Da là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với các tác nhân từ bên ngoài môi trường và cũng là bộ phận đón đầu những yếu tố vào cơ thể con người. Do đó, thông qua những biểu hiện của da có thể nhận biết về căn bệnh mà cơ thể đang mắc phải.
Những biểu hiện về da và bệnh tương ứng
Có rất nhiều những biểu hiện trên da cho thấy bạn đang mắc một căn bệnh nào đó mà bạn không nghĩ tới. Đa phần những người phát hiện ra bệnh thông qua các biểu hiện trên da là nhờ việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Các bác sĩ da liễu là những người giúp bạn nhận biết. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, bạn có thể tự nhận biết và cảnh giác về một số bệnh có thể mình đang gặp phải khi quan sát da.
Lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng
Khi lòng trắng của mắt chuyển sang màu vàng, có thể do chứng vàng da. Khi đó, bạn có thể gặp vấn đề về gan.
Bọng mắt và quầng thâm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của bọng mắt và quầng thâm như thức khuya, cơ thể mệt mỏi,... Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ các loại thức ăn giàu natri và một chế độ ăn nhiều muối làm tăng khả năng giữ nước trong cơ thể, bao gồm cả vùng dưới mắt sẽ có nguy cơ bị dị ứng mãn tính. Khi đó, những biểu hiện có thể cũng xuất hiện tại vùng da nhạy cảm dưới mắt, chúng làm giãn các mạch máu, làm rỉ máu, tạo bọng mắt và quầng thâm dưới mắt.
Đùi hoặc nướu chuyển màu xanh
Hiện tượng này cảnh báo rằng bạn có thể đang phản ứng đối với một loại thuốc. Nếu làn da trở nên xám xanh chứng tỏ bạn đang tiêu hóa lâu ngày sản phẩm chứa chì.
Da tăng sắc tố và đổi màu
Ánh nắng mặt trời không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tăng sắc tố. Khi da của bạn có nhiều nốt mẩn màu nâu xám trên da, đặc biệt là quanh cổ, nách, háng, có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.
Da xám
Thông thường da bị xám màu có thể do một số lý do như cơ thể không nhận đủ oxy - một dấu hiệu của bệnh khí thũng. Nó cũng có thể cảnh báo một cơn đau tim sắp xảy ra. Vấn đề khác còn bao gồm lao phổi, viêm phổi và một số bệnh ung thư. Một lý do ít được biết đến khi làn da màu xám là bệnh viêm phúc mạc - viêm một lớp mô mỏng bên trong ổ bụng - gây ra bởi vi khuẩn hoặc nấm.
Da khô hoặc móng tay khô
Nếu làn da của bạn trở nên khô, tóc và móng tay của bạn giòn, dễ gãy, bạn có thể đang gặp vấn đề ở tuyến giáp. Làn da khỏe mạnh luôn láng mịn, không phát ban, sưng tấy hoặc tróc vảy. Tuy nhiên, da khô có thể là do thiếu vitamin A, axit béo thiết yếu như omega-3, hoặc kẽm.
Da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
Da đặc biệt nhạy cảm với ánh nắng mặt trời có thể là một dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ.
Phát ban ngứa, phồng rộp
Triệu chứng này là một dấu hiệu của bệnh viêm da dạng herpes khi hệ thống tiêu hóa của bạn nhạy cảm với gluten, theo bác sĩ Raj. Tổn thương xuất hiện bất cứ nơi nào, nhưng xảy ra thường xuyên nhất xung quanh đầu gối, khuỷu tay, da đầu, lưng và mông, bắt đầu bằng cảm giác nóng bỏng. Biểu hiện lâm sàng là các bọng nước căng, khó vỡ.
Da chuyển sang màu cam
Nếu làn da chuyển sang màu cam, bạn có thể đã ăn quá nhiều cà rốt hoặc các loại rau chứa nhiều carotene.
Da chuyển sang màu đồng
Khi làn da chuyển sang màu đồng không phải vì tắm nắng, có thể là biểu hiện của một rối loạn di truyền gọi là hiện tượng thừa sắt trong cơ thể.
Lông mặt rậm
Lông, râu không mong muốn ở phụ nữ chủ yếu dọc theo đường viền hàm dưới, cằm và môi trên là biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang, một sự mất cân bằng nội tiết tố, trong đó mức độ nội tiết tố nam cao hơn mức bình thường.
Môi nứt nẻ
Môi nứt nẻ là biểu hiện cơ thể thiếu hụt các vitamin nhóm B như niacin, riboflavin và vitamin B6. Khi đó, bạn nên bổ sung niacin từ cá ngừ, riboflavin từ rau chân vịt và B6 từ đậu xanh.
Trên đây là một số dấu hiệu đơn giản mà bạn có thể nhận biết khi chúng xuất hiện trên da. Đó không chỉ là những biểu hiện thông thường như bạn vẫn nghĩ mà rất có thể là biểu hiện của một số căn bệnh. Chính vì thế, các bạn cần thận trọng và đến gặp bác sĩ để được xác định cụ thể hơn nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét