốt, nhưng nếu quá lạm dụng sẽ có thể gây ung thư da.
Một xu hướng đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn ở nước ta hiện nay là sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, hiệu quả bền vững, ngăn chặn tái phát, mà thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang đi đầu cho xu hướng này. Sản phẩm này có thành phần chính là cây cây sói rừng giúp chống tự miễn, kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh… có tác dụng cải thiện triệu chứng, hỗ trợ điều trị, phòng ngừa hiệu quả bệnh vẩy nến da đầu nói riêng và bệnh vẩy nến nói chung.

Nên lạc quan với căn bệnh thường gặp này: do bệnh lành tính và phổ biến, khoa học tiến bộ không ngừng trong việc tìm ra nguyên nhân đích thực của bệnh và hàng năm đều ra đời các thuốc và phương pháp chữa bệnh mới có hiệu quả hơn. Hãy tin tưởng rằng trong tương lai không xa bệnh vẩy nến sẽ có các đột phá mới. Chúc bạn sống vui và khỏe mỗi ngày!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét