Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2009

Ông bố 14 tuổi người Việt Nam

Ảnh minh họaCó mặt tại khoa ngoại 5, bệnh viện Nhi Trung ương vào chiều tối ngày 24/2. Đã biết trước là bố của bệnh nhi đang mắc bệnh hiểm nghèo cần giúp đỡ chỉ mới…14 tuổi, nhưng khi gặp tôi vẫn hết sức ngỡ ngàng trước khuôn mặt quá non nớt và thân hình nhỏ nhắn của một bé trai người Mông

Qua câu chuyện vừa đượm buồn, vừa quá hồn nhiên, ngây thơ của ông bố 14 tuổi, một cuộc sống hết sức xa lạ với thời đại ngày nay hiện ra trước mắt tôi như thể một câu chuyện không có thực… Mối tình lãng mạn của cậu bé tuổi 12 Sùng A Mua (tên ông bố - cậu bé) sinh ra ở một bản làng cách Hà Nội hơn 300km. Đó là Bản Pắc Bệ C, Suối To, huyện Phù Yên, Sơn La. Sùng A Mua cũng được đi học. Nhưng nhà cách trường 20 km, cậu phải đi bộ đến trường với túi gạo, ngô trên lưng, cuối tuần lại đi bộ về nhà. Nhà nghèo, lại còn hai em nhỏ cũng đang theo học cần phải lo ăn. Bố mẹ đành cho cậu nghỉ khi A Mua đang học lớp 5. Vào dịp Tết cách đây 2 năm (khi ấy A Mua mới 12 tuổi), cậu đi bộ đến nhà ông bà ngoại tại một bản cách nhà cậu khoảng 12 km. Khi được hỏi, A Mua cũng không biết đó là bản gì. Trong lúc chơi trò ném quả bóng với trẻ con trong bản, cậu làm quen với một cô gái hơn cậu 4 tuổi. Đó là Mùa Thị Chu. Nói chuyện thấy thích, em liền rủ Chu vào rừng chơi. Cô gái cũng thích A Mua nên tặng cho cậu một chiếc áo làm tin. Sau đó, cứ 3 ngày một lần, A Mua lại vượt đèo, lội suối đi bộ 12km đường rừng để đến thăm bạn gái. Thường thì cậu rủ bạn cùng đi. “Về nhà, em bảo bố mẹ là muốn cưới vợ. Bố mẹ bảo, thích thì cho cưới. Bố mẹ cô ấy cũng không phản đối gì. Thế là một tháng sau, em lấy vợ”. – A Mua kể. Ảnh minh họa và vợ

Trong câu chuyện, đôi lúc tôi phải hỏi đi hỏi lại, rồi diễn đạt cả bằng tay, bằng mắt vì A Mua nói tiếng Kinh còn ngọng và đôi lúc thiếu từ, không diễn đạt được hoặc cậu không hiểu tôi nói gì. A Mua kể, ở quê cậu, con trai 12 - 13 tuổi đã bắt đầu rủ nhau đi tìm vợ. Thường thì lấy người nhiều tuổi hơn để về còn làm nương giúp gia đình, và bao giờ cũng là người ở bản khác vì người cùng bản ở đây không lấy nhau. “Thế có ai bảo em là không được lấy vợ trước 18 tuổi không? – tôi hỏi. “Không, chẳng có ai bảo gì, cũng chẳng ai cấm. Thích thì lấy thôi” – A Mua hồn nhiên trả lời. Cũng như phần lớn con gái ở vùng này, vợ cậu không đi học, không biết chữ và không biết nói tiếng Kinh. A Mua cũng dạy vợ nhưng học mãi mà vợ vẫn không nói được, tuy nghe thì vẫn hiểu. Cả hai gia đình đều nghèo lắm, nên cả khi ăn hỏi, rồi đám cưới, nhà trai không phải mang theo thứ gì cho nhà gái. Hôm cưới, cô dâu mang theo về nhà chồng một cái tủ gỗ nhỏ. Vợ chồng cậu ở chung với bố mẹ. Căn nhà nhỏ làm bằng gỗ lấy ở trong rừng, mái làm bằng tấm lợp được mua bằng tiền vay của nhà nước. Chợ cách nhà rất xa, đi bộ từ sáng tới trưa mới tới, mua chút gì đó rồi quay trở về đến nhà là trời tối. Nhưng cũng hãn hữu lắm, mọi người trong bản cậu mới đi chợ, vì họ không có tiền. Hàng ngày, hai vợ chồng cậu cùng lên nương chăm sóc đám ngô. Ở đây, thu nhập chủ yếu là từ ngô vì nước rất hiếm, lúa và các loại rau màu khó mọc. Đi lấy nước sinh hoạt cũng phải hàng cây số mới tới suối. Mặc dù ở mìên núi, nhưng bây giờ người cũng đông, đất ít lắm nên ngô cũng không trồng được nhiều. “Bản em đã có điện, nhưng trong nhà em chẳng có gì, chỉ có cái giường để ngủ thôi. Đói ăn lắm, bố mẹ em cũng hay phải đi vay mượn của mọi người để gia đình có thể sống qua ngày.” – A Mua kể.

Và đứa con tội nghiệp Khi lấy nhau, cả hai đều chưa biết “làm thế nào” để có con. “Sau một năm lấy nhau mà chưa có gì, bạn bè em mới mách phải làm thế này… thế này… mới có con, thế là chúng em làm theo” – A Mua ngượng ngùng, bẽn lẽn kể. Rồi niềm hạnh phúc được làm cha của cậu bé 14 tuổi cũng đã đến. Bé Sùng A Súa ra đời đúng vào ngày Tết dương lịch (1/1/2009). Nhưng niềm vui ngắn chẳng tầy gang. Từ lúc sinh ra cho tới lúc được 7 ngày tuổi, bé A Súa không đi ngoài được, quấy khóc và yếu dần. Gia đình đưa bé đến bệnh viện Phù Yên. Ngay sau đó, xe cấp cứu của bệnh viện đưa vợ chồng và con trai cậu xuống bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh minh họa

Hai vợ chồng đang rất lo lắng... Theo bác sĩ Vũ Mạnh Hoàn, cháu bé nhập viện ngày 8/1 trong tình trạng suy kiệt, chỉ nặng 2kg (lúc mới sinh bé nặng 2,6kg). Các bác sĩ chẩn đóan cháu bị bệnh tắc tá tràng. Ngày 10/1, ca mổ được tiến hành để khâu nối tá tràng – tá tràng. Tuy nhiên, 2 tuần sau mổ bệnh vẫn tiến triển không tốt, vẫn có biểu hiện tắc ruột. Lúc này, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị tắc ruột sau mổ do hẹp miệng nối. Đây là nguy cơ chính thường xuất hiện sau mổ. Ngày 24/2, cháu bé được mổ lần thứ 2. Sau mổ, bé vẫn hầu như không ăn uống được gì vì vẫn còn nôn và đi ngòai rất ít. Bé chủ yếu được nuôi qua đường tĩnh mạch. Do vẫn không lưu thông tiêu hóa được hòan toàn vì bị tắc bán phần, ngày 9/2, bé A Súa được mổ lần thứ 3. Khi mổ, các bác sĩ phát hiện miệng nối không còn bị hẹp như lúc đầu nên phán đóan cháu có khả năng bị nhu động ruột kém do yếu tố thần kinh. Hiện bé A Súa đang được điều trị nội khoa và nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch là chủ yếu để nâng cao thể trạng, tuy nhiên, tính mạng cháu cũng rất mong manh. Đêm đêm, vợ ngồi bế con cho chồng ngủ. Ở tuổi này, đa phần các cậu bé thường ngủ rất say. Sáng ra, bố mẹ còn goi mãi mới uể oải dậy. Bữa sáng bê đến tận nơi có khi còn ngúng nguẩy. Thế nhưng, A Mua đã rất ra dáng một ông bố. Chỉ cần nghe tiếng vợ gọi là cậu bật dậy ngay.

Cần gì, gọi bác sĩ nào Chu cũng gọi chồng vì cô không biết nói tiếng Kinh. "Ấy vậy mà cậu bé dẻo dai lắm. Gần 2 tháng ở bệnh viện với con, ăn uống kham khổ, thức đêm thức hôm, thế mà cậu ấy trông vẫn nhanh nhẹn" - mọi người cùng phòng nhận xét. Ảnh minh họa

khi bé A Súa hiện chỉ còn nặng chưa đầy 2kg và rất yếu Nhìn đôi vợ chồng trẻ với đứa con teo tóp chỉ còn nặng chưa đầy 2kg, không ai có thể cầm lòng trước một hòan cảnh quá eo le như vậy. Theo lời kể của A Mua, lúc đưa bé A Súa đi bệnh viện, ông bà nội chạy vạy khắp nơi mới vay được 2 triệu đồng. Trả tiền xe cấp cứu mất 700 nghìn, số tiền còn lại, vợ chồng con cái tiêu pha suốt gần hai tháng qua nên nay chẳng còn gì. Hai vợ chồng A Mua bữa ăn, bữa nhịn. Khi thì được người nhà của bệnh nhân cùng khoa cho tiền, lúc thì họ cho cái bánh mì ăn cầm hơi. Mẹ bé không được ăn uống đầy đủ nên không có sữa cho con bú. Bé ngày càng suy kiệt. Sáng 24/2, bác sĩ Nguyễn Văn Linh, người điều trị chính cho cháu bé thấy xót ruột nên đã lấy tiền túi đưa cho bố bé mua một hộp sữa Pediasua pha cho con ăn. “Hôm nay cháu bé ăn được chút ít, lại không thấy nôn. Hy vọng là tình trạng bé sẽ khá hơn khi được ăn đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bố mẹ cháu hiện chẳng có đồng nào” – bác sĩ Linh cho biết.

Theo bác sĩ Linh, cháu bé có thể sinh thiếu tháng (vì bố mẹ không biết lúc sinh bé được mấy tháng tuổi thai), cộng thêm việc bé được thụ thai khi bố còn quá ít tuổi, chưa trưỏng thành nên chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bác sĩ ở đây cũng cho biết, trường hợp này đặc biệt, vì mẹ không nói được tiếng Kinh nên bệnh viện đã ưu tiên cho cả hai bố mẹ cùng ở lại để chăm sóc con. Các loại thuốc tốt nhất, những kỹ thuật tiên tiến nhất cũng đã được bệnh viện áp dụng. Tuy nhiên, việc cháu bé có qua khỏi được căn bệnh hiểm nghèo này hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng tự phục hồi của cháu. Với khả năng kinh tế quá khó khăn của gia đình cháu bé, rất cần sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.

Suckhoegiadinh.org theo Tuệ Khanh (VnMedia)

Công bố lên truyền thông thực phẩm kém chất lượng

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đã có hướng dẫn về công bố thông tin trong trường hợp phát hiện thực phẩm không đảm bảo chất lượng.

Ngày 27-2, Cục trưởng Nguyễn Công Khẩn giải thích việc công bố thông tin sẽ thực hiện theo điều 30 và 40 của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Cụ thể là sau bảy ngày được phát hiện có sản phẩm vi phạm và chưa khắc phục, cơ quan chức năng sẽ công bố công khai tên sản phẩm, mức độ vi phạm, nhà sản xuất nhập khẩu có sản phẩm kém chất lượng lên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trường hợp sản phẩm đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn của người, động vật, môi trường, cơ quan chức năng có thể đình chỉ ngay sản xuất kinh doanh và công bố trên phương tiện truyền thông.

Theo L.ANH (Tuổi trẻ) 


Nhờ tài thám tử để ‘kén’ rể




Thấy chàng rể tương lai có vẻ quá sốt sắng với chuyện cưới xin mà gia đình lại chẳng biết gì về thông gia, ông Tuyển thấy hơi nghi bèn nhờ thám tử xác minh về thân nhân anh này trước khi gật đầu.

Gia đình khá giả, lại chỉ có một cô con gái nên ông Tuyển (một quan chức ở Thái Nguyên) rất cưng con. Trang, con gái ông vừa tốt nghiệp đại học, mới đi làm và vào Biên Hòa, Đồng Nai công tác. Tại đây, cô đã quen và yêu một doanh nhân khá thành đạt tên Long, 35 tuổi. Chỉ sau đó vài tháng, anh Long đã xin cầu hôn với Trang và muốn được cô dẫn về ra mắt phụ huynh để xin cưới luôn. Trang đồng ý.

Thế nhưng, ông Tuyển lại chưa yên tâm giao con gái cho chàng này vì thấy nhiều điều lạ: Anh ta muốn cưới gấp khi mới quen con ông 3 tháng, chỉ nói rất qua loa về bản thân đã ly dị từ lâu, bố mẹ quê ở Tiền Giang, đã già nên không đi thăm nhà ông bà thông gia được.

Sau buổi gặp này, ông Tuyển chỉ bảo chàng rể thư thả để ít lâu nữa rồi bí mật đi tìm thám tử và nhờ xác minh giúp lai lịch của Long.

Qua tìm hiểu, các thám tử biết Long là giám đốc một công ty khoáng sản, đã 10 năm bám sát một mỏ quặng ở một tỉnh miền núi miền Trung và lấy vợ ở đó, có hai con. Tuy nhiên, Long đã bỏ bê gia đình, cặp bồ với nhiều em nhưng chưa ly dị vợ.

Khi nghe kể lại những thông tin này, chưa cần bố khuyên bảo gì, Trang đã quyết định ngay sẽ từ bỏ Long, dù cô cũng rất đau khổ.

Ông Nguyễn Dương Bình, trưởng văn phòng Thám tử Hoàng Nhân (phố Nguyễn Phúc Lai, Hà Nội), cho biết, có rất nhiều phụ huynh phải nhờ tới thám tử để tìm hiểu về con dâu/rể tương lai. Hiện nay nhiều trường hợp đến khi sắp kết hôn con mới dẫn "đối tượng" về nhà giới thiệu, hai bên thông gia có khi không được gặp nhau trước. Họ phải nhờ đến thám tử khi thấy có những dấu hiệu khả nghi ở dâu/rể tương lai và muốn tìm hiểu xem người này có nghiện hút không, từng kết hôn chưa, lai lịch thế nào, đến với con cái mình vì động cơ gì…

“Đây là nhu cầu chính đáng và thường những người làm việc này đều là các bậc phụ huynh rất hiểu biết, thương con, có mục đích tốt”, ông Bình nói.

Chuyện về một người mẹ đến nhờ ông tìm giúp chàng rể hờ là một trường hợp khiến các thám tử nhớ mãi.

Bà kể rằng, cô con gái 25 tuổi tên Hoa của bà đang có bầu 3 tháng nhưng chàng người yêu của cô bỗng lặn mất tăm. Và điều bà lo lắng nhất là con gái mình không thổ lộ gì với mẹ, vẫn đi làm bình thường nhưng cứ về đến nhà là vào phòng riêng, đóng cửa, có khi một mình khóc nức nở trong đó. Bà chỉ biết anh này làm việc ở một công ty phần mềm ở Cầu Giấy, Hà Nội và nhờ thám tử tìm hiểu xem anh ta hiện đang ở đâu và tại sao lại trốn tránh con gái mình.

Các thám tử nhanh chóng tìm kiếm và làm quen với cậu rể hờ này. Anh này là kỹ sư phần mềm thật, rất đào hoa, được nhiều cô gái săn đón và cũng cùng lúc qua lại với nhiều em. Anh thừa nhận có yêu Hoa thật nhưng chưa tính đến chuyện cưới xin nên đã rất “choáng” khi nghe cô báo tin cô có bầu 3 tháng. Anh chỉ định lặn sâu một thời gian để "nghĩ" chứ không có ý trốn tránh.

Về phía người mẹ, khi biết điều này, bà đã tìm đến nói chuyện với chàng trai và cả gia đình anh bằng thái độ ôn tồn, nhẹ nhàng và không đưa ra đòi hỏi gì ngoài việc anh đến gặp Hoa và nói rõ để cô thoát khỏi tình trạng u uẩn như hiện tại. Cũng may, bố mẹ chàng trai khá hiểu biết nên cũng khuyên nhủ con trai. Sau đó hai tháng đám cưới của họ đã diễn ra. Sau này, chính cô dâu cũng thú nhận, vì thấy có quá nhiều "đối thủ" nên đã dùng chiêu có bầu để "trói" người yêu.

Cũng có không ít vị phụ huynh đến nhờ tìm kiếm những bằng chứng về hành vi xấu của người yêu con với mục đích ngăn cản hôn nhân vì họ cho là “đối tượng” không phù hợp hoặc không tốt cho gia đình.

“Thường chúng tôi sẽ từ chối những đề nghị này bởi thực sự nó đi ngược lại với nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của các bạn trẻ đối với việc hệ trọng của đời mình”, ông Bình nói.

Ngoài ra, cũng có những ông bố bà mẹ nhờ tìm hiểu về cuộc sống của dâu, rể khi thấy người này có nhiều biểu hiện khác lạ, nhất là khi con cái họ phải đi công tác xa, lâu ngày.

Đau lòng nhất là những trường hợp mà người già phải nhờ xác minh thông tin về chính con đẻ của mình, khi họ nghi ngờ con có quan hệ ngoài hôn nhân, hay sa đà vào tệ nạn xã hội, muốn khuyên giải, ngăn chặn trước khi chồng/vợ của con biết. Nhiều người vì thương các cháu, sợ mất cháu nếu con mình ly dị nên cố gắng tìm bằng chứng để khuyên bảo, cứu vãn hôn nhân cho con.

Tuy nhiên, câu chuyện mà sau nhiều năm trong nghề, thám tử Hoàng Nhân nhớ nhất, thấy lạ lùng nhất lại là chính người trong cuộc nhờ xác minh về "đối tượng hôn nhân" của mình. Đó là trường hợp của chị Nhung (Ba Đình, Hà Nội).

Chị là giám đốc nhân sự của một doanh nghiệp lớn, nhờ xác minh thông tin về một người đang dự tuyển vào vị trị khá quan trọng trong công ty.

Tuy nhiên, với nhạy cảm nghề nghiệp, nhìn ánh mắt long lanh và cách nói về "ứng viên" đầy xao xuyến của chị, thám tử biết đằng sau hợp đồng xác minh nhân sự mục đích chính của chị là tìm hiểu về người đàn ông chị đang băn khoăn có nên chung sống cả đời.

Chuyện bắt đầu từ bức thư xin việc khá độc đáo của người đàn ông tên Quang. Ngoài những thông tin cơ bản về bản thân như trình độ, quá trình công tác, thân nhân, anh Quang đã trình bày chi tiết về cuộc sống riêng của mình, rằng anh đã có vợ và hai con nhưng vì sống không hạnh phúc nên đã chia tay. Sau đó, anh đã luôn đi tìm "một nửa" thực sự của mình và mong muốn được gắn bó với người đó cả đời nhưng chưa được.

Đọc qua lá đơn này, bất kỳ người nào cũng cảm thấy bị thuyết phục không chỉ bởi năng lực trong công việc mà hơn nữa, là sự chân thành, đường hoàng của một người đàn ông từng trải thể hiện trong đó. Bản thân chị Nhung cũng thừa nhận, qua buổi phỏng vấn trực tiếp, chị đã ấn tượng ngay bởi sự điềm đạm, chững trạc và rất thành thật của anh.

Khi thám tử xác minh, thực tế hoàn toàn giống với những thông tin trong bản xin việc. Ngoài ra, họ cũng biết thêm, sau khi li dị vợ, anh đã yêu một người nữa nhưng họ đã chia tay vì người phụ nữ kia nhất định không sinh con trong khi anh vẫn khao khát được làm cha. Tuy nhiên, chính chị này cũng công nhận anh là người rất tốt và hoàn toàn xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp.

Sau khi cung cấp những điều trên cho chị Nhung, các thám tử thấy chị nở nụ cười rất nhẹ nhõm, không chia sẻ về quyết định của mình nhưng hầu như ai cũng hiểu chị đã chọn được “một nửa” thực sự.

Tuy nhiên, đến giờ, chính các thám tử cũng không lý giải được tại sao người đàn ông kia lại viết lá đơn xin việc kỳ lạ như vậy, phải chăng ông đã biết bà giám đốc độc thân từ trước và ngay từ đầu ngoài mục đích muốn ứng tuyển vào công ty còn có ý sâu xa hơn?

(http://suckhoegiadinh.org - theo Vnexpress)


Ăn sống củ mã thầy dễ bị sán

Vào mùa hè trên đường phố xuất hiện nhiều gánh hàng rong bán củ mã thầy đã gọt vỏ. Đây là loại củ có dược tính cao hơn hẳn củ đậu.

Miền Bắc gọi tên là mã thầy, các tỉnh phía Nam gọi là củ năng. Ở Trung Quốc cũng có nhiều mã thầy và được chế biến làm thức ăn lại vừa làm thuốc trị nhiều bệnh.

Củ mã thầy mát bổ và tác dụng cầm máu, tuy vậy cũng không nên ăn sống vì dễ mắc bệnh sán lá nếu như không may ăn phải củ còn dính những ấu trùng sán lá ký sinh, bởi củ mã thầy mọc dưới đất bùn. Tuy nhiên, trong dân gian thường sử dụng để ăn chơi, tráng miệng sau bữa ăn, hay dưới dạng thức ăn, vị thuốc như thái nhỏ củ nấu với bột đậu xanh làm chè, lục tàu xá hay hầm với dạ dày lợn để thanh nhiệt, bổ dưỡng, dùng dạng bột uống làm mát gan, dạ dày, ruột.


Ở Trung Quốc người ta dùng củ mã thầy ép lấy nước uống hàng ngày (có thể phối hợp với nước rễ cỏ tranh hay nước ép ngó sen) giúp tiêu hóa, sinh tân dịch, chống háo khát, cầm máu, giải độc rượu, lợi tiểu. Người ta còn đốt củ mã thầy tán nhỏ, uống với rượu chữa băng huyết, hay bôi vào chỗ loét ở miệng trẻ.

Đặc biệt chữa sởi, ngày đầu cho trẻ uống nước ép củ mã thầy, kể cả lúc sởi sắp mọc và sởi đã mọc (lấy củ mã thầy nấu với củ cà rốt và hạt mùi cho ăn đến khi sởi bay) sau đó vẫn tiếp tục cho uống nước củ mã thầy để tẩy độc và giúp cơ thể hồi phục sức khỏe...

Nước sắc củ mã thầy còn giúp tiểu tiện dễ dàng, giảm viêm nhiệt, nóng buốt. Có thể phối hợp mã thầy với rau câu, râu ngô chữa tăng huyết áp... Tuy nhiên, với người tỳ, thận hư hàn, trẻ em hay đái dầm không nên dùng mã thầy.

Các thành phần chính trong củ mã thầy

Nước chiếm tới 68,52%; tinh bột 18,75%; 2,25% lipit; 0,19% đường, pectin, các muối như calcium, photpho, sắt và các vitamin A, B1, B2, C... cùng một hóa chất tên là puchiin có tính kháng khuẩn, làm hạ huyết áp và phòng ngừa ung thư.
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu một số phương thuốc trị bệnh từ củ mã thầy:

- Hạ áp, thanh nhiệt, tiêu thũng: Củ mã thầy 100g, thịt lợn nạc 300g, rau cần 200g, dầu, hành, đường, làm thành món xào và ăn.

- Bổ phế thận: Củ mã thầy 100g, bầu dục lợn 1 đôi, đường phèn 30g (đập nát), nước 2.000ml, làm sạch đun sôi 25 phút và ăn.
- Chữa phù toàn thân, tiểu tiện khó, khát nước, táo bón: Củ mã thầy 20g, rễ lau tươi (lô căn) 30g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần.

Theo Khoa học & Đời sống


The image

Địa chỉ Blog sức khỏe Vndoc: http://360.yahoo.com/tranhabs80
Địa chỉ Blog sức khỏe Vndoc yahoo rút gọn 1: http://vndoc.tk
Địa chỉ Blog sức khỏe Vndoc yahoo rút gọn 2: http://suckhoe.tk
Mã RSS chèn vào Feed để auto up blast hoặc theo dõi entry của Vndoc
Cách làm: Đăng nhập Yahoo! 360 -> My Page -> Edit Feeds -> Chèn link trên
 
 
The image

Địa chỉ Web Sức khỏe gia đình: http://suckhoegiadinh.org
Mã RSS chèn vào Feed để auto up blast hoặc theo dõi entry của Suckhoegiadinh
Cách làm: Đăng nhập Yahoo! 360 -> My Page -> Edit Feeds -> Chèn link trên


Quảng cáo tại đây, vui lòng liên hệ suckhoegd@gmail.com 


My World Visitor Profile Map

Chết vì được mẹ hôn

Khi hôn lên con gái mới sinh, Ruth Schofield không ngờ rằng cô đã đẩy tính mạng bé vào sự nguy hiểm. Vài ngày sau đó, bé Jennifer qua đời, sau khi nhiễm một loại virus quen thuộc từ môi mẹ.

Ruth Schofield giờ đây muốn chính phủ cảnh báo cho các bà bầu khác về nguy cơ tử vong ở trẻ nếu mẹ nhiễm virus herpes. 

Cuộc điều tra về nguyên nhân cái chết đã phát hiện Schofield nhiễm virus herpes khoảng hai tuần trước khi sinh em bé.

Cô mọc vài vết loét (mụn rộp) ở quanh miệng, nhưng chưa có thời gian để sản sinh kháng thể và truyền cho con từ trong bụng mẹ, vì thế bé Jennifer ra đời mà không có khả năng chống lại loại virus này.

Không lâu sau khi lọt lòng mẹ, cô bé trở nên lờ phờ và lịm vào giấc ngủ trước khi sức khỏe đột ngột xấu đi nghiêm trọng. Bé mất khi mới chỉ 11 ngày tuổi.

"Mất con gái yêu là điều cực kỳ đau khổ, nhưng mất bé trong tình trạng như thế này còn đau khổ hơn vì hoàn toàn có thể tránh được", Schofield, 35 tuổi, một người làm tóc ở Lancaster, nói.

"Nếu tôi biết mình nhiễm virus herpes và nguy cơ khi ở gần con mới sinh, thì bây giờ có thể bé Jennifer vẫn còn ở đây".

Các chuyên gia cho biết virus herpes rất khó phát hiện và có thể truyền từ mẹ sang con, qua tiếp xúc, trong đó có cả việc cho con bú, với những hậu quả nghiêm trọng.

Và vào những ngày cuối của thai kỳ, Schofield cũng phàn nàn về cảm giác giống như bị cúm, song đã được kê đơn kháng sinh.

Chỉ sau khi cô bé qua đời, người ta mới phát hiện bà mẹ nhiễm virus herpes. Dường như virus đã tất công vào mọi nội tạng - não, thận, gan... của bé

Vì trường hợp như vậy hiếm xảy ra, nên không có nhiều thông tin để cảnh báo cho các bà bầu. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo những ai nghi ngờ mình nhiễm viurs này không lâu trước ngày dự sinh thì nên đề nghị xét nghiệm máu.

Virus herpes gây bệnh mụn rộp, thường xuất hiện vào mùa mưa, biểu hiện là những đám mụn nước nhỏ trên môi, gây đau rát. Các vết rộp có thể biến mất tự nhiên hoặc do điều trị, tuy nhiên, virus vẫn tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể và gây phiền toái khi có điều kiện.

(http://suckhoegiadinh.org - theo Vnexpress)

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2009

Nhiễm trùng tay vì... chơi game

Một bé gái 12 tuổi đã bị các bác sĩ cấm chơi game trong 10 ngày, sau khi phát hiện một vết nhiễm trùng tay nghiêm trọng, hậu quả của việc chơi game quá mức.

Căn bệnh nhiễm trùng mới này được giáo sư Vincent Piguet (từ Bệnh viện Đại học Geneva, Thụy Sĩ) phát hiện và đặt tên là "Palmare PlayStation Hidradenitis".

Bé gái đã phải đến bệnh viện sau khi chịu đựng những vết thương đau đớn trên lòng bàn tay suốt 4 tuần.

"Chúng là những cục đỏ lớn rất đặc biệt", Pigue nói. Về sau ông mới biết rằng cô bé đã giấu cha mẹ việc dành nhiều giờ mỗi ngày để chơi game PlayStation.

Pigue và nhóm của ông kết luận sức ép của bàn tay lên các phím và động tác nhấn phím gấp gáp khi chơi game đã làm khởi phát các vết thương nhỏ xíu trên da, và các vết thương này bị trầm trọng lên do mồ hôi.

Sau 10 ngày ngừng chơi, các vết đau đã biến mất.

(http://suckhoegiadinh.org - theo Vnexpress)


Bệnh nhân bị H5N1 ở Ninh Bình tử vong

Bệnh nhân là Cù Văn Chiêu, 32 tuổi ở xóm 12, Kim Tân, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã tử vong sau 13 ngày nằm viện.

Cù Văn Chiêu là bệnh nhân cúm A H5N1 thứ hai trong năm nay. Trước khi khởi bệnh 2 tuần, anh đã giết mổ và ăn thịt gia cầm dù gia cầm của nhà và các hộ lân cận chết không rõ nguyên nhân.

Anh Chiêu được chuyển lên điều trị tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia trong tình trạng sốt cao, suy hô hấp, phải thở máy. Tuy nhiên, do bệnh tình quá nặng, anh đã tử vong.

Như vậy cho đến thời điểm này, cả hai bệnh nhân mắc cúm AH5N1 của Việt Nam trong năm 2009 đều đã tử vong. Bệnh nhân tử vong trước đó là Lý Tài Múi, 23 tuổi, ở thôn Nà Cáng, xã Quảng An, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.

Hiện nay dịch cúm gia cầm đã lan ra 11 tỉnh gồm: Cà Mau, Sóc Trăng, Nghệ An, Hậu Giang, Quảng Ninh, Quảng Trị, Bắc Ninh, Bạc Liêu, Khánh Hòa, Ninh Bình, và Điện Biên.

(http://suckhoegiadinh.org - theo Vnexpress)


Thứ Tư, 25 tháng 2, 2009

Đến cổng bệnh viện vẫn bị 'bắt cóc' vào phòng khám tư

Đón chặn, níu kéo, hăm dọa để câu kéo bệnh nhân đến các phòng khám tư, "tóm" cả giám đốc bệnh viện, đội quân cò mồi đang là nỗi ám ảnh của những người muốn vào Bệnh viện Da liễu TP HCM để khám bệnh.

"Thật kinh khủng, họ gần như không cho chúng tôi vào bệnh viện. Tôi chạy xe máy vào cổng, một thanh niên mặc đồ xanh, trông như con nghiện, lập tức kéo xe tôi lại và chửi sau khi tôi quyết định rồ ga", anh Thanh, nhà ở quận 7, bức xúc nói.

Theo anh Thanh, lần nào đến khám ở bệnh viện này, anh cũng bị đám cò mồi quấy nhiễu. Biết anh là bệnh nhân, lần đầu, chúng yêu cầu anh xuống xe máy, bảo cứ đứng đấy sẽ có người lấy số thứ tự khám bệnh. "Khi tôi kiên quyết bảo muốn vào bệnh viện thì hai ba thanh niên khác cùng lúc xuất hiện, to tiếng. Vất vả lắm tôi mới thoát khỏi vòng vây", anh Thanh kể.

Cò đứng chếch cổng bệnh viện Da liễu, chặn đầu xe bệnh nhân để câu kéo vào phòng khám tư. Ảnh: Cao Lâm.

Chị Quyên, ngụ tại quận 4, bực dọc kể: "Họ một mực kéo tôi vào phòng khám tư của bác sĩ mà theo họ là phó khoa Lâm sàng của Bệnh viện Da liễu. Tôi kháng cự thì họ ra giọng răn đe hăm dọa. Cuối cùng để yên chuyện, tôi đành chấp nhận khám rồi than không có tiền mua thuốc để thoát khỏi vòng vây".

Rút kinh nghiệm, những lần khám sau, chị Quyên hoặc đi taxi đến tận cổng bệnh viện, hoặc đi chung với nhiều người thân.

Khổ hơn cả là bệnh nhân đến từ các tỉnh. Không biết đường, không nắm thông tin, họ dễ lọt vào bẫy của đội quân cò.

Từ Đăk Nông đến TP HCM chữa bệnh, vừa xuống xe buýt đến cổng bệnh viện Da liễu, bà Hậu bị hai thanh niên kè kè theo và rỉ tai: "Khám bệnh hả, bệnh viện nghỉ rồi bà không biết sao. Bên trong chỉ còn họp hành thôi, nhưng bác sĩ phó khoa của bệnh viện thì còn làm việc, bà theo chúng tôi nhé".

Tưởng hai thanh niên nói thật, bà Hậu đi theo họ đến một phòng mạch tư trên đường Bà Huyện Thanh Quan cách đó vài trăm mét khám và mua thuốc gần 600.000 đồng. Tuy nhiên sau khi uống thuốc mảng nấm da ở cổ bệnh nhân vẫn không thuyên giảm. Bức xúc, bệnh nhân quay lại TP HCM đến thẳng bệnh viện khiếu nại, mới biết, bác sĩ mà bà khám chữa không làm việc tại bệnh viện.

Bệnh nhân Nguyễn Thị Lợi, nhà ở Vĩnh Long, thì bị một cò đón tại cổng bệnh viện, bảo "khám trong ấy hai ngày mới xong vì rất đông bệnh nhân" rồi câu kéo sang phòng khám da liễu trong đường Phạm Đình Toái, đối diện bệnh viện. Sau 15 ngày uống thuốc không hết bệnh, bệnh nhân này gửi thư có kèm đơn thuốc nhờ bệnh viện can thiệp. Tuy nhiên theo bệnh viện, vị bác sĩ tư kia đã nghỉ làm việc tại nhà thương này từ nhiều năm nay nên không thể giải quyết.

Nhiều bệnh nhân sau khi bị câu kéo đến các phòng khám tư cho biết, tại đây, họ vẫn phải chờ đợi để được khám chứ không "vài phút" như cò quảng cáo. Riêng toa thuốc thường dài dằng dặc, ra hiệu thuốc bên ngoài thường không có bán, buộc họ phải mua luôn tại phòng khám. Một số người chỉ mắc vảy nấm nhưng bị yêu cầu "phải tiêm mới có thể hết bệnh".

Theo một nhân viên bảo vệ bệnh viện, nhóm cò mồi rất hung hãn và chuyện lời qua tiếng lại với bảo vệ là chuyện xảy ra hằng ngày. "Khi chúng tôi yêu cầu bệnh nhân vào bệnh viện, chúng đã dùng lời lẽ hăm dọa và có lần còn dọa đâm chém chúng tôi. Nhờ công an can thiệp thì yên ắng được vài ngày, nhưng rồi đâu lại vào đấy", anh này nói.

Cò công khai lùa khách vào phòng khám tư đối diện bệnh viện Da liễu. Ảnh: Cao Lâm.

bác sĩ Vũ Hồng Thái, Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP HCM bức xúc kể, ngay cả ông, đôi khi vẫn bị cò mồi tưởng bệnh nhân và níu kéo.

"Chúng tôi đã nhờ công an can thiệp, nhưng cũng chỉ có thể xử lý đội quân cò tội danh gây rối trật tự, đậu xe lấn chiếm lòng lề đường chứ không phạt nặng hơn. Riêng các phòng khám có liên quan đến cò, qua kiểm tra của Sở Y tế, đều có giấy phép hoạt động nên cũng không thể xử phạt", ông Thái nói.

Cũng theo bác sĩ Thái, vấn đề chính vẫn là ý thức của người bệnh. "Không bệnh viện nào treo ngay ở cổng biển cảnh báo bệnh nhân không được nghe lời cò mồi như Da liễu; từ trong sân, loa hướng dẫn lúc nào cũng hướng ra cổng cảnh báo, thế nhưng người bệnh vẫn lọt bẫy", bác sĩ Thái nói.

Ông Thái khẳng định, tất cả bác sĩ được cò giới thiệu đều không phải là người đang làm việc tại Bệnh viện Da liễu, chính vì thế, người bệnh không nên nghe theo.

"Bệnh viện bắt đầu nhận bệnh từ 7h sáng và kết thúc lúc 18h30 trong ngày. Đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện đủ sức để khám và theo tôi không bệnh nhân nào phải chờ đợi quá lâu", ông Thái nói.

nhiều bệnh nhân điều trị lâu năm tại Bệnh viện Da liễu cho rằng, chính quyền địa phương và ngành y tế cần nghĩ đến những biện pháp răn đe nhằm giúp người đến khám thoát khỏi cảnh bị "bắt cóc" như hiện nay.

Bệnh viện Da liễu ở quận 3 là bệnh viện chuyên khoa da liễu duy nhất tại TP HCM. Mỗi ngày có đến vài trăm lượt bệnh nhân đến khám. Nạn cò mồi đã diễn ra từ những năm 1990. Từ đó đến nay, Sở Y tế TP HCM, phòng y tế quận và công an địa phương đã có nhiều đợt ra quân dẹp loạn, tuy nhiên sau các đợt kiểm tra, tình hình lại đâu vào đấy.

Suckhoegiadinh.org theo VNE

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2009

Thanh Hóa: Mẹ giết con gái sơ sinh rồi tự tử

Bác sĩ Lê Tất Hải - giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa - cho biết vào sáng 24-2, cháu Nguyễn Thị Ngọc Ánh (25 ngày tuổi) - con của anh Nguyễn Hữu Tuấn (27 tuổi) và chị Nguyễn Thị Hường (23 tuổi, đều trú tại thôn Đoàn Kết, xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã tắt thở vì bị thương quá nặng. Chị Hường mẹ bé đang trong tình trạng nguy kịch, tâm lý hoảng loạn.

Ông Lê Văn Tuyết - phó chủ tịch UBND xã Đông Thịnh cho biết nguyên nhân cháu Ngọc Ánh bị thương quá nặng, dẫn đến tử vong là do vào chiều 23- 2, chị Hường bỗng nhiên lên cơn hoảng loạn, dùng dao (loại dao dùng để gọt hoa quả, dài khoảng 18cm, được để ở đầu giường để đánh vía cho em bé mới sinh theo tập quán ở nông thôn) đâm hai nhát vào bụng cháu. Sau khi đâm con gái, chị Hường đã dùng dao tự đâm mình một nhát vào bụng, một nhát vào cổ.

Lúc gia đình phát hiện thì cháu Ngọc Ánh đã lầm vào tình trạng nguy kịch. Hai mẹ con được đưa vào Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cấp cứu suốt đêm 23- 2.

Người dân địa phương cho biết thêm, vợ chồng Tuấn - Hường sống bình dị, không hay cãi nhau, không mâu thuẫn với hàng xóm, láng giềng. Đầu năm 2008, chị Hường có sinh một con trai đầu lòng, sau đó được một thời gian ngắn bị tử vong không rõ nguyên nhân. Từ khi con trai chết, chị Hường ít nói, ít tiếp xúc với mọi người và có dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Hiện nay, Công an huyện Đông Sơn phối hợp với các phòng chức năng của Công an tỉnh Thanh Hóa đang điều tra, làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của bé Ngọc Ánh và hành vi giết con, tử tự của chị Hường. 

(http://suckhoegiadinh.org - theo Tuổi trẻ)


Chưa được phép đã quảng cáo sản phẩm 'cải thiện' HIV và ung thư

Thỏi khoáng H-01 tạo nước giàu Hydro được nhà nhập khẩu quảng cáo là phòng và cải thiện tất cả các loại bệnh: tiểu đường, dị ứng, viêm xoang, gút... kể cả HIV và ung thư. Nội dung quảng cáo này chưa hề được đăng ký với cơ quan chức năng.

Ngày 24/2, thanh tra Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã tiến hành kiểm tra đột xuất Công ty Matexim Thăng Long, công ty trực tiếp nhập mặt hàng này, ở 484 Hà Huy Tập, Yên Viên, Hà Nội.

Đoàn kiểm tra bước đầu khẳng định Công ty Matexim Thăng Long đã có những vi phạm trong việc quảng cáo sản phẩm khi chưa đăng ký nội dung với cơ quan có thẩm quyền. Nội dung quảng cáo chưa có sự kiểm tra, thẩm định của các cơ quan chuyên môn. Ngoài ra việc bảo quản sản phẩm cũng không đúng quy định và không có nhãn phụ tiếng Việt.

Thỏi khoáng H-01 tạo nước giàu Hydro được giới thiệu là có khả năng "khử hết các gốc tự do trong nước, cái làm nguy hiểm đến DNA và làm bạn già nhanh". Công ty này cũng đã cho phát hành các tờ rơi và đĩa quảng cáo về sản phẩm với nội dung “Có tác dụng trẻ hóa, giảm béo, ngăn ngừa quá trình lão hóa... phòng và cải thiện tất cả các loại bệnh như tiểu đường, dị ứng, viêm xoang, bệnh khớp, gút... kể cả bệnh HIV và ung thư”.

Đoàn thanh tra đã lập biên bản và yêu cầu công ty ngừng ngay việc phát hành các tờ rơi và đĩa quảng cáo về sản phẩm này cho đến khi các cơ quan chuyên môn thẩm định và công bố kết quả.

Hiện trang web giới thiệu về sản phẩm này bằng tiếng Việt cũng tạm thời ngừng hoạt động.

(http://suckhoegiadinh.org - theo Vnexpress)

Miền Bắc nồm, nhiều trẻ nhỏ và người già đổ bệnh

Mấy ngày gần đây, độ ẩm không khí rất cao khiến cho số bệnh nhi về hô hấp, bị lây bệnh do virus tăng cao. Đây cũng là dịp khiến nhiều người già nhập viện vì thấp khớp, tim mạch. 

Bác sĩ Nguyễn Thanh Hải, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, vài ngày nay, số trẻ nhập viện khá nhiều, từ 900 đến 1.000 cháu mỗi ngày, trong khi bệnh viện chỉ có 700 giường. Ngoài ra, số bệnh nhân đến khám ngoại trú cũng có tới 1.500 - 2.000 người. Bệnh nhân tập trung đông nhất là ở các khoa hô hấp, truyền nhiễm, tiêu hóa...


Chẳng hạn, mỗi ngày khoa truyền nhiễm của Viện nhi có tới 10 - 20 bệnh nhân nhập viện vì sốt phát ban dạng sởi hoặc dạng rubella, trong đó có một số cháu bị biến chứng nặng như viêm phổi, bội nhiễm, viêm ruột, viêm não... 

Đông nhất vẫn là ở khoa Hô hấp. Hiện khoa có tới 117 bệnh nhân trong khi chỉ có 60 giường. Các cháu bé chủ yếu bị viêm đường hô hấp trên, viêm tiểu phế quản, viêm phổi kéo dài. 
Rất đông phụ huynh ngồi đợi đến lượt khám cho con sáng nay tại viện Nhi trung ương. Ảnh: MT.


Điều kiện thời tiết thay đổi là một trong những yếu tố làm các bệnh này phát triển nhanh, bác sĩ Hải lý giải. Ông cho biết độ ẩm cao khiến cho sự lưu thông không khí trong môi trường không tốt, các bệnh lây qua đường không khí như bệnh về hô hấp, cúm, bệnh do virus... có cơ hội phát triển mạnh. Các nhà trẻ, trường học là nơi dễ làm bệnh lây lan rộng. Vì thế, theo ông, khi trẻ bị bệnh, phụ huynh nên cho con nghỉ học ở nhà. 

Trong khi đó, bác sĩ Vũ Thị Việt, chuyên khám hô hấp, Bệnh viện Nhi trung ương, thì cho rằng điều đáng ngại là số trẻ bị bệnh này có thể sẽ còn tăng nhiều nữa vào vài ngày tới bởi trời nồm mấy hôm vừa qua bệnh mới ủ mà chưa biểu hiện. Theo bà, với thời tiết này, nếu bố mẹ mặc quá ấm cho trẻ có thể dẫn đến hiện tượng đổ nhiều mồ hôi và thấm ngược. Ngược lại, nếu trẻ mặc quá phong phanh mà đi ra ngoài trời, đi gió cũng dễ nhiễm lạnh. Vì thế, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi thân nhiệt của con, nếu thấy bé toát mồ hôi cần cởi bớt áo, thấm khô lưng tránh bị lạnh, dễ viêm phổi.

Bác sĩ Vũ Thị Thúy Lan, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cũng cho biết, số trẻ nhỏ nhập viện do cảm cúm tăng hẳn trong mấy ngày qua. Đa số là các cháu nhỏ, còn bú mẹ, bị lây từ người nhà. Biểu hiện ban đầu của các cháu là hắt hơi sổ mũi, sau đó là ho, nôn, kém ăn. Bác sĩ Lan cho biết, cảm cúm thường làm giảm sức đề kháng của trẻ nên khiến các cháu dễ mắc thêm các bệnh khác, nhất là viêm phổi, hen... Bác sĩ Lan khuyến cáo, người lớn cảm cúm nên hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ. Mẹ nếu bị bệnh này vẫn cần cho trẻ bú nhưng nên đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho con. 

Các bác sĩ Nhi cho rằng, cách tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ là đảm bảo dinh dưỡng cho các cháu thật tốt (tăng cường cho bú mẹ với các cháu nhỏ, đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi), đồng thời, vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, tránh để trong nhà bụi bẩn hay có khói thuốc. Ngoài ra, nên cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ các loại văcxin phòng bệnh để tăng miễn dịch. 

Thời tiết này người già cũng là đối tượng dễ bị đổ bệnh. Bác sĩ Nguyễn Chí Dũng, phòng kế hoạch Tổng hợp, Viện Lão khoa Quốc Gia cho biết, mỗi ngày Viện phải đón nhận trên dưới 100 bệnh nhân, cao gấp 3 lần so với ngày thường. Các bệnh chủ yếu vẫn là thấp khớp, tim mạch, ho, hen suyễn, đau đầu… 

Nguyên nhân gây tình trạng này là người già chưa kịp thích nghi với nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm cao. Cũng vì lý do đó mà họ kém ăn, khó ngủ, uống nước không đủ, trong người mệt mỏi, cáu kỉnh, dễ làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến tim mạch. Theo bác sĩ, cách phòng bệnh tốt nhất là người cao tuổi nên tránh ra lạnh đột ngột, giữ ấm cơ thể, nhất là đôi chân (không nên đi chân trần trên nền đá hoa), ngồi tránh chỗ gió lùa... đồng thời ăn uống đầy đủ.

(http://suckhoegiadinh.org - theo Vnexpress)



The image

Địa chỉ Blog sức khỏe Vndoc: http://360.yahoo.com/tranhabs80
Địa chỉ Blog sức khỏe Vndoc yahoo rút gọn 1: http://vndoc.tk
Địa chỉ Blog sức khỏe Vndoc yahoo rút gọn 2: http://suckhoe.tk
Mã RSS chèn vào Feed để auto up blast hoặc theo dõi entry của Vndoc
Cách làm: Đăng nhập Yahoo! 360 -> My Page -> Edit Feeds -> Chèn link trên
 
 
The image

Địa chỉ Web Sức khỏe gia đình: http://suckhoegiadinh.org
Mã RSS chèn vào Feed để auto up blast hoặc theo dõi entry của Suckhoegiadinh
Cách làm: Đăng nhập Yahoo! 360 -> My Page -> Edit Feeds -> Chèn link trên


Quảng cáo tại đây, vui lòng liên hệ tranhabs80@yahoo.com


My World Visitor Profile Map

Bé gái hai tuổi mất ngón chân vì đùa nghịch

Một bé gái 2 tuổi nô đùa trong bếp trong khi mẹ mải mê nấu ăn. Sau khi với đồ trên chạn, cháu bé đã bị con dao chặt thịt rơi từ trên cao xuống trúng vào ngón chân.

Ngày 22/2, bé N.T.H (2 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Tây) được đưa đến cấp cứu tại BV Việt Đức trong tình trạng sốc nặng do mất máu và hoảng sợ.

Đầm đìa nước mắt, mẹ cháu H cho biết: trong lúc chị mải mê nấu ăn trong bếp, chị đã sơ ý để cháu đã chạy ra khu vực chạn đựng bát, đĩa, dao, nồi... và cháu với các thứ xuống chơi. Hậu quả là cháu đã chộp được cán dao để ở phía trên. Do con dao quá nặng nên đã rơi từ trên cao xuống. Lưỡi dao rơi đúng vào ngón chân cháu...

Các phẫu thuật viên tại bệnh viện cho biết: "Lưỡi dao sắc lại lao từ độ cao xuống đã phạt đứt lìa ngón chân bệnh nhi, cắt đứt toàn bộ phần gân, cơ nên không thể nối vi phẫu để bảo tồn ngón chân mà chỉ có thể tiến hành các phẫu thuật chỉnh sửa và giúp bệnh nhi tránh được nhiễm trùng".

Trước đó, Khoa cấp cứu cũng tiến hành phẫu thuật cứu một cháu bé 5 tuổi ngã từ cầu thang dẫn đến chấn thương sọ não.

Các chuyên gia cảnh báo, tai nạn xảy ra tại nhà rất dễ gặp ở trẻ dưới 6 tuổi. Nguyên nhân một phần là do trẻ còn thơ dại, hành động vô thức; nhưng phần lỗi lớn nhất thuộc về sự bất cẩn của người lớn. Nhiều nhất là các tai nạn bỏng. Theo thống kê của viện Bỏng Quốc gia, mỗi năm cả nước xảy ra 20.000 - 25.000 ca bỏng thì chiếm đến một nửa là trẻ em. Khoa Nhi của các BV cũng liên tục cấp cứu những ca tai nạn do ngộ độc, chấn thương do leo trèo, hóc dị vật...

(http://suckhoegiadinh.org - theo dantri)

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2009

Thoát vị ruột vì rốn lồi

Bị rốn lồi từ sau khi sinh, vài ngày trước, rốn của bé trai 4 tuổi ngụ tại TP HCM mới bắt đầu phình to gây đau bụng và nôn ói dữ dội.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhi bị thoát vị ruột qua rốn hiếm gặp.

Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu, giải phóng một đoạn ruột bị nghẹt và tạo hình rốn. Hiện sức khỏe của cháu đã hồi phục.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, rốn bình thường, trông phẳng hoặc lõm xuống vì thành bụng được đóng kín, còn rốn lồi là một tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ sinh non, thường phát hiện ở tuổi nhỏ hơn 3 tháng.

Trường hợp trên được gọi là thoát vị rốn hay chứng sa ruột ở vùng rốn, nguyên nhân do vòng rốn đóng không kín nên ruột trong bụng chui ra. Tuy nhiên đa số trường hợp rốn lồi thường được cải thiện theo thời gian, khi các cơ ở bụng trẻ phát triển theo tuổi.

Nguyên nhân khiến bệnh nhân đau bụng và nôn ói là do khối u (do ruột thoát vị qua rốn tạo thành) không xẹp khiến máu đến ruột không được cung cấp đầy đủ. Chậm nhập viện, ruột trẻ có thể bị hoại tử. Chính vì thế các bác sĩ khuyên khi thấy trẻ bị khối u ở rốn một cách bất thường nên đưa ngay đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

(http://suckhoegiadinh.org - theo Vnexpress)


Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2009

Bé 5 tuổi sống lại sau một tuần chết lâm sàng

Được bác sĩ xác định chết lâm sàng, gia đình đưa cháu Pi Năng Thị Khính, người dân tộc Raglai, về nhà cúng ma. Hai ngày sau, người bé có hiện tượng co giật nhẹ nên được chuyển đến viện.

Pi Năng Thị Khính là con gái 5 tuổi của chị Pi Năng Thị Hính, ngụ thôn Ma Lâm, xã Phước Tân, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

Người nhà cho biết, cháu bé nhập viện huyện ngày 2/2 do bị sốt cao, hôn mê sâu, co giật và được chuyển lên tuyến trên. Tại Bệnh viện Đa Khoa Phan Rang, cháu được bác sĩ xác định đã chết lâm sàng. Do gia đình là người dân tộc còn mê tín nên đã xin đưa thi thể bé về nhà cúng ma. Tuy nhiên sau 2 ngày cúng, em có hiện tượng co giật nhẹ nên cả nhà le lói hy vọng, lại đưa cháu đến Bệnh viện Ninh Sơn. Người mẹ đã khẩn cầu các bác sĩ "còn nước còn tát", mang lại cuộc sống cho con mình.
Bé Pi Năng Thị Khính cùng mẹ và bác sĩ Đinh Xi Môn, người đã góp công lớn trong việc giành lại em từ tay thần chết. Ảnh: Võ Tấn

Bác sĩ Đinh Xi Môn, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu điều trị, cho biết khi nhập viện, kiểm tra bé cho thấy đường huyết tăng quá cao 220-240mmg, cần phải hạ thấp ngay kết hợp cấp cứu thông thở.

Cuộc chiến đấu giành giật tính mạng của cháu bé khỏi tay thần chết kéo dài suốt 7 ngày, với việc thực hiện nhiều phác đồ chữa trị, cấp cứu, nuôi bằng sữa qua thông truyền dạ dày... nhưng bé vẫn nằm bất động. Mãi đến chiều 12/2, cháu mới có phản xạ cựa mình và cảm giác khi đụng vào người. Những ngày tiếp theo được gia đình cùng y bác sĩ chăm sóc kỹ lưỡng, Khính dần dần hồi phục.

Thật bất ngờ, chiều 19/2 cô bệnh nhân nhí này đã tự ngồi dậy đòi uống sữa, ít phút sau đã bước xuống giường đi lại như người bình thường.

Bác sĩ Xi Môn cho biết: “Đây là trường hợp đầu tiên tôi gặp trong nghề cấp cứu một ca bệnh". Cũng theo bác sĩ, cháu Pi Năng Thị Khính là trường hợp bệnh nhân lạ lùng vì không phát hiện được căn nguyên bệnh dẫn đến chết lâm sàng. Tuy nhiên bệnh nhi vốn ở vùng núi có bệnh sốt sét nên phải tiếp tục tập trung điều trị ngăn ngừa.

(http://suckhoegiadinh.org - theo Vnexpress)


The image

Địa chỉ Blog sức khỏe Vndoc: http://360.yahoo.com/tranhabs80
Địa chỉ Blog sức khỏe Vndoc yahoo rút gọn 1: http://vndoc.tk
Địa chỉ Blog sức khỏe Vndoc yahoo rút gọn 2: http://suckhoe.tk
Mã RSS chèn vào Feed để auto up blast hoặc theo dõi entry của Vndoc
Cách làm: Đăng nhập Yahoo! 360 -> My Page -> Edit Feeds -> Chèn link trên
 
 
The image

Địa chỉ Web Sức khỏe gia đình: http://suckhoegiadinh.org
Mã RSS chèn vào Feed để auto up blast hoặc theo dõi entry của Suckhoegiadinh
Cách làm: Đăng nhập Yahoo! 360 -> My Page -> Edit Feeds -> Chèn link trên


Quảng cáo tại đây, vui lòng liên hệ tranhabs80@yahoo.com


My World Visitor Profile Map

Đột phá mới cho những người bị dị ứng

Các nhà khoa học Anh vừa có bước ngoặt ấn tượng trong việc chữa chứng dị ứng lạc, đó là cho bệnh nhân tiếp xúc với lạc ở liều tăng dần hàng ngày.

Giải pháp này có thể mang lại cuộc sống dễ chịu cho hàng chục nghìn người.

Trong nghiên cứu của Bệnh viện Addenbrooke ở Cambridge, một nhóm trẻ bị dị ứng lạc nghiêm trọng được uống một lượng cực nhỏ lạc đã được nghiền thành bột mỗi ngày, rồi tăng dần liều lượng.

Vào cuối thử nghiệm kéo dài 6 tháng, bọn trẻ đã có thể ăn đến 12 hạt lạc mỗi ngày mà không có phản ứng quá mẫn - tình trạng có thể gây tử vong nếu nặng, vốn cướp đi trung bình sinh mạng của 7 trẻ em mỗi năm.

Sau hạt, các loại thực phẩm khác cũng sẽ được thử nghiệm như quả kiwi, cá và thực phẩm từ sữa. Ngoài ra, các chuyên gia cũng sẽ thử nghiệm trên người lớn nếu cần.

"Tất cả những đứa trẻ tham gia thử nghiệm cho biết cuộc sống của chúng đã được cải thiện và chúng đã mất đi nỗi sợ bị sốc phản vệ nếu tình cờ ăn phải hạt lạc", Andrew Clark, từ Bệnh viện Addenbrooke ở Cambridge, một chuyên gia về dị ứng, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Sau thử nghiệm, tất cả 20 em tham gia (tuổi từ 7 đến 17) sẽ tiếp tục giữ chế độ ăn 5 hạt lạc mỗi ngày đóng vai trò như "liều duy trì".

T. An (theo DailyMail) 


Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2009

Trường tiểu học bị nghi là ổ sởi




Chỉ trong 20 ngày, một giáo viên và 5 học sinh của Trường tiểu học ở phường Thạnh Xuân, quận 12, TP HCM đã lần lượt bị chứng sốt phát ban. Một trong 5 học sinh đã được xác định nhiễm sởi.

Ông Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết, phải chờ đến khi có tất cả các kết quả xét nghiệm mới có thể kết luận đây là ổ dịch hay không. Tuy nhiên, trước những biểu hiện bệnh được mô tả, ông Giang nghi ngờ là sởi và rubella.
Các phòng học tại trường đang được khử khuẩn. Ảnh: Thiên Chương.

Theo điều tra của cơ quan phòng chống dịch quận 12, số học sinh có triệu chứng sốt - phát ban, tập trung vào hai lớp 1/2 và lớp 2/4. Cô giáo của lớp 2/4 cũng là người bị sốt phát ban. Một học sinh khác học ở khối lớp 3 cũng bị bệnh tương tự.

Ngày 31/1, bé Lê Thị Thảo, lớp 2/4 bắt đầu sốt và phát ban sau đó 2 ngày. Ngày 3/2, học sinh Lê Trọng Nghĩa, lóp 1/2 cũng có những biểu hiện tương tự. Cùng thời điểm này, cô giáo chủ nhiệm lớp 2/4 cũng sốt và phát ban.

Vài ngày sau, (từ 12/2 đến 18/2), 3 học sinh khác cũng xin nghỉ học vì các biểu hiện tương tự. Hầu hết các trường hợp đều tự mua thuốc uống tại nhà. Riêng em Lê Dương Khánh, học sinh lớp 1/2 đã được xác định dương tính với sởi khi đến chữa trị tại bệnh viện. Khánh cũng chính là em ruột của bé Lê Thị Thảo bị sốt phát ban nên trên.

Trung tâm Y tế Dự phòng quận 12, cho biết, hầu hết các học sinh mắc bệnh và cả cô giáo đều là người nhập cư, do đó, nguồn lây bệnh sốt phát ban vẫn chưa thể xác định cụ thể.

Trong khi chờ kết quả xét nghiệm máu của các bệnh nhân từ Viện Pasteur TP HCM, bác sĩ Lê Trường Giang yêu cầu nhà trường khẩn trương khử khuẩn toàn bộ các phòng học và tiến hành tiêm văcxin phòng bệnh cho tất cả các học sinh chưa được tiêm phòng.

Cũng trong buổi làm việc sáng 21/2, ông Giang đã thẳng thắn nhắc nhở thái độ thờ ơ của nhà trường và chính quyền địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Theo ông Giang, dù chưa biết rõ là sởi hay rubella, nhưng khi thấy hàng loạt học sinh sốt phát ban, nhà trường cần phải báo ngay để y tế địa phương có biện pháp phòng dịch bệnh lây lan.

Liên quan đến hiện tượng dịch sởi lan rộng, chiều cùng ngày, Bộ Y tế đã có buổi họp khẩn tại Viện Pasteur TP HCM để nhắc nhở công tác tiêm phòng văcxin phòng bệnh và các biện pháp ngăn ngừa bệnh lây lan. Theo Bộ Y tế, TP HCM và các tỉnh phía Nam phải đặc biệt chú ý không để trẻ từ 9-11 tháng tuổi bị "lọt sổ" trong việc tiêm phòng.

(http://suckhoegiadinh.org - theo Vnexpress)

Bài mới đăng

No image Thay tim khi mới… 23 ngày tuổi

 

No image Viêm xoang mũi cấp tính

 

No image Chuyện tình éo le của tôi

 

No image 10 phút cho món tôm cay

 

No image Trị trẻ quá hiếu động bằng thuốc - con dao hai lưỡi

 

No image Uống thuốc ngủ tự tử vì cãi nhau với dì ghẻ

 

No image Kate Winslet quyến rũ

 

No image Bị lừa tình suốt 2 năm

 

No image Đi bộ trước hay sau ăn?

 

No image Trẻ bị ẩn tinh hoàn nên được mổ sớm

 

No image Tình yêu quá xa xỉ với cô gái xấu xí như tôi

 

No image Bó tay trước…thầy sờ

 

No image Cảnh báo một loại xúc xích có chứa chất độc

 

No image Hỏng mắt do máy vi tính

 

No image Thuốc điều trị viêm gan C mạn

 

No image 2 bí quyết cho đôi mày đẹp và làn mi cong

 

No image Bị liệt vì…bắn vãi đạn

 

No image Vợ khuyên tôi tìm gái nhà hàng

 

No image Người mẹ hoang tưởng

 

No image Bệnh thủy đậu vào mùa

 

No image Trang Dâu tây và ước mơ thành diva

 

No image Anh muốn ly dị vợ để đến với tôi

 

No image Các bước tập cho bé tự ăn

 

No image Thai nhi đặc biệt nhạy với tia X

 

No image Máy chẩn đoán ung thư đầu tiên tại Việt Nam

 

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2009

Anh ngừa thai hàng loạt cho trẻ em

Các bác sĩ gia đình ở xứ sở sương mù giờ đây sẽ được trả thêm tiền nếu họ thuyết phục được các thiếu nữ cấy thiết bị ngừa thai dài hạn dưới da.

Bộ Y tế Anh tin rằng động thái này là cần thiết để ngăn ngừa những ca mang thai ngoài ý muốn, vì rất nhiều cô gái trẻ quên uống thuốc ngừa.

Thiết bị cấy là một mẩu chất dẻo nhỏ, khi được cấy dưới da sẽ tiết ra hoóc môn progesterone để ngăn ngừa quá trình thụ thai trong 3 năm.

Quy trình được áp dụng với các thiếu nữ dưới 16 tuổi và xem xét đến những cô bé 13 và 14 tuổi. Riêng tại Scotland, một bé gái 12 tuổi từng mang bầu ở tuổi 11 cũng đã được cấy thiết bị này.

Những người ủng hộ việc cấy miếng ngừa thai cho rằng nó sẽ giúp giảm các ca mang thai ở trẻ em. Tuy nhiên, phe chỉ trích thì rằng việc đưa ra biện pháp tránh thai này sẽ đẩy nhiều thiếu nữ trẻ vào nguy cơ mắc các bệnh hoa liễu. Ngoài ra, việc cơ thể luôn luôn ở trạng thái "ngừa thai" sẽ khuyến khích các bé gái này quan hệ tình dục nhiều hơn.

Anh là nước có tỷ lệ mang thai ở trẻ vị thành niên cao nhất Tây Âu. Khoảng 43.000 bé gái dưới 18 tuổi mang thai năm 2008. Ủy ban Y tế nước này cho biết con số đó là "sự hợp pháp hoàn hảo" cho việc cấy miếng ngừa thai dưới da các cô gái và rằng nó sẽ giúp ngăn chặn việc mang thai ngoài ý muốn. 

(http://suckhoegiadinh.org - theo Vnexpress)


Muỗi bùng phát ở Sài Gòn

“Muỗi bay như ong”, “không thể tưởng tượng nổi”, "chưa bao giờ nhiều như thế" là câu than vãn thường xuyên của người dân sống ven kênh rạch tại TP HCM mấy tuần qua.

“Không cần đến chạng vạng, nếu muốn biết muỗi nhiều thế nào, có thể đến đây ở bất cứ thời điểm nào trong ngày”, ông Nguyễn Văn Năm, sống tại khu phố 1, phường 13, quận Bình Thạnh nói.

Như để chứng minh, ông Năm đến một khóm dâm bụt trước nhà, đưa tay lắc lắc, quả nhiên muỗi bay ra thành đàn.

Cũng tại con hẻm dọc theo rạch Lăng, cầu Băng Ky, phường 13, quận Bình Thạnh, khi được hỏi về muỗi, nhà nhà đều cho rằng, từ nhiều năm nay, chưa bao giờ muỗi lại xuất hiện nhiều như thế.

“Năm trước cũng nhiều muỗi, nhưng năm nay kinh khủng hơn, muỗi không chỉ xuất hiện nhiều lúc trời sẩm tối, mà bay vù vù suốt ngày. Trẻ em người lớn, chó, mèo nuôi trong nhà đều trở thành nạn nhân của chúng”, một người dân than thở.
Chỉ cần có vật dụng lạ, muỗi sẽ vây thành từng đàn như thế này. Ảnh: Thiên Chương.

Cách cầu Băng Ky non cây số, người dân sống ven rạch dưới chân cầu Đỏ thuộc hai phường 13 và 26 cũng cùng chung “số phận”. Tại hẻm 220, đường Nguyễn Xí chiều tối 18/2, mới xế chiều, muỗi đã bay thành đàn, va cả vào mặt người đi xe máy. 19h, chỉ cần quét đèn xe, người đi đường đã có thể thấy muỗi bay như ong.

“Mở quạt 24/24h, cửa đóng kín, xịt thuốc, thoa thuốc, dùng nhang, xông vỏ bưởi, dùng vợt diệt muỗi… mọi phương pháp chống “địch” đã được chúng tôi áp dụng thế nhưng vẫn không ăn thua. Cuối cùng, đành phải chọn cách thủ công nhất là mắc mùng tránh muỗi ngay ban ngày”, anh Thanh, nhà ở đường Nguyễn Xí, nói.

Còn theo chị Nga, nhà ở ven sông Cầu Đỏ, loại muỗi cỏ hiện hoành hành đốt rất hăng, cứ thấy người ở đâu là chúng tấn công đến đấy. “Chỉ cần ngồi yên, muỗi đã vo ve thành từng đàn trên đỉnh đầu, sau đó đốt vào mặt. Người lớn còn có thể phản ứng chứ trẻ thì thua”, đưa cánh tay của đứa con bị muỗi đốt chi chít, chị Nga bức xúc.

Không sống quá gần kênh rạch, song tại quận Bình Thạnh, từ sau Tết đến nay, người dân phường 15, 25 cũng than phiền chuyện nhiều muỗi. “Thật lạ vì từ trước đến nay khu vực tôi ở chưa bao giờ nhiều muỗi đến thế. Muốn mời bạn đến nhà chơi vì mới xây xong căn nhà, nhưng vợ chồng tôi cứ ngại vì sợ khách khứa phải vừa ngồi vừa đập muỗi, nên thôi”, anh Ninh, cư dân sống trên đường D2, nói.

Anh Nghĩa, chủ cửa hiệu tạp hóa trên đường Bạch Đằng, phường 15, Bình Thạnh, thì cho biết, chưa bao giờ anh bán được nhiều nhang muỗi và vợt muỗi như lúc này. Có gia đình thậm chí mua luôn 2, 3 cây vợt, ngồi đâu quơ đấy để không bị muỗi đốt.

Người dân sống ven bến Vân Đồn, khu vực phường 6, quận 4, nhiều tuần nay, cũng đang chịu cảnh tương tự. “Thật không ngờ, chúng tôi chỉ sống cách trung tâm quận 1 chưa đến một cây số mà lại phải chịu cảnh muỗi như ở nông thôn. Hôm y tế dự phòng chưa phun thuốc, nhiều người còn đùa với nhau cứ tưởng đang sống ở Đồng Tháp Mười”, một người dân, nói.

Tại khu vực ven kênh ở Tân Bình, Tân Phú, quận 12, quận 8, quận 7, muỗi cũng xuất hiện nhiều hơn cả ngày lẫn đêm. Trước tình hình trên, các địa phương đã tiến hành phun xịt thuốc diệt muỗi, tuy nhiên theo nhận xét của người dân, việc phun hóa chất chỉ “diệt được ngọn chứ không tận gốc”.

“Muỗi chỉ giảm vài ngày rồi đâu lại vào đấy. Nhiều khi y tế dự phòng xịt bên sông, bên ấy bớt muỗi thì muỗi lại bay sang phường bên này sông đốt. Chúng tôi nghĩ, chính quyền cần nghiên cứu nguyên nhân sâu xa hơn mới mong giải quyết được nạn này”, anh Hải, cư dân phường 13, quận Bình Thạnh nói.
Áp vai vào vách mùng trong lúc ngủ trưa khoảng 30 phút, thanh niên này bị muỗi đốt chi chít hàng trăm vết. Ảnh: Thiên Chương.

Hầu hết địa bàn có muỗi bùng phát đều có đặc điểm sống gần kênh rạch có nước tù đọng, nhiều cây cỏ, lục bình. Bà Nguyễn Thị Minh Trang, tổ trưởng tổ 25, phường 13, quận Bình Thạnh cho biết, ngoài chuyện nước tù đọng, vấn đề vệ sinh môi trường cũng là nguyên nhân khiến muỗi bùng phát. "Tại các cây cầu, người dân vô ý thức vẫn vứt rác xuống sông lâu ngày chất đống gây ùn ứ nước và hôi thối kinh khủng", bà Trang cho biết.

Trao đổi với VnExpress.net, bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, cho biết, muỗi bùng phát hiện nay là loại muỗi cỏ, không gây bệnh nguy hiểm, vốn sinh sản và sinh sống quanh năm ngoài môi trường. Loại muỗi này khác với muỗi gây bệnh sốt xuất huyết vốn sống trong nước sạch.

Nguyên nhân khiến muỗi bùng phát, theo ông Thọ là do khí hậu nắng nóng của mùa nắng tại TP HCM thích hợp để muỗi đẻ nhanh hơn, trứng muỗi nhiều hơn và tỷ lệ muỗi nở thành con cũng nhiều hơn.

Theo bác sĩ Thọ, việc phun xịt hóa chất của chính quyền địa phương là quan trọng, tuy nhiên chỉ diệt được muỗi trưởng thành. "Muốn diệt muỗi có hiệu quả, người dân cần kết hợp với chính quyền địa phương dọn vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm... để muỗi không còn nơi trú ngụ, sinh sản", ông Thọ nói.

Cũng theo bác sĩ Thọ, do tình hình sốt xuất huyết vẫn chưa thật giảm, người dân nên kết hợp việc diệt muỗi cỏ với việc diệt lăng quăng sống trong môi trường nước sạch để trừ muỗi gây bệnh.

(http://suckhoegiadinh.org - theo Vnexpress)


Thứ Năm, 19 tháng 2, 2009

Nguồn nước ngầm ngoại thành TPHCM nhiễm vi sinh nặng

Tin từ Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) TPHCM ngày 18-2 cho biết tình trạng sản xuất nước đá, nước uống đóng bình, chai không đạt điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn TP là đáng quan ngại.

Qua kiểm tra 464 công ty, doanh nghiệp tư nhân, cơ sở sản xuất các loại nước uống nói trên từ đầu năm 2008 đến tháng 10-2008, đã phát hiện nhiều cơ sở vi phạm. Cụ thể, trong số 36 cơ sở sản xuất nước đá do Trung tâm YTDP TP kiểm tra đã phát hiện 22 cơ sở không đạt (61,11%); 77 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai có 51 cơ sở không đạt (67,23%). Các trung tâm YTDP của 24 quận, huyện kiểm tra tổng cộng 351 cơ sở sản xuất nước đá, nước uống đóng chai cũng đã phát hiện 85 cơ sở vi phạm (24,22%).

Kết quả kiểm tra nguồn nước ngầm do Trung tâm YTDP TPHCM phối hợp Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn TPHCM (Sở NN-PTNT TPHCM) thực hiện mới đây cũng đã phát hiện nguồn nước ngầm tại các khu vực: quận 9, Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi bị nhiễm vi sinh nặng.

(http://suckhoegiadinh.org- theo Người lao động)



Ăn một quả táo mỗi ngày sẽ giúp chị em tránh xa ung thư

Ảnh: h4x3d.

Ăn một quả táo mỗi ngày sẽ giúp chị em tránh xa được những khối ung thư vú đáng sợ, một nghiên cứu trên chuột đã chứng tỏ điều đó.

Nghiên cứu do Viện Ung thư Mỹ thực hiện trong 24 tuần trên chuột đã cho thấy, nước chiết xuất từ táo làm chậm quá trình tăng trưởng các khối u tuyến - nguyên nhân lớn nhất gây tử vong vì ung thư vú. Càng ăn nhiều táo, các khối u này càng bị ức chế.

Cụ thể, trong nhóm chuột không dùng táo, 81% có tình trạng các khối u phát triển nhanh chóng.

Với nhóm chuột được cho ăn táo ở liều lượng tương đương như con người ăn một quả táo mỗi ngày, bệnh ung thư chỉ phát triển mạnh lên ở 57% trong số chúng.

Còn trong nhóm chuột ăn táo tương đương như khi ta ăn 6 quả mỗi ngày, các khối u chỉ bộc phát ở 23% trong số chúng.

"Chúng tôi không chỉ quan sát thấy các con chuột ăn táo có ít khối u hơn, mà các khối u này cũng nhỏ hơn, kém ác tính hơn và mọc lên chậm hơn so với những khối u ở nhóm chuột không ăn táo", giáo sư Rui Hai Liu từ Đại học Cornell ở NewYork cho biết.

Các nhà nghiên cứu tuyên bố công trình này đã nhấn mạnh vai trò của chất flavonoids trong bữa ăn, bởi khả năng chống ôxi hóa của chúng và chống lại hiện tượng phân chia tế bào tự phát trong cơ thể.

Táo là loại hoa quả đầu bảng chứa flavonoids, tiếp đó là cam, nho, dâu tây, mận và chuối.

Ung thư vú là dạng ung thư phổ biến nhất ở Anh, với khoảng 125 người được phát hiện mỗi ngày. Mỗi năm, khoảng 1 triệu người trên thế giới bị chẩn đoán mắc bệnh.

 (theo DailyMail)

Thứ Tư, 18 tháng 2, 2009

Cô gái 'vô sinh' có con

Các bác sĩ từng bảo Clare McVerry rằng chị sẽ không bao giờ có thai bởi loại thuốc chữa ung thư vú đang dùng có thể làm hỏng đứa bé trong tử cung.

Chứng viêm khớp từ khi còn trẻ và một vụ tai nạn xe hơi xảy ra khi chị ở độ tuổi 20 đã làm yếu hệ xương sống cũng góp phần khiến chị không thể có con.

Thần Shiva, một trong ba vị thần chính ở Ấn Độ. Clare McVerry từng tin rằng chị không thể có con bởi liệu pháp hóa trị chữa ung thư. Ảnh: Telegraph.

Nhưng sau một lần đến thăm tượng thần Shiva ở Ấn Độ - vị thần mang ý nghĩa sinh nở của đạo Hindu - cùng với chồng, anh Tony Clarke, người phụ nữ 41 tuổi này đã sinh hạ bé trai Mitchell.

"Sau khi nhìn thấy tượng Shiva, lòng tôi tràn ngập cảm giác mạnh mẽ. Tôi đã mua một bức tượng nhỏ về đặt trên bệ lò sưởi nhà mình", chị kể.

"Khi Mitchell lớn lên, tôi sẽ kể với nó sự đặc biệt của bức tượng này".

McVerry, sống ở West Midlands, đã ngừng dùng thuốc chống ung thư khi mang thai để cho bé cơ hội tốt hơn. Bé trai nặng hơn 3kg đã ra đời tháng 12/2007 và hiện khỏe mạnh.

Cố vấn của chị, tiến sĩ Simon Bowman cho biết: "Thằng bé quả là một đứa trẻ kỳ diệu. Nhưng chúng tôi không thể kê đơn thuốc 'đến thăm một vị thần sinh nở' trong chương trình của Cơ quan Y tế Anh".

Suckhoegiadinh.org theo Vnexpress

Khám và tư vấn miễn phí tại Bệnh viện Mắt Việt - Nga

Bệnh viện sẽ miễn phí 100% cho bệnh nhân đến khám và tư vấn. Những trường hợp khám xét nghiệm chuyên sâu và phẫu thuật sẽ được giảm 30% chi phí.

Thông tin trên được đưa ra trong buổi họp báo khai trương Bệnh viện Mắt quốc tế Việt - Nga chiều nay tại Hà Nội. Bệnh viện là sự hợp tác giữa Công ty cổ phần Viện mắt Việt - Nga và Tổ hợp khoa học kỹ thuật đa chuyên ngành "Vi phẫu mắt" của Nga.

Ông Takhchidi Kristo, Tổng giám đốc Tổ hợp khoa học này, cho biết, bệnh viện sẽ áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất để chữa trị cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể về nhà ngay mà không cần nằm lại viện. Vì thế, quy mô số giường bệnh chỉ có 10 giường.

Các chuyên gia Nga sẽ đảm nhận việc chẩn đoán và điều trị, có sự giúp đỡ của bác sĩ người Việt. Bệnh viện còn có cả khoa chuyên cho trẻ em.

Ngày 19/2, bệnh viện sẽ chính thức đi vào hoạt động và áp dụng chương trình khám chữa bệnh đặc biệt đến hết 19/5.

(http://suckhoegiadinh.org - theo Vnexpress)


Hai ca nhiễm sởi tại TP HCM

Một bệnh nhân đã xuất viện, một người vẫn còn điều trị trong tình trạng sốt cao. Hai ca mắc sởi tại TP HCM đều ở độ tuổi trên 20 và chưa từng được tiêm văcxin phòng bệnh.

Theo báo cáo chiều qua của Sở Y tế thành phố, bệnh nhân nam Nguyễn Vĩnh Thành, sinh năm 1973, ngụ tại quận 3, nhập viện Nhiệt Đới ngày 10/2 trong tình trạng sốt phát ban. Kết quả xét nghiệm dương tính với sởi. Sau ba ngày điều trị, bệnh nhân hồi phục và được phép xuất viện với điều kiện cách ly theo dõi tại nhà.

Bệnh nhân thứ hai là chị Hòa Thị Vân Anh, 27 tuổi, ngụ tại quận 4, nhập viện ngày 15/2 cũng với những biểu hiện sốt, phát ban. Xét nghiệm huyết thanh dương tính với sởi. Hiện chị Anh được điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới trong tình trạng sốt cao.

Theo thông tin từ gia đình người ốm, Sở Y tế TP HCM nghi ngờ bệnh nhân Anh bị lây từ vùng dịch ở phía Bắc do trước khi mắc chị có đến Quảng Ninh và Hà Nội 3 ngày. Trường hợp bệnh nhân Nguyễn Vĩnh Thành, Sở Y tế đang tiếp tục điều tra để xác định nguồn lây.

Để tránh lây lan, Sở Y tế đã tổ chức giám sát cộng đồng nơi bệnh nhân cư ngụ và tổ chức vệ sinh môi trường bằng hóa chất Chloramin.

Từ đầu năm đến nay, TP HCM có khoảng 5 ca nhập viện trong tình trạng sốt phát ban nghi sởi, tuy nhiên chỉ có 2 ca trên cho kết quả dương tính.

(http://suckhoegiadinh.org - theo Vnexpress)


Thứ Hai, 16 tháng 2, 2009

Nhiều trẻ nhập viện vì chó cắn

Cùng bố mẹ sang trông nhà hộ cho một người bà con, bé Nam, 4 tuổi, ngụ ở Củ Chi, TP HCM, bất ngờ bị chú chó becgie tấn công. Tai nạn xảy ra chỉ vài ngày sau Tết đã khiến nạn nhân qua đời vì vết thương quá nặng.

Bé Tâm với vết thương do chó tấn công. Ảnh: H.T.

Sau tai nạn, tại Bệnh viện Nhiệt Đới, bé Nam người bê bết máu với nhiều vết thương ở mặt, ngực, mông, da đầu gần như bị bóc trần, nhiều vết răng cắm sâu vào hộp sọ. Tổn thương quá nặng đã khiến đứa con đầu của đôi vợ chồng trẻ qua đời.

Một trường hợp khác, bé Tâm, nhà ở Đồng Tháp, cũng được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng mặt phù to, mắt sưng húp, vùng da đầu bị rách rất nhiều bởi các vết cào và dấu răng chó.

Các bác sĩ đã phải khâu đến mũi thứ 35 mới khép được vùng da hở. Sau hai ngày cấp cứu tích cực, cháu mới bắt đầu tỉnh. Tuy nhiên do vết thương nhiễm trùng cháu bị sốt cao phải điều trị đến hai tuần sức khỏe mới tạm ổn, cháu được xuất viện và tiếp tục theo dõi.

Người mẹ cho biết, do được nghỉ học dịp Tết nên cháu lên cơ quan mẹ chơi. Tại đây bé bất ngờ bị một chú chó xông vào vồ ngã rồi cắn vào đầu. “Tôi hoảng hốt vừa kêu la vừa dùng gậy đánh nhưng con chó hung hăng vẫn không ngừng cào cắn vào đầu bé cho đến khi nhiều người đến can thiệp”, mẹ nạn nhân nói.

Cách đây không lâu, một cháu bé 4 tuổi, nhà ở Gò Công, Tiền Giang, đang chạy ngang nhà hàng xóm thì bất ngờ bị 3 chú chó hùa nhau đuổi bắt, tấn công vào mặt và đầu. Phải sau gần 2 tuần điều trị, sức khỏe của bệnh nhi mới hồi phục.

Theo các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhiệt Đới, mỗi năm có đến hàng chục ca trẻ bị chó cắn nhập viện. Vị trí tổn thương thường là đầu và mặt. Sở dĩ trẻ hay bị chó cắn vì là loài vật nuôi gần gũi nên các gia đình thường chủ quan theo kiểu “không sao đâu”. Tuy nhiên khi bị trẻ đùa giỡn, gây ồn ào và chạy nhảy, thậm chí hù dọa, trêu chọc, các chú cẩu vốn có tính hung hãn sẽ dễ nổi khùng.

Vị trí bị tấn công thường là vùng mặt đầu, thậm chí có trường hợp bé trai bị cắn cả vào bộ phận sinh dục. Vết thương do chó cắn ngoài tổn thương da thịt còn nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm bệnh do virus có trong nước bọt và móng vuốt.

Để tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, các bác sĩ khuyên những gia đình có trẻ em nên tránh cho tiếp xúc với chó. Khi đưa bé đến nhà người lạ có nuôi chó, cần trông trẻ cẩn thận hoặc yêu cầu chủ nhà cột chó lại vì loài vậy này dễ tấn công người không quen, nhất là trẻ em. Khi bị chó cắn, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được xử lý vết thương và tiêm ngừa.

Suckhoegiadinh.org theo Vnexpress