Thứ Tư, 6 tháng 5, 2009

Những sáng tạo y học độc đáo


Chất lượng sống và tuổi thọ con người trong tương lai sẽ được cải thiện đáng kể nhờ hàng loạt tiến bộ mới về y học vừa được tạo ra

Endobarrier ngăn tiêu hóa: Nếu không được phát hiện và chữa trị, béo phì và tiểu đường loại 2 sẽ tạo áp lực nguy hiểm cho tụy tạng. Để tránh nguy cơ này, Công ty GI Dynamics có trụ sở tại Massachusetts vừa cho xuất xưởng một thiết bị đo hệ thống hấp thu dạ dày và thành đường ruột nhằm trả lại cho nạn nhân béo phì thể trọng bình thường bằng việc ngăn chặn thực phẩm tiếp xúc với thành ruột. Loại thuốc ngăn tiêu hóa có tên Endobarrier sẽ được uống bằng đường miệng nên không cần phẫu thuật như máy điều hòa tiêu hóa, sẽ “tráng” một lớp màng ngăn dày 2f lên thành đường ruột để chặn sự hấp thu năng lượng, chỉ một lượng dưỡng chất thiết yếu được thẩm thấu...

U bướu nhân tạo: Các nhà khoa học ở Viện RIKEn (Nhật Bản) vừa tạo được phiên bản tổng hợp của loại bướu bạch huyết (lymph node), cơ quan chính tạo ra các tế bào miễn dịch giúp cơ thể chống lại các chứng nhiễm trùng. Tuy loại bướu nhân tạo này không phải để thay thế những u bướu bệnh trong cơ thể chúng ta, nhưng chúng sẽ được sử dụng như vật kích thích để tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể theo “đơn đặt hàng” của từng cá nhân. Và, các bác sĩ cũng có thể tạo ra loại bướu tương tự với tính năng kháng các tế bào đặc trưng nhằm khống chế từ xa những dạng bệnh như ung thư hay HIV...

Kiểm tra ung thư qua nước bọt: Có thể thuật ngữ “sinh thiết” (biopsy) sẽ không còn sử dụng nữa trong tương lai gần, vì một thiết bị do các nhà nghiên cứu ở ĐH California (Los Angeles-Mỹ) chế tạo có thể phát hiện ung thư qua đường miệng chỉ với một giọt nước bọt. Một loại protein liên quan tới các tế bào ung thư có trong nước bọt sẽ phản ứng với thuốc nhuộm trên phần tử nhạy này, tạo ra ánh sáng huỳnh quang dễ dàng phát hiện bằng kính hiển vi. Tác giả của phát kiến này, kỹ sư Chih-Ming Ho, hy vọng với nguyên lý tương tự, sáng tạo này có thể cũng sẽ được ứng dụng để tạo ra loại công cụ chẩn đoán tương tự để phát hiện sớm các loại bệnh khác...

Không sâu răng: Các loại khuẩn ký sinh trong khoang miệng là thủ phạm ăn mòn men và gây hư răng, chủ yếu vì chúng chuyển đường thành a xít lactic, chất xúc tác chính cho sự tấn công men răng. Tuy nhiên, sắp tới, răng sẽ không còn sâu với dòng khuẩn mới có tên SmaRT do Công ty ONI BioPharma, có trụ sở tại Florida, tạo ra. SmaRT có thuộc tính trung hòa mạnh phản ứng lên men và ức chế tạo axít lactic trong khoang miệng. Đặc biệt, loài khuẩn lai tạo này còn phóng thích một loại kháng sinh tiêu diệt những dòng khuẩn ký sinh trong miệng gây sâu răng. Khi kết quả cuối cùng thu được từ các kiểm tra lâm sàng vào giữa năm nay, các nha sĩ chỉ cần thấm SmaRT vào miếng gạc và bôi lên răng, chúng ta sẽ không sâu răng đến suốt đời.

Phục hồi giọng nói: Đối với những người mất khả năng phát âm, thiết bị phục hồi phát âm Audeo của Ambient Corporation, có trụ sở tại Illinois, sẽ là cứu cánh để mang đến giọng nói với chất lượng có thể nghe được bằng tai thường. Đây là thành tựu hợp tác cùng Công ty Texas Instruments, thiết bị gắn trên cổ này sử dụng các điện cực để phát hiện những tín hiệu thần kinh từ não đến dây thanh âm. Những sóng âm dưới dạng từ do người bệnh phát ra sẽ được chuyển dưới dạng xung tín hiệu vô tuyến và sẽ được chuyển đến máy tính hoặc ĐTDĐ, để cuối cùng tạo ra tiếng nói...

Máy điều hòa sinh học: Các nhà nghiên cứu ở ĐH Pittsburgh vừa cho ra đời máy điều hòa riêng biệt trên cơ sở tế bào gốc, được tiêm vào khu vực tim bị tổn thương thay cho phương pháp sử dụng pin. Thiết bị sinh học này cho thấy khả năng làm chậm lại và bình ổn nhịp tim, đặc biệt là sẽ phóng thích các chất hàn gắn tim mà không để lại di chứng phức tạp nào...


Thấu kính thông minh

Thấu kính thông minh: Chứng tăng nhãn áp (glaucoma) là nguyên nhân thứ 2 gây mù, chủ yếu do áp lực tích tụ bên trong mắt và những thương tổn các tế bào võng mạc. Nhưng với loại thấu kính tiếp xúc do các chuyên gia ở ĐH California-Davis chế tạo, gồm sợi dây dẫn giám sát liên tục áp suất và dòng máu chảy trong mắt những người đang có nguy cơ cao. Thấu kính sẽ chuyển tiếp thông tin đến một thiết bị nhỏ đeo trên người bệnh nhân và sẽ được khuếch đại dưới dạng vô tuyến sang máy tính. Dòng dữ liệu liên tục này sẽ giúp các bác sĩ hiểu được những nguyên nhân gây bệnh. Những thấu kính thế hệ tương lai có thể còn tự động phân phối thuốc khi phát hiện những phản ứng thay đổi áp suất võng mạc...

Stent nuốt được: Thủ thuật nông mạch bằng stent được chỉ định để mở rộng động mạch bị hẹp hay tắc nghẽn vì bệnh động mạch vành, thường được thực hiện với việc phẫu thuật tim hở. Tuy nhiên, một loại stent sinh học, có khả năng phóng thích những liều thuốc duy trì động mạch khỏi bị hẹp trở lại, vừa được Abbott Laboratories ở Illinois sáng tạo, có thể nuốt được qua đường miệng. Đặc biệt, không như loại stent kim loại, stent sinh học này sẽ tự hủy trong vòng 6 tháng sau khi đưa vào cơ thể, để lại cho bạn một hệ động mạch khỏe mạnh...

Kích thích cơ: Khi phần xương gãy bắt đầu phục hồi, những vùng cơ bên cạnh thường bị teo do thiếu vận động. Tuy nhiên, nhược điểm này dễ dàng được khắc phục với sản phẩm MyoSpare do Công ty StimuHeal của Israel chế tạo. Đây là loại máy chạy bằng điện, sử dụng các thiết bị kích thích cơ, kích cỡ khá nhỏ nên dễ dàng mang theo, sẽ “tập thể dục” cho cơ mọi lúc mọi nơi, giúp duy trì sự rắn chắc trong suốt quá trình phục hồi...

Máy quét gan: Tình trạng lá gan của bạn hiện ra sao đang là câu hỏi mà cho đến gần đây vẫn cần câu trả lời chính xác thông qua sinh thiết cơ quan này. Tuy nhiên, Công ty EchoSens của Pháp vừa phát triển một loại máy quét, có thể phát hiện những thương tổn nhỏ nhất ở cơ quan này chỉ trong vòng 5 phút. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy những lá gan bị thương sẽ trở nên thô cứng hơn và ít linh hoạt nên máy Fibroscan sẽ dễ dàng đánh giá được độ đàn hồi bằng việc sử dụng các sóng siêu âm...

Keo dán dạ dày: Bàn chân loài thằn lằn được phủ những sợi nano nhỏ như sợi tóc để khai thác áp lực gian phân tử (intermolecular), cho phép loài bò sát này bám chắc vào bề mặt tiếp xúc. Trên cơ sở nguyên lý này, các nhà khoa học ở Viện Công nghệ MIT vừa phát triển một loại keo dán có khả năng tái tạo địa hình ở tầm nano, sẽ “niêm phong” vết thương hay dán phủ những thương tổn do vết loét dạ dày. Loại keo đặc biệt này rất linh hoạt, có thể co dãn theo vật dán, chống nước, nhất là được làm từ vật liệu tổng hợp đặc biệt khi bị phá vỡ sẽ hàn gắn các thành vết thương lại với nhau...

H.ĐẠO (Theo Science- nld)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét