Thứ Năm, 30 tháng 4, 2009

HÌNH ẢNH SOI ĐÁY MẮT TRONG TĂNG HUYẾT ÁP

1. Động mạch
Ánh động mạch lan rộng do xơ hoá lớp giữa, nhiễm mỡ lớp trong. Động mạch xơ cứng, dấu hiệu Salus- Gunn(+), mạch có hình ảnh sợi dây đồng, sợi dây bạc, nặng hơn có thể tạo thành một bao trắng che lấp cột máu
2. Dấu hiệu bắt chéo động- tĩnh mạch(Salus- Gunn)
Do ở cùng trong một bao mạch chỗ bắt chéo, khi động mạch xơ cứng sẽ chèn ép tĩnh mạch làm cho tĩnh mạch nhỏ đi và không còn thấy cột máu ở hai đầu chỗ bắt chéo, nặng hơn có thể thấy hình ảnh giãn tĩnh mạch ở trước chỗ bắt chéo. Điều cần nhớ là dấu hiệu Gunn chỉ có giá trị khi nó có ở vùng võng mạc cách xa đĩa thị
3. Xuất huyết trong võng mạc
Xuất huyết trong võng mạc là những xuất huyết nông tạo thành hình ngọn nến nhỏ hay hình sợi do máu chảy xen vào các thớ sợi thần kinh và mạch máu. Những đám xuất huyết nhỏ này thường nằm cạnh những mạch máu lớn gần đĩa thị. Nếu xuất huyết ở sâu thì tạo thành hình tròn, hình chấm khắp võng mạc
4. Xuất tiết
Có 2 loại xuất tiết chính hay gặp:
- Xuất tiết cứng: do các dịch albumin thấm qua thành mạch tụ đọng lại có màu vàng, giới hạn rõ, rải rác trên võng mạc, xếp thành hình sao quanh hoàng điểm. Thành phần của xuất tiết gồm albumin, cholesteron, thực bào, lipid, fibrin. Cũng có khi xuất tiết hợp lại thành một đám thâm nhiễm lớn
- Xuất tiết mềm: như những đám bông xốp ở gần các mạch máu lớn, nông, giới hạn không rõ, hơi vồng lên và che lấp các mạch máu. Kích thước mỗi đám có thể đạt tới 1/2 hoặc 1/4 đường kính đĩa thị. Thành phần của xuất tiết dạng này gồm những chất trung gian bệnh lý như chất đa đường, lipid của các sợi trục thần kinh bị trương phồng hoại tử. Xuất tiết dạng bông là dấu hiệu tiến triển và trầm trọng của bệnh cao huyết áp. Loại xuất tiết này sẽ tiêu đi sau 4-6 tuần
5. Phù đĩa thị
Đĩa thị bờ mờ, hơi vồng lên, màu nhợt. Các tĩnh mạch giãn, cương tụ kèm theo giãn maco mạch và đôi khi còn có xuất huyết trước đĩa thị. Cơ chế phù đĩa thị trong bệnh cao huyết áp còn chưa được hiểu rõ, đó có thể là do tăng áp lực dịch não tuỷ, do ứ trệ tĩnh mạch, do thiếu máu cục bộ bởi co thắt các dộng mạch ở đĩa thị. Phù đĩa thị thoái triển sau nhiều tháng, nếu không được điều trị tích cực sẽ dẫn đến teo thị thần kinh với bờ đĩa còn rõ

CÁC GIAI ĐOẠN:
Tổn thương đáy mắt do tăng HA đc chia thành 4 giai đoạn. Sau đây là hình ảnh của 4 giai đoạn trên

1. Giai đoạn 1: Các động mạch co nhỏ, tĩnh mạch giãn
- Hình 1:


- Hình 2: Tăng sự ngoằn ngoèo của các tĩnh mạch

- Hình 3:

- Hình 4:

2. Giai đoạn 2ấu hiệu Salus-gunn dương tính:

- Hình 1: Dấu hiệu Salus-gunn:

- Hình 2:

- Hình 3:

3. Giai đoạn 3: giai đoạn 2 + xuất tiết, xuất huyết võng mạc

- Hình 1:

Xuất huyết võng mạc


4. Giai đoạn 4= gd 3 + phù gai thị- Hình 1:


- Hình 2: Xuất tiết dạng bông


Tóm tắt tổn thương 4 giai đoạn như sau:

THAY ĐỔI ECG DO NỒNG DỘ KALI MÁU BẤT THƯỜNG

Nhiều tác động của chuyển hoá có thể tạo ra sự thay đổi nồng độ kali máu. Kali là một cation chiếm ưu thế ở nội bào và nó có vai trò quan trọng trong việc xác định điện thế màng tế bào. Sự phá vở gradient nồng độ kali qua màng tế bào sẽ gây suy giảm chức năng tế bào. Nó ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau bao gồm thần kinh và tim mạch do đó tạo ra các triệu chứng thần kinh và gây loạn nhịp.

Mặc dù xét nghiệm điện giải đồ là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán nồng độ các chất điện giải nhưng có trở ngại gây chậm trễ khi chờ kết quả. ECG có thể là một xét nghiệm ích lợi nếu thầy thuốc cảnh giác về các thay đổi có thể có do bất thường nồng độ kali máu.

Trường hợp 1:


Hình 1: Kai li máu tăng mức độ vừa (7,6mmol/l) ở một bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối kèm tiểu đường có triệu chứng nôn và buồn nôn nhưng bỏ qua một đợt chạy thận nhân tạo. ECG cho thấy không có sóng P, QRS dãn rộng, T cao nhọn ở V3-V4. Hình ảnh này phù hợp với tăng kali máu vừa phải.

Trường hợp 2:

Tấm ảnh này đã được thu nhỏ, click vào đây để xem kích thước thực . Tấm ảnh có size 814x783KB

Hình 2: bệnh nhân 83 tuổi xuất hiện phù chi dưới, khó thở và đang được điều trị với furosemide, lisinopril, digoxin ngoài ra không khai thác tiền sử chi tiết được. Trên ECG cho thấy không thấy sóng P, QRS dị dạng dãn rộng nghi ngờ tăng kali máu nên đã xử trí 20ml calcium chloride 20%, 10 đơn vị actrapid(Insulin) và 50ml dextrose 50%, 100mg furosemide và nitrate nhóm IV để điều trị phù phổi.
Xét nghiệm điện giải cho thấy kalimáu tăng cao 9,3mmol/l và creatinine máu 800mmol/l, bicarbonate 8 mmol/l.
Sau điều trị làm lại ECG, QRS giảm độ rộng nhưng sau đó lâm sàng tồi tệ hơn và bệnh nhân tử vong.

Trường hợp 3:

Tấm ảnh này đã được thu nhỏ, click vào đây để xem kích thước thực . Tấm ảnh có size 1024x795KB
Hình 3: Hình ảnh ECG với QRS hẹp ST chênh xuống ở V3-V5, QT kéo dài sóng T trùng với sóng U ở bệnh nhân nữ sử dụng thuốc nhuận tràng. Xét nghiệm cho thấy kali máu giảm rõ rệt với kali máu 1,8mmol/l. Điều trị bằng bổ sung kali.

TĂNG K+ MÁU

- Khi tăng nhẹ kali máu: hình ảnh ECG thuờng gặp là sóng T có hình lều hoặc nhọn
- Khi tăng kali máu nhẹ đến vừao rối loạn dẫn truyền trong tế bào cơ tim hình ảnh ECG biểu hiện PR kéo dài và QRS dãn rộng, sóng P biến mất.
Khi nồng độ ka li máu càng gia tăng thì sẽ ức chế dẫn truyền xoang nhĩ và nhĩ thất hơn nữa nên sẽ tạo ra nhịp thoát , QRS tiếp tục dãn rộng và cùng sóng T tạo hình sin. Nếu không điều trị rung thất sẽ xuất hiện

Tấm ảnh này đã được thu nhỏ, click vào đây để xem kích thước thực . Tấm ảnh có size 1023x356KB
Hình 4: Diễn tiến điện tim theo nồng độ kali máu


Hình 4A: ECG bình thường
Hình 4B: mất sóng P, sóng T hình lều
Hình 4C: QRS dãn rộng
Hình 4D: QRS hình sin


Điều cần lưu ý là thay đổi ECG kinh điển như trên không phải lúc nào cũng như vậy và liên quan ECG và nồng độ kali sẽ thay đổi theo từng bệnh nhân. Do đó cần ghi nhận rằng ECG không phải luôn luôn là xét nghiệm chắc chắn cho những trường hợp tăng kali nhẹ và vừa. Kể cả khi tăng kali nặng có khi thay đổi ECG chỉ tối thiểu. Tăng kali máu có khi giả hình ảnh nhồi máu cơ tim cấp trên ECG. Đây là điều quan trọng đối với các bác sĩ cấp cứu vì có thể xử trí tiêu sợi huyết không đúng.


HẠ K+ MÁU


Hình ảnh ECG hạ kali máu bao gồm:
- Giảm biên độ sóng T
- ST chênh xuống
- Sóng U (+) đi theo sau sóng T, tốt nhất xem ở V2, V3. Trong những trường hợp hạ kali máu nặng sóng U khổng lồ có thể gặp làm nhầm lẫn với sóng T.
Để phân biệt tình huống này, có thể dựa vào một số qui luật sau:
+ Sóng T nhọn trong tăng kali có khuynh hướng nền hẹp, đỉnh cao và nhọn ưu thế , QT bình thường hoặc ngắn
+ Sóng U trong hạ kali thì nền rộng và kéo dài QT (mà thực chất là khoảng QU, xem hình 5)
- Hạ kali máu có thể gây loạn nhịp thất quan trọng và rung thất


Hình 5: Sóng U khổg lồ, ST chênh xuống, sóng T dẹt

ĐIỀU TRỊ SUY TIM TÂM THU

Phần 1. Một vài nét lịch sử về điều trị suy tim tâm thu và nguyên tắc điều trị
1. Vài nét về lịch sử điều trị suy tim tâm thu
Digitalis là thuốc đầu tiên được Withering(Anh) công bố từ năm 1785 dùng trong điều trị chứng phù và đã có nhận xét thuốc làm tăng sức co bóp cơ tim. Các nghiên cứu sau này đã chứng minh digitalis là một glucosid trợ tim và có tác dụng lợi tiểu. Do triệu chứng nổi bật của suy tim là ứ phù nên từ đầu thế kỷ 20 thuyết về ứ phù đã được đưa ra để giải thích suy tim và đây là thời kỳ của 2 loại thuốc digitalis và lợi tiểu tồn tại khá lâu dài. Một số thuốc lợi tiểu sau đó đã được phát hiện: Pugh và Wyndham năm 1949 với các thuốc lợi tiểu thuỷ ngân, nhóm thuốc này hiện không còn được dùng vì có nhiều tác dụng phụ bất lợi, Novello và Sprague năm 1957, Slater và Nabarro năm 1958 với chlorothiazid
Trong các thập kỷ 50 và 60 tiếp theo các tiến bộ kỹ thuật cho phép hiểu sâu những thay đổi huyết động trong suy tim, người ta thấy có vai trò của tiền gánh và hậu gánh bên cạnh sức co bóp cơ tim nên đã đề ra thuyết về huyết động và cho rằng các thuốc làm tăng co bóp cơ tim, các thuốc lợi tiểu và các thuốc giãn mạch là những tiếp cận hợp lý nhất trong điều trị chứng bệnh này. Với các thuốc làm tăng sức co bóp cơ tim, từ cuối thập kỷ 60 vì digitalis bị nghi ngờ về tính hiệu lực trong suy tim mạn tính có nhịp xoang người ta bắt đầu đi tìm những thuốc trợ tim mới nhưng rất tiếc đến nay các thuốc tìm được mới chỉ tháy có hiệu lực trong suy tim cấp tính chưa dùng được lâu dài trong suy tim mạn tính; với các thuốc giãn mạch từ thập kỷ 70 nhiều thuocó đã được đề xuất như notroprusiat, phentolamin, hydralazin, các nitrat trên lâm sàng các thuốc giãn mạch đã thực sự cải thiện các triệu chứng cho các bệnh nhân suy tim và trong một chừng mực nhất định đã làm giảm tử vong
Đầu thập kỷ 80 người ta thấy các thuốc đã dùng chỉ làm giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng mà không tác động trực tiếp đến cơ tim đã bị suy, chưa thấy có lợi ích lâu dài đến tái cấu trúc và chức năng cơ tim nên có lẽ là chưa đầy đủ, mặt khác có những bệnh nhân đã có rối loạn chức năng của thất nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng, chưa cần thiết phải dùng các thuốc trên nhưng cũng cần được điều trị để hạn chế tiến triển sang suy tim có triệu chứng. Lúc này nhiều nghiên cứu sâu hơn cho thấy rõ hơn vai trò của hệ thần kinh giao cảm và các hormon gây co mạch có lợi trong đáp ứng tức thời khi bị suy tim nhưng nêếu kéo dài thì sẽ gây tổn hại đến cấu trúc và chức năng của cơ tim, qua đó dần dần hình thành thuyết thần kinh- nội tiết, sau này bổ sung thêm vai trò của các cytokin. Người ta cho rằng can thiệp vào chính khâu này là trực tiếp can thiệp vào các rối loạn cấu trúc(như làm gảim phì đại thất trái....) và các rối loạn chức năng của cơ tim có ảnh hưởng không tốt đến khả năng của thất nhận máu và/hoặc tống máu, đây mới là biện pháp điều trị có thể cải thiện được tình trạng lâm sàng và thời gian sống thêm một cách cơ bản cho các bệnh nhân suy tim. Từ thuyết mới này các thuốc can thiệp vào hệ renin-angiotensin-aldosteron như các chất ức chế men chuyển rồi các chất chẹn thụ cảm thể AT1 của angiotensin II, các chất đối kháng aldosteron, các chất can thiệp vào hệ giao cảm như các chất ức chế thụ cảm thể beta đơn thuần hoặc ức chế cả thụ cảm thể giao cảm alpha và bêta được đưa vào điều trị. Hiệu lực của các thuốc này thấy rõ qua nhiều nghiên cứu lớn đã cải thiện được tiên lượng của suy tim nhưng gần đây đã có một số nhận xét cho rằng kết quả đó khoôg duy trì được lâu dài làm cho tỷ lệ tử vong do suy tim vẫn còn cao, một trong những lý do được nêu nên là các thuocó đã được tìm ra chưa ngăn chặn được hoàn toàn các rối loạn về thần kinh- thể dịch, ví dụ như với các chấtg ức chế men chuyển các chất này không ức chế được đầy đủ hệ renin-angiotensin-aldosteron vì angiotensin II cũng như aldosteron còn được hình thành qua nhiều con đường khác trong cơ thể. Một số thuocó khác đang được nghiên cứu theo hướng khắc phục những hạn chế đó như các chất ức chế renin, các chất đối kháng endothelin, các chất ức chế men endopeptidase trung tính, các chất kích thích các peptid thải natri ANP và BNP, các chất đối kháng cytokin, các chất can thiệp vào chuyển hoá tế bào... hy vọng sẽ mở ra được những triển vọng mới trong điều trị có hiệu lực hơn suy tim
2. Mục tiêu điều trị
Mục tiêu điều trị suy tim tâm thu là làm giảm các triệu chứng làm cho suy tim tiến triển chậm lại, các biến chứng nặng ít xuất hiện, cải thiện khả năng gắng sức cùng chất lượng sống của bệnh nhân và cuối cùng là kéo dài đời sống cho bệnh nhân, giảm số lần vào viện, giảm tỷ lệ tử vong.
Suy tim tâm thu xảy ra khi các cơ chế bù trừ của cơ thể bị vượt qua, các rối loạn về huyết động cùng những thay đổi về thần kinh- nội tiết xuất hiện kéo dài, vì vậy điều trị suy tim tâm thu ngay nay không chỉ giới hạn trong việc làm thuyên giảm các triẹu chứng mà phải quan tâm can thiệp vào quá trình gây nên rối loạn chức năng thất trái, quá trình này tiến triển độc lập với sự phát triển của các triệu chứng.
Điều trị suy tim cần được tiến hành rất sớm từ khi mới có dấy hiện rối loạn chức năng thqam thu thất trên siêm âm tim hoặc trên các thăm dò khác mà chưa có triệu chứng lâm sàng, chậm nhất là khi mới bắt đầu có các triệu chứng đó để hạn chế tiến triển xấu của suy tim, kéo dài đời sống cho các bệnh nhân.
3. Những nguyên tắc chính trong điều trị
3.1 Điều trị nguyên nhân gây nên suy tim
- Xử trí phẫu thuật hay thực hiện các can thiệp tim mạch khi thấy có chướng ngại cơ giới như trong các bệnh van tim, các bệnh tim bẩm sinh, bệnh viêm màng ngoài tim co thắt, nong và đặt stent động mạch vành hay làm cầu nối chủ- vành trong bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim... để phục hồi tìh trạng huyết động bình thường của tim.
- Hoặc tích cực điều trị nội khoa các bệnh chính khác gây suy tim như bệnh mạch vành, bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, chứng cường giáp... Điều trị tốt các bệnh mạn tính này sẽ laà chậm tiến triển xấu của suy tim
3.2 Loại bỏ các điều kiện thuận lợi cho suy tim tiến triển xấu
Giải quyết những yếu tố có nguồn gốc từ tim hay ngoài tim như dự phòng và điều trị rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, dự phòng và điều trị rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, dự phòng các cơn tăng huyết áp kịch phát, dự phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, thiếu máu, tránh các gắng sức thể lực nặng bất thường, tránh stress... là những yếu tố làm cho suy tim mất bù, tiến triển xấu
3.3 Điều trị triệu chứng suy tim
Ngoài các beịen pháp không dùng thuốc được coi là có vai trò rất quan trọng làm nền tẳng trong điều trị nhiều loại thuốc và biện pháp sau đây đã và còn đang được dùng:
- Các thuốc can thiệp vào huyết động:
+ Các thuốc làm tăng sức co bóp cơ tim: các glucosid trợ tim như digoxin, uabain..., các thuốc kích thích thụ cảm thể giao cảm beta như dopamin, dobutamin..., các thuốc ức chế men phosphodiesterase như amiron, enoximon...
+ Các thuốc làm giảm tiền gánh hoặc/và giảm hậu gánh: các thuocó lợi tiểu, các thuốc giãn mạch như nitrat, các chất ức chế men chuyển, các chất ức chế thụ cảm thể AT1 của angiotensin II. Các thuốc này cải thiện điều kiện hoạt động của cơ tim và làm tăng tác dụng của các thuốc trợ tim
- Các thuốc can thiệp vào cơ chế thần kinh- nội tiết- cytokin
+ Một số thuốc đã nêu trên như các chất ức chế men chuyển, các chất chẹn thụ cảm thể AT1 của angiotensin II. Các glucosid trợ tim cũng can thiệp vào hệ thần kinh giao cảm
+ Các chất ức chế thụ cảm thể giao cảm beta: các thuốc này can thiệp vào hệ giao cảm làm phục hồi mật độ các thụ cảm thể beta 1 ở cơ tim đã bị giảm do suy tim và làm tăng khả năng đáp ứng với catecholamin
+ Các thuốc đang được nghiên cứu: các chất ức chế renin, các chất đối kháng endothelin, các chất ức chế men endopeptidase trung tính, các chất kích thích các peptid thải natri ANP và BNP, các chất đối kháng cytokin, các chất can thiệp vào chuyển hoá tế bào....
- Tạo nhịp tim: trong một số trường hợp có rối loạn tính đồng bộ trong hoạt động của tim
- Ghép tim khi điều trị nội khoa không có kết quả
4. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc
Thay đổi lối sống cho phù hợp là rất cần thiết đối với các bệnh nhân đã bị suy tim
4.1 Chế độ ăn
- Giảm muối: với suy tim độ II và III theo NYHA không cần phải ăn nhạt hoàn toàn vì đã có thuốc lợi tiểu nhưng cũng phải giảm natri trong khi chế biến thức ăn chỉ nên cho khoảng 2-3g không quá 4g muối ăn hàng ngày. Với suy tim độ IV thì cần giảm muối chặt chẽ hơn có khi phải ăn nhạt hoàn toàn. Ngoài muối ăn không được dùng thức ăn có nhiều muối như dưa cà, thịt ướp, cá khô, các loại bánh mặn... không dùng nước uống có chứa nhiều natri như mì chính(natri glutamat), nước khoáng có nhiều natri bicarbonat...
- Giảm nước: nói chung không cần thiết phải giảm lượng nước vào cơ thể vì đã có thuốc lợi tiểu trừ ở thời kỳ trơ với các thuốc bệnh nhân vẫn khó thở hoặc phù, có tràn dịch trong các màng, khi đó chỉ cho 500-1000ml mỗi ngày. Với các bệnh nhân có giảm natri máu nhiều cũng cần giảm lượng nước đưa vào cơ thể. Thường xuyên phải cân bệnh nhân nhất là ở các độ III, IV theo NYHA để kiểm soát tình hình nước vào và ra đánh giá tình hình ứ nước trong cơ thể
- Dùng các rau quả tươi chứa nhiều kali, vitamin nhất là các chất chống oxy hoá(vitamin A, C, E, caroten...)
- Với bệnh nhân có bệnh mạch vành không dùng các thực phẩm có nhiều cholesteron, tăng protid thực vật và lipid thực vật trong khẩu phần ăn hàng ngày
- Giảm cân nếu béo, đưa BIM xuống <>4.2 Chế độ sinh hoạt
- Thay đổi lối sống, cách sinh hoạt trong ngày để có cuộc sống thoải mái, không bị lo nghĩ căng thẳng. Tránh các xúc động mạnh. Stress làm tăng hoạt động hoạt tính giao cảm, nhịp tim nhanh không có lợi
- Bỏ thuốc lá: monoxyd carbon(CO) trong khói thuốc lá gắn với huyết sắc tố gấp 200lần hơn oxy đẩy oxy khỏi HbO2 do đó làm giảm cung cấp oxy cho các mô và cho lớp nội mạc mạch máu
4.3 Chế độ làm việc và nghỉ ngơi
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý là một yêu cầu rất quan trọng đối với bệnh nhân suy tim vì cơ tim đã bị suy yếu. Về nguyên tắc mức độ làm việc, hoạt động và nghỉ ngơi phụ thuộc vào độ suy tim. Với công việc đang làm khi đã bị suy tim thì nên chuyển sang công việc tĩnh tại, không đòi hỏi phải di chuyển nhioều
- Với suy tim độ I theo NYHA bệnh nhân vẫn có thể tiếp tục công việc và các hoạt động bình thường nhưng nên tránh những công việc đòi hỏi phải gắng sức nhất là về thể lực, trong ngày phải bố trí có thời gian nghỉ ngơi. Với suy tim độ II cần phải giảm mức độ hoạt động, thời gian nghỉ trong ngày nhiều hơn, bảo đảm tốt giấc ngủ. Với suy tim độ III mà hoạt động dưới mức bình thường đã gây khó thở, mệt thì không thể tiếp tục được công việc cũ, cần nghỉ ngơi và chỉ làm những việc nhẹ thích hợp. Với suy tim độ IV hoặc có đợt tiến triển xấu thì phải nghỉ hoàn toàn thậm chí nghỉ trên giường trong thời gian tối thiểu cần thiết cho điều trị
- Nếu đi nghỉ hoặc an dưỡng thì không nên đến những nưoi có độ cao, khí hậunóng và độ ẩm cao
4.4 Chế độ vận động thể lực
Với bệnh nhân suy tim các độ I, II theo NYHA và độ II những đã ổn định với điều trị nên hướng dẫn tập vận động thể lực nhẹ nhành, đều đặn mỗi ngày như đi bộ, tập thở, tập thể dục tại chỗ.... trong 20-30 phút vào buổi sáng và buổi chiều để cải thiện dần dần khả năng gắng sức; không được vận động thể lực nhiều đến mức thấy khó thở, mệt; cũng không được làm những động tác đòi hỏi gắng sức thể lực mạnh và kéo dài
Vận động thể lực là cần thiết đối với bệnh nhân suy tim vì cơ chế bù trừ trong suy tim mạn tính đã gây co mạch ngoại vi làm giảm lượng máu tới da và các cơ gây nên nhiều biến đổi về mô học và chuyển hoá làm cho da lạnh, mỏi cơ, yếu cơ, teo cơ, vận động thể lực giúp cho máu đến các cơ nhjiều hơn, khắc phục được một phần nhưữn hậu quả như làm tăng sức cơ kể cả các cơ tham gia vào hô hấp, làm cho nhịp tim bớt nhanh khi nghỉ, hô hấp tốt hơn, cải thiện chức năng tâm trương và tâm thu của thất
Vận động thể lực làm cho những biến đổi về chuyển hoá do suy tim bớt nặng nề: nghiên cứu của Miotti và cs(1990) của Adamopoulos và cs(1993)... cho thấy vận động thể lực làm bớt giảm phosphocreatinin, ATP và làm tăng tốc độ phục hồi ATP trong các cơ bắp khi gắng sức.Nghiên cứu của Miller và cs trên thực nhiệm cho thấy nếu làm tăng dòng máu đến các cơ thì lớp nội mạc thành mạch tăng sản sinh EDRF/NO gây giãn mạch
Chỉ nên ngừng vận động thể lực khi có đợt tiến triển xấu(suy tim mất bù) hoặc suy tim ở độ IV theo NYHA, nhưng cũng không nên nghỉ kéo dài và vẫn phải có những vận động thụ động nhẹ nhàng đối với từng nhóm cơ(xoa bóp...) để tăng lượng máu đến các cơ và tránh nguy cơ huyết khối tĩnh mạch nhất là ở chi dưới do nằm bất động
4.5 Vấn đề đi lại
Hạn chế những chuyến đi xa nhất là với suy tim từ độ III trở lại. Có thể đi máy bay trên tuyến đường ngắn tốt hơn là đi ô tô trên đoạn đường dài; với bệnh nhân suy tim nặng, bay đường dài là không có lợi vì dễ bị mất nước, phù chân, có thể bị huyết khối tĩnh mạch thậm chí bị nghẽn mạch phổi....
4.6 Vấn đề hoạt động tình dục và thai nghén
- Hạn chế hoạt động tình dục nhất là với các bệnh nhân ở độ III, IV theo NYHA vì những gắng sức cùng xúc cảm mạnh là không có lợ dễ làm suy tim tiến triển xấu đi
- Phụ nữ suy tim không nên mang thai vì thai nghén và sinh nở dễ làm suy tim nặng lên trở nên mất bù; dùng dụng cụ ngừa thai là tốt hơn thuốc tránh thai



SINH LÝ BỆNH CỦA SUY TIM TÂM THU(SUY TIM XUNG HUYẾT)

Trong suy tim tâm thu do giảm sức co bóp cơ tim nên cung lượng tim giảm, huyết áp thấp trong khi thể tích máu cuối tâm trương tăng dẫn tới ứ máu trong thất rồi trong nhĩ và cuối cùng là ứ máu trong hệ tiểu tuần hoàn. Cơ thể phản ứng lại bằng một loạt cơ chế thích ứng tại tim và ngoài tim để cố gắng giữ được cung lượng tim và HA và nhất là bảo đảm cung lượng máu cho những khu vực cần ưu tiên như não và tim
1. Các cơ chế thích ứng khi có giảm cung lượng tim
1.1 Các cơ chế thích ứng tại tim:
* Giãn thất: lượng máu tống đi giảm trong khi lượng máu về tim không thay đổi dẫn đến tăng lượng máu cuối thì tam trương của thất và làm giãn các sợi cơ thất tương ứng với thể tích máu tăng lên trong thất làm giãn cơ thất. Đây là phản ứng thích ứng đầu tiên của tim để tránh quá tăng thể tích và áp lực. Vì điều này trước mắt có lợi theo định luật Frank-Starling, các sợi cơ tim được kéo dài hơn sẽ làm tăng sức co bóp và làm tăng thể tích tống máu của thất
Định luật Frank- Starling:
Định luật này biểu thị mối quan hệ giữa mức độ kéo dài của các sợi cơ thất và khả năng tống máu của thất: Máu đổ về tim nhiều hơn thì thất càng chứa nhiều máu, các sợi cơ thất cang bị căng và kéo dài làm cho sức co bóp tống máu tâm thu của thất mạnh hơn cho tới một giới hạn nhất định thì quan hệ đó lại diễn ra ngược lại, sức co bóp cơ tim giảm.
* Cường giao cảm: Hệ thần kinh giao cảm được hoạt hoá, do:
+ Do giảm áp lực trong động mạch là hậu quả của giảm cung lượng tim đã tác động đến các thụ cảm thể về áp lực ở xoang cảnh và quai động mạch chủ, tác động này xảy ra sớm nhất
+ Do các sợi cơ nhĩ bị căng làm các thụ thể ở nhĩ mất nhạy cảm, không ức chế được hệ giao cảm
+ Do sự can thiệp của các sợi C ở các bắp khi bị giảm tưới máu
Tại cơ tim noradrenalin được giải phóng từ các hạt dự trữ ở đầu tận cùng các sợi giao cảm hậu hạch, hormon này làm tăng sức co bóp cơ tim và tăng tần số tim thôgn qua TCT ò nhất là ò1 ở các tế bào cơ tim để cố gắng đưa được cung lượng tim trở lại như cũ
* Phì đại thất: Tăng lượngmáu cuối thì tâm trương của thất tức là tăng tiền gánh sẽ làm tăng lực căng thành thất, tình trạng này nếu kéo dài sẽ kích thích cơ tim tăng sinh tổng hợp protein để tạo nên các sarcoma(các đơn vị co cơ) mới trong các tế bào cơ tim và làm phì đại thất như đl Laplace: T= P.r/2h
T: lực căng thành thất; P: áp lực tâm thu thất; r: bán kính thất; h: bề dày thành thất
Theo đl này lực căng thành thất T tỷ lệ thuận với áp lực tâm thu thất P và bán kính thất r, tỷ lệ nghịch với bề dày thành thất(h). Để làm giảm lực căng thành thất thì phải làm giảm áp lực tâm thu thất hoặc/và bán kính thất hoặc làm tăng bề dày thành thất. Trong suy tim áp lực tâm thu thất ít thay đổi do cơ chế bù trừ làm co mạch để duy trì HA và cung lượng tim, bán kính thất tăng nhiều do giãn thất, cơ tim phải phản ứng lại bằng cách tăng bề dày thành thất tức là gây phì đại thất.
Thất phì đại nhiều hay ít tuỳ theo nguyên nhân gây suy tim:
- Nếu do tăng gánh áp lực như trong bệnh hẹp van đm chủ, THA... thì thất phì đại nhiều, tăng sinh các sarcomere theo dạng song song, tế bào cơ tim phát triển theo chiều ngang là chính làm tăng bề dày thành thất và tăng tỷ lệ bề dày/bán kính của thất, phì đại theo kiểu đồng tâm và thất chỉ giãn về sau khu suy tim đã rõ
- Nếu do tăng gánh thể tích như trong các bệnh hở van 2 lá, hở van đm chủ... thì tăng sinh các sarcomere theo dạng nối tiếp, tế bào cơ tim phát triển theo chiều dài nhiều hơn, thất bị giãn, phì đại thất xảy ra song song hoặc sau đó, phù đại theo kiểu lệnh tâm, giảm tỷ lệ bề dày/đường bán kính của thất.
- Nếu do bệnh cơ tim nguyên phát, có thể giãn đơn thuần hay kèm theo phì đại thất
* Với 3 cơ chế thích ứng trên, cung lượng tim sẽ được đưa trở lại mức bình thường hoặc gần bình thường, tuy vật mỗi cơ chế đều có giới hạn nhất định:
- Giãn thất để thích ứng với tăng tiền gánh trước mắt là tốt để cố gắng duy trì khả năng tống máu bình thường nhưng nếu giãn quá nhiều thì sẽ gây hậu quả xấu như làm thất to ra, xuất hiện tiếng ngựa phi. ĐL Frank-Starling ít có hiệu lực nếu dự trữ co cơ bị giảm và không còn hiệu lực khi thất đã giãn tối đa, các sợi cơ tim bị giảm và không còn hiệu quả
- Phì đại thành thất làm tăng khối lượng cơ tim, thất to ra và cứng hơn nên làm chậm quá trình giãn thất, làm tăng công của cơ tim, tăng mức tiêu thụ oxy, giảm dự trữ vành, dễ làm lớp dưới nội mạc bị thiếu máu, tình trạng này là không có lợi, nhất là với các bệnhn hân có bệnh thiếu máu cơ tim; thay đổi cấu trúc của sợi cơ tim do phù đạu thất về lâu dài cũng sẽ làm rối loạn thì nhận máu của thất và làm giảm khả năng co bóp của chính các sợi cơ tim gây suy tim
- Trong phì đại thấy có tăng sinh cả các sợi cơ lẫn ty thể trong tế bào cơ tim nhưng tỷ lệ ty thể/sợi cơ thấp hơn so với cơ thất bình thường làm cho việc sản sinh ATP cần thiết cho nhu cầu năng lượng cũng thấp hơn; các mô liên kết nhất là các sợi collagen cũng tăng sinh làm cho khả cách giữa các mao mạch rộng hơn và việc cung cấp oxy cho cơ thất bị phì đại cũng kém hơn, không có lợi khi bệnh nhân gắng sức. Trong phì đại thất xuất hiện các gen của phenotyp tế bào cơ tim giống bào thai và có rối loạn về sự hằng định nội mô của ion Ca++. một trong những nguyên nhân gây rối loạn sự hằng định nội môi của ion này là giảm men Ca++- ATPase ở lưới cơ tương gây rối loạn khả năng thu nhận Ca++ và dẫn đến tăng hoạt động bù trừ của hệ trao đổi Na+- Ca++ qua màng tế bào, tình trạng này hiếm gặp ở giai đoạn cuối của suy tim.
- Tăng hoạt tính giao cảm làm tăng sức co bóp cơ tim và tăng tần số tim. Tăng sức co bóp cơ tim làm tăng cung lượng tim nhưng hiệu lực còn phụ thuộc vào tình trạng cơ tim trong bệnh chính và suy tim là mới hau đã diễn biến lâu ngày. Tăng tần số tim chỉ có hiệu lực khi cắt phần cuối tâm trương, ít ảnh hưởng đến việc đổ đầy máu vào thất và như vật mới cải thiện được cung lượng tim; tăng tần số tim quá một giới hạn nhất định thì lại cản trở việc nhận máu trong thì tâm trương, máu về thất không đầy đủ lại làm giảm cung lượng tim và sức co bóp cơ tim sẽ không mạnh. Tăng sức co bóp cơ tim và tăng tần số tim cũng làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim, tình trạng này không tốt cho cơ tim đã bị suy yếu, nhất là khi nguyên nhân của suy tim là bệnh mạch vành
Tăng noradrenalin kéo dài còn gây độc cho tế bào cơ tim do làm cho Ca++ vào trong tế bào nhiều hơn, nhất là làm tăng tính tự động, tạo điều kiện phát sinh rối loạn nhịp tim
Để bảo vệ tế bào cơ tim trước tình trạng tăng noradrenalin máu quá mức và kéo dài, trong cơ tim đã diễn ra quá trình điều chỉnh với giảm mật độ các thụ cảm thể giao cảm ò1 ở màng các tế bào cơ tim và giảm khả năng đáp ứng của tế bào với chính các hormon giao cảm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong suy tim mạn tính hoạt tính của protein Gs là protein hoạt hoá men Adenylcyclase để chuyển ATP thành AMPc bị giảm khi hoạt tính protein Gi là protein ức chế men Adenylcyclase lại tăng. Do số lượng các TCT ò1 bị giảm nên tỷ lệ tương đối của các TCT ò2 và α1 sau synap tăng lên khoảng 50-60% tổng số các TCT giao cảm. Bình thường noradrenalin được hình thành và dự trữ trong các hạt ở đầu tận cùng các sợi giao cảm hậu hạch, sau khi được phóng thích ra khỏi synap và tác động đến các TCT giao cảm ở cơ quan đích, một phần hormon này bị men COMT(catechol oxymethyl transfease) chuyển hoá, một phần quan trọng quay trở lại bào tương và vào lại các hạt dự trữ nên nồng độ hormon trong huyết tương thường thấp; trong suy tim mạn tính có rối loạn trong việc hormon này quay trở lại các hạt dự trữ làm cho lượng noradrenalin trong cơ tim giảm và làm tăng cao nồng độ noradrenalin trong huyết tương
1.2 Các cơ chế thích ứng ngoài tim
Nhiều hệ thống gây co mạch ngoại vi được huy động để cố gắng tăng thể tích máu lưu hành duy trì được cung lượng tim và HA trong giới hạn bình thường:
- Hệ thần kinh giao cảm: tuỷ thượng thận được kích hoạt phóng thích adrenalin. Cùng với noradrenalin hormon này làm co các tiểu động mạch ngoại vi ở các khu vực da, thận và trong giai đoạn muộn hơn ở các phủ tạng trong ổ bụng và các cơ xương thông qua các TCT giao cảm α1; các tĩnh mạch cũng bị co lại tham gia làm tăng thể tích cuối tâm trương của thất.
Tăng adrenalin kéo dài sẽ kích thích các sợi cơ trơn và collagen thành mạch phát triển làm gảim kích thước lòn mạch, giảm cung cấp máu cho các mô kể cả với cơ tim.
- Hệ renin-angiotensin-aldosteron(RAA): trong suy tim giảm dòng máu đến cầu thận, giảm lượng natri ở macula dense và việc hoạt hoá hệ thần kinh giao cảm là những kcíh thích làm tăng tiết renin ở vùng cạnh cầu thận; renin hoạt hoá angiotensinogen và chuỗi phản ứng tiếp théo dẫn đến hình thành angiotensinogen.
Có 2 hệ RAA: hệ RAA lưu hành trong máu và hệ RAA trong các mô. Người ta cho rằng hệ RAA lưu hành trong má chịu trách nhiệm điều hoà HA khẩn cấp khi có giảm cung lượng tim như bị mất máu cấp tính, sốc tim... để giữ được thể tích máu lưu hành, hệ RAA ở các mô bảo đảm chức năng tuần hoàn tại chỗ, tham gia điều hoà trương lực mạch máu để cung cấp máu tại các khu vực và đáp ứng lâu dài về cấu trúc như trong chứng suy tim, bệnh tăng HA
Angiotensin II có tác dụng gây co mạch rất mạnh, đồng thời làm cho vỏ thượng thận tiết ra aldosteron mà nhiệm vụ là làm tăng tái hấp thu nước và natri, tham gia vào kích hạot thêm hệ giao cảm tăng tiết catecholamin, kích hoạt vùng dưới đồi- tuyến yên tiết ra arginin-vasopressin để cùng làm tăng cung lượng tim và HA. Trong suy tim nồng độ angiotensin II tăng cao trong huyết tương. Về lâu dài angiotensin II kích thích tăng sinhc ác sarcomere và các sợi collagen trong tế bào cơ tim và thành mạch làm phì đại thất và thành mạch máu. Angiotensin II gây nhiều rối loạn chức năng nội mạc thành mạch, làm tăng tiết các chất co mạch như EDRF/NO... hoạt hoá các phân tử kết dính và các châtá trung gian gây viêm như các cytokin hoạt hoá môncyt- đại thực bào và tiểu cầu, kích thích nội mạc phóng thích PAI-1(là chất ức chế plasminogen hoạt hoá), chất này ức chế hoạt động của t-PA(là chất hoạt hoá plasminogen từ mô) tạo điều kiện để hình thành huyết khối. Với thận angiotensin II làm co tiểu động mạch đi nhiều hơn do vậy vẫn giữ được áp lực thuỷ tĩnh đủ để duy trì được cung lược và độ lọc cầu thận
Cường aldosteron có tác động xấu đối với cơ tim: thực nghiệm chỉ ra rằng nó làm tăng hoạt tính của các nguyên bào sợi ở cơ tim dẫn đến tăng tổng hợp các sợi collagen typ I gây sơ quanh mạch máu và xâm nhập vào trong mỗ kẽ, chèn ép các tế bào cơ tim làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng co bóp của cơ tim. Cường aldosteron còn gây nhiều rối loạn chuyển hoá, nhất là làm thiết hụt K+ và Mg++ gây nên những vùng có điện thế thay đổi tạo điều kiện hình thành các vòng vào lại, nguồn gốc của rối loạn nhịp tim và đột tử
Hoạt tính của hệ RAA bị giảm khi có ứu natri trong cơ thể làm giảm tiết renin; thuốc lợi tiểu làm giảm natri là một yếu tố kích hạot hệ RAA vì vậy dùng các chất ức chế men chuyển cùng với thuốc lợi tiểu là một cách phối hợp thuốc hợp lý.

Hệ RAA
- Hệ arginin-vasopressin: hệ này được huy động muộn hơn do vùng dưới đồi- tuyến yên được kích hoạt tiết ra; các hormon chống lợi niệu này tham gia vào tăng cường tác dụng co mạch ngoại vi của angiotensin II đồng thời làm tăng tái hấp thu nước ở ống góp của thận
- Endothelin-1(ET-1): ET-1 là một peptid co mạch mạnh được tế bào nội mạc thành mạch tổng hợp và phóng thích ra.Trong suy tim thấy tăng mật đội TCT của ET-1 loại ETA và giảm loại ETB.





- Các yếu tố co mạch có nguồn gốc từ nội mạc(EDCFs- Endothelium Derived Contracting Factor): các chất co mạch này được tế bào nội mạc thành mạch tổng hợp và phóng thích như endothelin, chúng tăng trong suy tim
Các chất co mạch trước hết đã duy trì được HA cần thiết cho hoạt động của cơ thể, bảo đảm được cung lượng máu cho cá cơ quan quan trọng nhất cho đời sống là não và tim nhưung nếu kéo dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu với cơ tim đã bị suy yếu: co động mạch làm tăng hậu gánh và càng làm tăng công của cơ tim, co tĩnh mạch làm máu trở về tim nhiều hơn và làm tăng tiền gánh, sức co bóp cơ tim càng bị suy giảm do bị tăng gánh, cơ tim luôn luôn phải có những biện pháp thích ứng mới, một vòng luẩn quẩn được hình thành làm cho suy tim ngày càng tiến triển xấu hơn.
1.3 Vai trò của hệ thống giãn mạch
Để đối phó với tình trạng co mạch hệ thống các chất gây giãn mạch với bradykinin, các chất giãn mạch từ nội mạc EDRF/NO, các protaglandin PGI2 và PGE2 cũng như các peptid thải natri ANP hoặc BNP... cũng được huy động để hạn chế tình trạng co mạch đồng thời để hạn chế tình trạng ứ nước, natri và tăng thể tích máu lưu chuyển tuy không thể lập lại được cân bằng co và giãn mạch
- Yếu tố giãn mạch từ nội mạc(EDRF): EDRF chính là oxyd nitric(NO), EDRF/NO được các tế bào nội mạc thành mạch tổng hợp và phóng thích. Trong suy tim, nội mạc thành mạch giảm tổng hợp và phóng thích NO mà nguyên nhân có lẽ là do giảm hoạt tính men cNOS cần thiết để tổng hợp NO.

- Các prostaglandin PGI2 và PGE2: PGI2 và PGE2 được các tế bào nội mạc thành mạch tổng hợp đều có tác dụng làm giãn mạch, làm giảm sự phóng thích noradrenalin từ hệ giao cảm, làm gảim tác dụng co mạch của angiotensin II và các chất co mạch khác; với tậhn, các prostaglandin này có ở cả mạch máu và ống thận, làm giãn tiểu động mạch đến cầu thận để duy trì lưu lượng máu và độ lọc cầu thận, tham gia vào ức chế tái hấp thu natri cùng với nước ở ống thận và làm tăng thải niệu. PGI2 còn có tác dụng chống kết dính tiểu cầu đối lập với thromboxan A2 và là một chất chống oxy hoá mạnh, có khả năng thu dọn các gốc tự do được hình thành khi cơ tim bị thiếu máu hay tái tưới máu. Cả 2 loại này đều thấy tăng trong suy tim tuy nhiên tác dụng lại bị hạn chế nhiều
- Các peptid thải natri: trong các peptid này thì ANP(Atrial Natriuretic Peptid) có nguồn gốc từ nhĩ và cả ở thất khi bị suy tim, cùng BNP(Brain Natriuretic Peptid) có nguồn gốc từ thất có vai trò quan trọng trong suy tim. Hai peptid này tăng rất sơm khi có tình trạng tăng áp lực trong nhĩ vàn thất, tăng tổng lượng natri hoặc nhịp tim nhanh, các prptid này có tác dụng làm tăng thải niệu và làm giảm ứ đọng natri, ức chế tiết renin, làm giãn cả động mạch lẫn tĩnh mạch đối lập với tác động của angitesin II và aldosteron, làm tăng độ thẩm thấu của các mao mạch...Thấy rằng nồng độ ANP trong máu tăng gấp 5-10 lần bình thường ở bệnh nhân có suy tim xung huyết. ANP và BNP là một cơ chế bù trừ quan trọng về thể dịch trong suy tim. Tuy nhiên hiệu lực các peptid này lại bị hạn chế trong suy tim mạn tính, nguyên nhân có thể do giảm áo lực tưới máu thận, do tăng hoạt tính giao cảm ở thận, do có tình trạng điều chỉnh làm giảm các TCT đặc hiệu ở thận, do tăng thoái giáng các peptid thải niệu đó.

- Adrenomedullin: là một peptid giãn mạch do các tế bào nội mạc thành mạch và các tế bào cơ trơn tiết ra. Thấy nồng độ prptid này trong huyết tương tăng cao trong suy tim nhưng tác dụng giãn mạch bị lấn át do nhiều cơ chế khác.
1.4 Vai trò của hệ phó giam cảm
Trong suy tim trong khi hệ giao cảm được kích hoạt thì hệ phó giao cảm lại bị ức chế. Bình thường tần số tim luôn luôn được thay đổi nhờ vai trò điều chỉnh của hệ thần kinh tự chủ để đáp giúp cho tim thích ứng cung cấp được cung lượng máu cần thiết cho nhu cầu chuyển hoá của cơ thể; khi bị suy tim, do hệ phó giao cảm bị ức chế nên nhịp tim nhanh không bị kìm hãm, tình trạng này gây nhiều bất lợi cho cơ tim.
2. Rối loạn chức năng nội mạc thành mạch là nguyên nhân của sự mất cân bằng về co và giãn mạch
Như trên ta thấy trong suy tim mạn tính mặc dù là hệ thống chất gây giãn mạch được huy động nhưng chỉ hạn chế được phần nào tác động của các chất gây co mạch mà không thể giúp lập lại được cân bằng co và giãn mạch. Vì lớp nội mạc thành mạch có vai trò quan trọng trong việc điều hoà trương lực thành mạch đảm bảo sự thích ứng liên tục của mạch máu với những thay đổi cơ học và nhu cầu tưới máu cho từng khu vực.
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn chức năng của lớp nội mạc thành mạch:
- Do tăng thường xuyên các chất catecholamin, angiotensinII, aldosteron, endothelin... trong máu; đáp ứng thần kinh- thể dịch này kéo dài trong suy tim sẽ gây nhiều tổn thương trong cơ thể trong đó có tổn thương lớp tế bào nội mạc thành mạch. Khi lớp tế bào này bị tổn thương thì sẽ gây rối loạn chức năng nội mạc làm giảm khả năng tiết ra các chất gây giãn mạch
- Vai trò của đá ứng kiểu viêm ở lớp nội mạc thành mạch: Tăng nồng độ các phân tử kết dính hoà tan như VCAM-1(Vascular Cell Adhension Molecule-1), các phân tử này xuất hiện để bắt giữ các bạch cầu vào thành mạch, thấy tăng một loạt nồng độ các cytokin như TNF-α, IL-6, IL-1...
TNF-α gây độc các tế bào nội mạc cản trở hoạt động của men cNOS(gây rối loạn biểu hiẹn mRNA của cNOS) làm ức chế các tế bào này giảm tổng hợp NO, làm gia tăng sự xuất hiện các phân tử kết dính hoà tan, đồng thời làm giảm sức co bóp cơ tim
3. Hậu quả của suy tim
Khi suy tim cơ thể đã phản ứng lại bằng một loạt cơ chế thích ứng tại tim và ngoài tim để cố gắng duy trì ngay cung lượng tim và huyết áp; các cơ chế thích ứng này đã gây ra nhiều biến đổi đặc biệt là các biến đổi thần kinh- nội tiết để hoạt hoá hệ thống các chất gây co mạch, hệ thống này đã lấn ất tác động của hệ thống các chất gây giãn mạch.
Trước mắt thì các cơ chế thích ứng đó là cần thiết vì đã giúp cho tim bảo đảm được cung lượng tim và HA ngay cho hoạt động của cơ thể nhưng nếu kéo dài do nguyên nhân suy tim chưa được giải quyết cơ bản thì sẽ gây nên nhiều biến đổi về cấu trúc cơ tim và mạch máu và lại làm nặng thêm suy tim: máu trở về tim nhiều hơn do co tĩnh mạch làm tăng tiền gánh, sức cản ngoại vi tăng hơn do co các tiểu động mạch làm tăng hậu gánh, tăng sức căng thành thất càng gây giãn thất và phì đại thất trái, tăng công và mức tiêu thụ oxy của cơ tim và làm giảm cung lượng vành tạo nên một vòng xoáy bệnh lý làm suy tim ngày càng phức tạp; noradrenalin, angiotensin II và sự xuất hiện của các cytokin, các gốc tự do.. còn có những tác động trực tiếp gây độc với tế bào cơ tim và tế bào nội mạc thành mạch.
Khi các cơ chế thích ứng để bù trừ bị vượt qua thì sẽ xảy ra suy tim, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là:
- Các tế bào cơ tim bị hoại tử nhiều(như trong NMCT rộng) làm cho các tế bào ở các khu vực lành không đủ khả năng co bóp tống máu bù đắp hoặc các tế bào cơ tim bị rối loạn về chức năng nặng nề như trong các bênh cơ tim và do tác động của các chất gây co mạch làm giảm sức co bóp cơ tim
- Tái cấu trúc thất thông qua giãn thất, phì đại thất chưa đủ để bình thường hoá sức căng thành thất làm cho thất giãn nhiều hơn, thất đã bị phì đại lại càng giãn thì chức năng tống máu của thất càng bị suy giảm
Tấm ảnh này đã được thu nhỏ, click vào đây để xem kích thước thực . Tấm ảnh có size 785x649KB





BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ

1. Phân loại bệnh tim thiếu máu cục bộ
2. Chẩn đoán cơn đau thắt ngực không ổn định
3. Cơ chế bệnh sinh ĐTNKOĐ
4. Phân tầng nguy cơ của bệnh nhân ĐTNKOĐ
5. Phân độ ĐTNKOĐ theo Braunwald
6. Điều trị nội khoa ĐTNKOĐ?
7. Điều trị can thiệp ĐMV trong ĐTNKOĐ?
8. Chẩn đoán ĐTNOĐ?
9. Phân độ đau thắt ngực ổn định theo hội tim mạch Canada- CCS?
10. Nghiệm pháp gắng sức
11. Chỉ định chụp động mạch vành trong ĐTNOĐ?



Câu 1. Phân loại
* Bệnh tim thiếu máu cục bộ gồm:
- Đau thắt ngực ổn định
- ĐTN không ổn định
- ĐTN kiểu Prinzmetal
- Nhồi máu cơ tim:
+ Nhồi máu cơ tim có ST chênh lên
+ NMCT không có ST chênh lên
* Hội chứng mạch vành cấp gồm:
- NMCT không có ST chênh lên
- NMCT có ST chênh lên
- ĐTNKOĐ

Câu 2. Biện luận chẩn đoán cơn đau thắt ngực không ổn định(ĐTNKOĐ)
1. Đặc điểm cơn đau ngực:
- Đau thắt ngực xuất hiện lúc nghỉ
- Cơn đau kéo dài thường > 20 phút
- Mức độ nặng của cơn đau tăng dần lên: tăng cả thời gian và tần số cơn đau, đáp ứng thuốc giãn mạch vành giảm dần
2. ECG trong cơn: ST chênh lên, ngoài cơn ECG bình thường


ECG bệnh nhân ĐTNKOĐ: ST chênh xuống, T âm trên DI, DII, aVL, V3-V6

Câu 3. Cơ chế bệnh sinh ĐTNKOĐ:
- Cơ chế của ĐTNKOĐ là sự ổn định của mảng vữa xơ và bị vỡ ra. Sự vỡ ra của mảng vữa xơ làm lộ lớp trong thành mạch dẫn tới hoạt hoá và ngưng kết tiểu cầu và hình thành cục máu đông nhưng cục máu đông này chưa làm tắc hoàn toàn ĐMV gây ra bệnh cảnh của ĐTNKOĐ
- Sự hình thành cục máu đông: Khi mảng vữa xơ bị vỡ ra, lớp dưới nội mạc được lộ ra và tiếp xúc với tiểu cầu dẫn đến hoạt hoá các thụ cảm thể Iib/IIIb trêb về mặt tiểu cầu và hoạt hoá quá trình ngưng kết của tiểu cầu. Các tiểu cầu còn giải phóng ra một loạt các chất trung gian làm co mạch và hình thành nhanh hơn cục máu đông
- Hậu quả là làm giảm nghiêm trọng dòng máu tới vùng cơ tim do ĐMV đó nuôi dưỡng lâm sàng là cơn đau thắt ngực không ổn định

Câu 4. Phân tầng nguy cơ của bệnh nhân ĐTNKOĐ
1. Nhóm nguy cơ cao: Có một trong các biểu hiện sau:
- Đau ngực khi nghỉ>20 phút của bệnh mạch vành
- Có phù phổi cấp do bệnh mạch vành
- Đau ngực khi nghỉ có kèm theo đoạn ST thay đổi > 1mm
- Đau ngực kèm theo xuất hiện ran ở phổi, tiếng tim thứ 3 hoặc HoHL mới
- Đau ngực kèm theo tụt HA
2. Nhóm nguy cơ vừa: Không có các dấu hiệu nguy cơ cao nhưng có 1 trong các dấu hiệu sau
- Đau ngực khi nghỉ > 20 phút nhưng đã tự đỡ
- Đau ngực khi nghỉ > 20 phút nhưng đáp ứng với điều trị tốt
- Đau ngực về đêm
- Đau ngực có kèm theo thay đổi ST
- Đau ngực mới xảy ra trong vòng 2 tuần, tính chất nặng
- Có sóng Q bệnh lý hoặc xuất hiện ST chênh xuống ở nhiều chuyển đạo
- Tuổi > 65
3. Nhóm nguy cơ thấp: Không có các biểu hiện của nguy cơ cao hoặc vừa
- Có sự gia tăng về tần số và mức độ đau ngực
- Đau ngực khởi phát do gắng sức nhẹ
- Đau ngực mới xuất hiện trong vòng 2 tuần- 2 tháng
- Không thay đổi ST

Câu 5. Phân độ theo Braunwald

1. Phân loại theo mức độ trầm trọng của bệnh chia 3 mức độ:
Độ I: Đau ngực khi gắng sức:
- Mới xảy ra, nặng, tiến triển nhanh
- Đau ngực mới trong vòng 2 tháng
- Đau ngực với tần số dày hơn
- Đau ngực gia tăng khi gắng sức nhẹ
- Không có đau ngực khi nghỉ trong vòng 2 tháng
Độ II: Đau ngực khi nghỉ, bán cấp:
- Đau ngực xảy ra trong vòng 1 tháng nhưng 48h trước không có
Độ III: Đau ngực khi nghỉ, cấp
- Đau ngực xảy ra trong vòng 48h trở lại
2. Về hoàn cảnh phân 3 nhóm:
- Nhóm A: ĐTNKOĐ thứ phát: xảy ra do các yếu tố không phải bệnh tim mạch như thiếu máu, nhiễm trùng, cường giáp, thiếu oxy...
- Nhóm B: ĐTNKOĐ tự phát do bệnh mạch vành
- Nhóm C: ĐTNKOĐ sau NMCT(trong 2 tuần đầu của thời kỳ cấp NMCT)
3. Về cường độ đau chia 3 mức độ:
- Độ I: viên thuốc ngậm dưới lưỡi kém hẳn tác dụng
- Độ II: Thậm chí phải phối hợp 3 thuốc cũng không hết đau
- Độ III: Trị liệu tối đa trong đó có nitrat tĩnh mạch mà không hết đau

Câu 6. Điều trị nội khoa
* Mục tiêu của điều trị nội khoa
- Nhanh chóng dùng các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu
- Làm giảm đau ngực bằng các thuốc chống thiếu máu cục bộ cơ tim
- Các bn không đáp ứng với điều trị nội khoa cần được can thiệp cấp cứu. Với những bn đáp ứng tốt với điều trị nội khoa cũng cần được sàng lọc xem xét chụp đm vành để quyết định tiếp hướng điều trị tái tạo mạch(nong ĐMV và /hoặc đặt stent, PT bắc cầu nối chủ -vành)
* Các ưu tiên trong điều trị
- Aspirin
- Giảm đau bằng nitrat và/hoặc chẹn beta
- Chống đông bằng Heparin tốt nhất là Heparin trọng lượng phân tử thấp
- Các thuốc ức chế thụ cảm thể GP IIb/IIIa tiểu cầu
1. Các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu
* Asperin
- Cơ chế: ức chế men oxycyclooxygenase, enzym tạo thromboxan A2
- Tác dụng: tuy tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu yếu nhưng nó làm giảm tỷ lệ tử vong tới 50% hoặc NMCT ở bn ĐTNKOĐ. Ngoài ra nó còn chống viêm tại chỗ ngừa biến chứng của mảng vữa xơ
- Liều: Aspirin có tác dụng chống ngưng kết sau dùng 15 phút do đó phải cho ngay khi bn nhập viện. Liều 250mg/ngày(có thể cho Aspergic gói 100mg * 3 gói uống sau ăn no)
- Tác dụng phụ: viêm loét dạ dày tá tràng
* Tilclopidine và Clopidogrel:
- Cơ chế: ức ức chế sự hoạt hoá phức bộ glycoprotein(GP) IIb/IIIa
- ưu điểm: không có tác dụng phụ đối với tiêu hoá nên nếu bn có CCĐ dùng Asperin thì chuyển sang dùng Tilclopidine và Clopidogrel
- Tilclopidine : BD Ticlid 250mg, nó có tác dụng phụ là hạ bạch cầu. Liều: cho ngay 500mg sau đó cho 250mg * 2lần/ngày trong những ngày sau
- Clopidogrel bisulfat(BD: Plavix 75mg): tốt hơn ticlopidin vì nó không gây hạ bạch cầu, rối loạn tiêu hoá nhưng giá thành đắt
Liều: Plavix: liều ban đầu(liều nạp): 300mg/24h sau đó 75mg/24h
- Nếu co can thiệp đặt stent ĐMV thì nên cho thêm thuốc này với Asperin. Sau khi đặt stent dùng tiếp các thuốc này trong 2-4 tuần rồi ngừng và chỉ còn dùng Asperin
2. Thuốc chống đông
* Heparin
- Vì cơ chế hình thành cục máu đông trong ĐTNKOĐ nên việc cho chống đông là bắt buộc
- Thời gian dùng heparin kéo dài 3-7 ngày nếu dùng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ gây hạ tiểu cầu
- Hiệu ứng bùng lại: thiếu máu cơ tim cục bộ khi ngừng heparin có thể gặp là do hình thành huyết khối liên quan đến kích thích hoạt hoá tiểu cầu. Do đó việc duy trì liên tục Aspirin là biện pháp tốt để phòng tránh hiệu ứng này
- Chọn dùng heparin trọng lượng phân tử thấp: lợi thế hơn Heparin thường là có thời gian tác dụng kéo dài, liều cố định do dùng tiêm dưới da mà ít cần theo dõi XN đông máu, ức chế cả yếu tố Xa và IIa của tiểu cầu, ít gây giảm tiểu cầu
- Liều: Enoxaparin(BD: Lovenox): 1mg/kg mỗi 12giờ tiêm dưới da
Nadroparin(BD: Fraxiparin): 0,1ml/10kg tiêm dưới da chia 2 lần trong ngày
* Thuốc ức chế trực tiếp thrombin(Hirudin, Hirulog):
ức chế trực tiếp thrombin nên có tác dụng chống đông khá manh nhưng chưa được chấp nhận dùng rộng rãi trong điều trị ĐTNKOĐ thay thế Heparin chỉ dùng ở bn có tiền sử giảm tiểu cầu do dùng heparin
Tấm ảnh này đã được thu nhỏ, click vào đây để xem kích thước thực . Tấm ảnh có size 879x613KB

ADP(Adenosine diphosphat) và TxA2(Thromboxan A2) hoạt hoá tiểu cầu. Tham gia hoạt hoá tiểu cầu còn có thrombin, serotonin, Epinephrin, collagen
Khi tiểu cầu được hoạt hoá sẽ giải phóng các hạt(Degranulation), các hạt này chứa các rất nhiều chất:
- Các chất chủ vận tiểu cầu(Platelet agonists): ADP, ATP, serotonin, Calcium, Magnesium
- Các chất tiền viêm(Proinflammatory factor): yếu tố 4 tiểu cầu(Platelet factor factor 4), CD154, PDGF(Platelet derived growth factor: yếu tố phát triển nguồn gốc tiểu cầu)
- Các yếu tố tiền đông máu: yếu tố V(Factor V), yếu tố XI(factor XI), PAl-1(plasminogen activitor inhibitor: yếu tố bất hoạt plasminogen)
- Các protein kết dính: thrombospondin, Fibrinogen, P-selectin, vWF(von Willebrand factor: yếu tố Willebrand)
Aspirin ức chế COX1 làm ngừng sản xuấ TxA2
Clopidogrel và ticlopidine ức chế gắn ADP với TCT của nó trên bề mặt tiểu cầu, có tác dụng ngăn ngừa hình thành huyết khối. Khi ADP gắn với các TCT của nó sẽ làm hoạt hoá tiểu cầu (hình vẽ)
Tấm ảnh này đã được thu nhỏ, click vào đây để xem kích thước thực . Tấm ảnh có size 802x683KB

Clopidogrel là một tiền chất được chuyển hoá tại gan cụ thể là tại cytochrom P450 chuyển 2-oxo-clopidogrel, chất này mới có tác dụng. Chất này chứa S-S, chính nhóm này đã gắn vào một dưới týp của thụ cảm thể của ADP là P2Y12 làm ADP không gắn được vào thụ cảm thể của nó dẫn tới ADP không hoạt hoá được tiểu cầu nữa.
Thụ cảm thể của ADP: Receptor của ADP có 3 dưới týp khác nhau:
- Dưới týp P2Y12: nó là týp mà clopidogrel gắn vào trong cơ chế tác dụng
- 2 dưới týp còn lại là P2X1 và P2Y1 là thụ cảm thể của các chất có hoạt tính sinh học
Clopidogrel sau khi chuyển hoá tạo thành chất có hoạt tính, chất này gắn vào P2Y12, sự gắn này làm hoạt hoá protein G ức chế(Gi), Gi hoạt hoá làm ức chế adenylate cyclase- enzym phân huỷ ATP thành AMPc, kết quả là giảm AMPc(AMP vòng). AMPc đóng vai trò là một chất thông tin 2, AMPc lại hoạt hoá enzym proteinkinase A (đây là một loại proteinkinase phụ thuộc AMPc), protein này lại hoạt hoá các yếu tố phiên mã đoạn gen đảm nhiệm tổng hợp protein tức là tăng tổng hợp các chất chứa trong các hạt chế tiết.
Thụ cảm thể của ADP

3. Các thuốc ức chế TCT Glycoprotein IIb/IIIa của tiểu cầu
* Cơ chế: Các TCT glycoprotein IIb/IIIa tiểu cầu, khâu cuối cùng làm ngưng kết tiểu cầu bị hoạt hoá bởi rất nhiều các chất hoà tan trong máu và trên bề mặt tế bào, có tác dụng gắn các phân tử fibrin giữa các tiểu cầu trong quá trình ngưng kết. Liên kết giữa các sợi fibrin tạo thành một mạng lưới vững chắc, bắt giữ các hồng cầu và tạo ra cục huyết khối. Các thuốc ức chế TCT glycoprotein IIb/IIIa sẽ ức chế những liên kết chéo bằng fibrin giữa các tiểu cầu do đó phòng ngừa hình thành huyết khối mới một cách có hiệu quả. Các thuốc ức chế TCT glycoprotein IIb/IIIa của tiểu cầu ngăn cản fibrinogen lưu hành trong máu gắn với các TCT đặc hiệu được hoạt hoá trên tiểu cầu do đó thuốc sẽ ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu
* Các thuốc:
- Abciximab(BD: Reopro): liều tấn công 0,25mg/kg tiêm tĩnh mạch sau đó truyền TM 10àg/phút trong 12h tiếp
- Eptifibatid(BD: Interilin): liều tấn công 180àg/kg tiêm thẳng TM sau đó truyền TM 1,3-2àg/phút trong 12h tiếp theo
- Tirofiban(BD: Aggrastat): liều tấn công 0,6àg/kg/phút truyền TM trong 30 phút sau đó truyền TM 0,15 àg/kg/phút trong 12-24h tiếp theo
* Cách dùng:
- Dùng trong lúc can thiệp ĐMV làm giảm nguy cơ tử vong hoặc NMCT
- Dùng trước lúc can thiệp ĐMV giảm 20% nguy cơ tử vòng hoặc NMCT
- Dùng độc lập cho ĐTNKOĐ làm giảm 10-17% nguy cơ tử vong hoặc NMCT
4. Các nitrat
- Làm giảm đau ngực chứ chưa chứng minh được làm giảm nguy cơ tử vong hoặc NMCT
- Liều: bắt đầu bằng xịt dưới lưỡi(hoặc ngậm) cho bệnh nhân sau đó thiết lập đường truyền TM để truyền nitroglycerin với liều 10-20mcg/phút
5. Các thuốc chẹn beta giao cảm
- Tác dụng: làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim do giảm co bóp cơ tim và giảm nhịp tim. Làm giảm áp lực đổ đầy tâm trương nên làm tăng máu về ĐMV trong kỳ tâm thu
- Làm giảm đau ngực tốt còn làm giảm tỷ lệ biến chứng thành NMCT và giảm diện hoại tử cơ tim nếu bị NMCT.
- Chọn dùng loại chẹn beta chọn lọc trên ò1:Metoprolon, Atenolol
- CCĐ: Nhịp chậm, block nhĩ thất độ 2, 3; COPD, Suy tim mất bù, bệnh mạch ngoại vi, HA thấp, sốc tim
- Mục tiêu điều trị: giảm đau ngực và giảm nhịp tim
- Liều: bắt đầu bằng liều thấp và theo dõi sát. Dùng Metoprolol(BD: Betaloc viên 50mg, 100mg) : 25-50mg mỗi 12h
6. Các thuốc chẹn calci
- Tác dụng: giãn mạch, chậm nhịp tim, giảm sức co bóp cơ tim
- Nếu dùng đơn độc trong ĐTNKOĐ có thể làm tăng nguy cơ NMCT hoặc tử vong
- Chỉ dùng trong trường hợp có THA nhiều kèm theo hoặc khi chức năng thất trái bệnh nhân còn tốt, nhịp không chậm và có yếu tố co thắt mà ít đáp ứng với nitrat hoặc không thể dùng được chẹn beta
7. ức chế men chuyển: nên dùng khi có giảm chức năng thất trái mà HA còn tốt
8. Thuốc tiêu huyết khối:
Không dùng thuốc tiêu huyết khối vì không cải thiện được tiên lượng mà có thể làm tăng tỷ lệ NMCT hoặc tử vong. Cơ chế là vì trong ĐTNKOĐ chưa tắc hoàn toàn ĐMV nên thuốc tiêu huyết khối này không làm cải thiện thêm dòng chảy mà nó lại có thể làm tan cục máu đông đã bao lấy chỗ vỡ của mảng vữa xơ làm lộ ra lại lớp dưới nội mạc này gây hoạt hoá ngưng kết tiểu cầu

Câu 7. Điều trị can thiệp ĐMV
1. Chỉ định cho chụp ĐMV để can thiệp ĐMV
- Nhóm nguy cơ cao
- Tiền sử có can thiệp ĐMV hoặc mổ cầu nói
- Suy tim
- Giảm chức năng thất trái(EF<50%)
- Rối loạn nhịp thất ác tính
- Còn tồn tại hoặc tái phát đau ngực sau dùng thuốc
- Có vùng giảm tưới máu cơ tim rộng trên các test chẩn đoán không chảy máu(echo stress)
- Có bệnh van tim rõ rệt kèm theo (HoHL, HoC)
2. Dùng thuốc phối hợp:
- Các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu đường uống: Asperin phối hợp với Clopidogrel
- Thuốc ức TCT Gl IIb/IIIa
- Thuốc chống đông
3. Mổ làm cầu nối chủ vành
* Chỉ định
- Tổn thương nhiều thân ĐMV mà đoạn xa còn tốt
- Tổn thương thân chung ĐMV
- Các tổn thương quá phức tạp(vôi hoá, xoắn vặn, gập góc...) mà không thể can thiệp nong hoặc đặt stent
- Thất bại khi can thiệp
- Phẫu thuật tốt đối với bn có đái tháo đường, giảm chức năng thất trái


ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH


Câu 8. Chẩn đoán ĐTNOĐ:
1. Lâm sàng: có cơn đau thắt ngực điển hình
- Vị trí: sau xương ức lan lên vai trái xuống mặt trong cánh tay trái có thể xuống tận các ngón tay 4,5
- Hoàn cảnh xuất hiện: thường sau gắng sức
- Mức độ đau và các triệu chứng kèm theo: đau như thắt lại, nghẹt, cảm giác như bị đè nặng trước ngực trái
- Thời gian cơn đau: khoảng vài phút không quá 30 phút
- Đau tự giảm khi nghỉ hoặc sau dùng nitroglycerin
2. Thực thể: phát hiện các yếu tố nguy cơ:
- Các yếu tố nguy cơ cao của bệnh ĐMV: THA, biến đổi đáy mắt, các bằng chứng của bệnh đm ngoại vi...
- Trong cơn đau có thể nghe thấy T3, T4, ran ở phổi..
- Nguyên nhân gây đau ngực: hẹp đm chủ, bệnh cơ tim phì đại, bệnh màng tim,viêm khớp ức sườn...
3. Cận lâm sàng
- ECG lúc nghỉ
- NPGS
- Siêu âm: thường và gắng sức
- Holter điện tim
- Chụp mạch vành

Câu 9. Phân độ đau thắt ngực ổn định theo hội tim mạch Canada- CCS
- Độ I: Những hoạt động thể lựcbình thường không gây đau ngực
- Độ II: Hạn chế nhẹ hoạt động thể lực bình thường: Đau thắt ngực xuất hiện khi leo cao > 1 tầng gác thông thường bằng cầu thang bình thường
- Độ III: Hạn chế đáng kể hoạt động thể lực thông thường:ĐTN khi trèo 1 tầng gác(gác bt và cầu thàng bt)
- Độ IV: Các hoạt động thể lực bình thường đều gây đau thắt ngực(làm việc nhẹ như đi vài bước, đi vệ sinh)

Câu 10. Nghiệm pháp gắng sức

- Giúp chẩn đoán xác định, tiên lượng và điều trị
- NPGS là một thăm dò gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ hoặc làm giãn ĐMV được theo dõi liên tục bằng ECG
1. PP gây thiếu máu cơ tim:
- Gắng sức thể lực:
+ Cơ chế: làm tăng nhu cầu oxy cơ tim, làm cơ tim tăng co bóp, tăng tiền gáng và hậu gánh. Tăng nhu cầu oxy làm tăng nhịp tim , dựa vào sự tăng nhịp tim này để xác định khả năng gắng sức của bn
+ Dự đoán khả năng gắng sức thể lực và giai đoạn gây thiếu máu cơ tim
+ CCĐ: bn có đau cách hồi, bệnh phổi nặng, bệnh khớp, bn có dị tật, những bệnh có khả năng ảnh hưởng tới khả năng gắng sức của bn
- Thuốc làm giãn ĐMV: Adenosin, Dipyridamole
+ Cơ chế: Adenosin làm giãn các mạch ngoại vi của hệ thống mạch vành do đó nếu có hẹp một nhánh ĐMV thì các nhánh còn lại giãn ra lấy hết máu ở nhánh đó gây ra hiện tương thiếu máu cơ tim nhánh bị hẹp(hiện tương ăn cắp máu)
Dipyridamole có cơ chế tương tự nhưng tác dụng chậm và kéo dài hơn
- Dùng các thuốc tăng co bóp và nhịp tim: Dobutamin
+ Cơ chế: kích thích beta 1 giao cảm làm tăng co bóp cơ tim, tăng nhu cầu oxy cơ tim
+ Thường dùng khi làm siêu âm gắng sức
2. Các pp gắng sức
* ECG gắng sức:
- Đánh giá được nhưng bn có nguy cơ cao về bệnh mạch vành. Gồm:
+ Không đủ khả năng chạy 6 phút theo phác đồ Bruce
+ Nghiệm pháp dương tính sớm(≤ 3 phút)
+ Kết quả dương tính mạnh(ST chênh xuống ≥ 2 phút)
+ ST còn chênh xuống ≥ 3 phút sau khi đã ngừng gắng sức
+ ST chênh xuống kiểu dốc
+ Thiếu máu cơ tim xuất hiện ở mức nhịp tim còn tương đối thấp(≤ 120 ck/phút)
+ HA không tăng hoặc tụt đi
+ Xuất hiện nhịp nhanh thất ở mức nhịp tim ≤ 120ck/phút
- Dự đoán mức độ thể lực an toàn cho bệnh nhân
- NPGS ít có giá trị ở những bn mà ECG đã có những bất thường như dày thất trái, đang đặt máy tạo nhịp, bloc nhánh, rối loạn dẫn truyền...
- Không dự đoán được mức độ hẹp và không định vị chính xác được vùng cơ tim thiếu máu
* Siêu âm tim gắng sức: cho phép dự đoán vùng cơ tim thiếu máu và hướng xử trí
* PP phóng xạ đo tưới máu cơ tim: độ nhạy, độ đặc hiệu cao, đo được từng vùng tưới máu cơ tim

Câu 11. Chỉ định chụp động mạch vành: Hội tim mạch Hoa Kỳ:
Nhóm I: Có chỉ định thống nhất
- Không khống chế được triệu chứng với điều trị nội khoa tối ưu
- Bệnh nhân có nguy cơ cao khi làm NPGS
- Có bằng chứng của rối loạn chức năng thất trái từ mức độ vừa
- Chuẩn bị cho phẫu thuật mạch máu lớn
- Nghề nghiệp hoặc lối sống có những nguy cơ bất thường
Nhóm II: thường có chỉ định nhưng cần cân nhắc
- Bn trẻ tuổi có bằng chứng của bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ trên NPGS hoặc có tiền sử NMCT
- Bằng chứng của thiếu máu cơ tim nặng trên NPGS
Nhóm III: thường không có chỉ định
- Bn đau thắt ngực mức độ nhẹ(CCS I, II) về triệu chứng không có rối loạn chức năng thất và không có nguy cơ cao trên NPGS

Câu 12. Điều trị đau thắt ngực ổn định
* Điều trị không dùng thuốc:
- Ngừng hút thuốc lá, uống rượu vừa phải, tránh stress
- Giảm cân nặng nếu béo phì
- Hạn chế muối/THA

* Lựa chọn pp: Có 3 pp: thuốc, can thiệp ĐMV, mổ làm cầu nối chủ- vành
Việc chỉ định phụ thuộc vào bn và nên bắt đầu cũng như duy trì bằng điều trị nội khoa. Khi điều trị nội khoa thất bại hoặc bn có nguy cơ cao trên các thảm đỏ thì có chỉ định chụp ĐMV và can thiệp kịp thời
Điều trị nội khoa
1. Các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu
* Aspirin:
- Làm giảm tỷ lệ tử vong và NMCT tới 33%
- Liều: 75- 325mg
* Tilclopidine và Clopidogrel
- Tilclopidine(Ticlid): viên 250mg dùng 2v/ngày. Tác dụng phụ: giảm bạch cầu, hạ tiểu cầu nên phải theo dõi CTM
- Clopidogrel(Plavix) viên 75mg, dùng 1v/ngày(ít tác dụng phụ hơn)
- Nếu có chụp ĐMV mà có can thiệp nong ĐMV hoặc đặt stent thì phối hợp một trong 2 thuốc trên với Aspirin ít nhất trước 2 ngày can thiệp
* Thuốc ức chế TCT GP IIb/IIIa dạng uống: đang thử nghiệm lâm sàng, còn dạng tiêm đã chứng minh được là cải thiện tốt tỷ lệ sống và ít biến chứng ở bn được nong đm vành hoặc đặt stent
2. Điều chỉnh rối loạn lipid máu: có khả năng phòng ngừa vả tiên phát và thứ phát bệnh ĐMV
* Chỉ định:
- BN có rối loạn lipid máu mà có tiền xử đau thắt ngực hoặc NMCT
- BN sau làm cầu nối ĐMV
* Các thuốc
- ức chế HMG-CoA: Lipitor
- Dẫn xuất fibrat: Gemfibrat(bD: Lopid), Fennofibrat(Lipanthyl)
- Nicotinic acid(BD: Niacin)
3. Các dẫn xuất nitrat
* Cơ chế:
- Làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim do gây giãn mạch làm giảm tiền gánh và một phần hậu gánh của thất trái
- Có thể làm tăng dòng máu của ĐMV do làm giảm áp lực cuối tâm trương của thất trái và làm gãin ĐMV
- Ngoài ra còn có một phần tác dụng ức chế ngưng kết tiểu cầu
* Lựa chọn thuốc
- Nitroglycerin: viên ngậm dưới lưỡi, dạng xịt: dùng theo nhu cầu
- Isosorbide Dinitrat: BD Lenitral viên 2,5mg, 7,5mg; Risordan viên 5mg, 10mg
- Isosorbid-5-Mononitrat: BD: Imdur viên nén tác dụng kéo dài 30mg, 60mg. Liều 60mg/24h
- Erythrityl Tetranitrate: BD: Cardilate
* Tác dụng phụ:
- Đau đầu: do giãn mạch não có thể giảm bớt liều khi có triệu chứng này
- Có thể gặp bừng mặt, chóng mặt, hạ HA
- Thận trọng khi uống với các thuốc giãn mạch khác. CCĐ dùng cùng Viagra
- Chú ý sự quan thuốc khi dùng nitrat liên tục kéo dài do đó cần dùng ngắt quãng
4. Thuốc chẹn beta
* Cơ chế:
- Chẹn ò1 giao cảm do đó làm giảm nhịp tim,, giảm sức co bóp cơ tim và làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim. Nó cũng làm giảm sức căng lên thành thất trái nên làm dòng máu từ thượng tâm mạc đến nội tâm mạc nhiều hơn
- Vì tác dụng chẹn ò2 giao cảm có thể gây co mạch vành nên không dùng nhóm này ở bn có co thắt ĐMV
- Các thuốc chẹn ò giao cảm sử dụng giảm tỷ lệ tử vong và NMCT
* CCĐ:
- COPD
- Nhịp chậm,c ác bloc nhĩ thất
- Suy tim nặng
- Bệnh mạch máu ngoại vi
- ĐTĐ và rối loạn lipid máu: CCĐ tương đối
* Các thuốc:
Chẹn chọn lọc beta1:
- Metoprolol: BD Betaloc viên 50mg, 100mg dùng 25-200mg/24h
- Atenolol: BD Tenomin 25-200mg/24h
- Acebutolol: BD Sectral : 200-600mg/24h
Chẹn cả beta và alpha:
- Carvedilol: BD Dilatrend viên 12,5mg và 25mg. Có tác dụng hạ áp, chữa suy tim và đau thắt ngực. Bắt đầu với 6,25mg/24 sau đó tăng liều tuỳ theo đáp ứng của bệnh nhân
5. Chẹn calci
* Cơ chế: chẹn dòng calci vào các tế bào cơ trơn mạch máu và vào tế bào cơ tim nên làm giãn mạch và có thể giảm sức co bóp cơ tim
* Các nhóm thuốc:
- Dihydropyridin: BD Nifedipin, Amlordipin: dùng khi có THA và có yếu tố co thắt kèm theo
- Benzothiazepin: BD Diltiazem viên 60mg, 30-90mg*3 lần/ngày. Không dùng ở những bn có giảm chức năng thất trái, nhịp chậm, HA thấp
- Phenylakylamin: Verapamin: BD Isoptin 120-240mg*2 lần/24h. nó có thể làm giảm co bóp thất trái, làm chậm nhịp, không dùng ở bn có suy tim, nhịp chậm , HA thấp
* Tác dụng phụ:
- Hạ HA, bừng mặt, chóng mặt, đau đầu
- Gây giảm sức co bóp cơ tim, nhịp chậm nên chống chỉ định ở bn có suy tim, nhịp chậm
6. ức chế men chuyển
- Dùng cho bn có đau thắt ngực sau NMCT hoặc bn có THA kèm theo
7. Thuốc chống gốc oxy tự do: vitamin E 400-800UI/ngày làm giảm một số biến cố tim mạch
8. Hormon thay thế: phụ nữ mãn kinh thườgn có sự giảm Estrogen do đó có thể rối loạn lipid máu làm tăngnguy cơ bệnh mạch vành và THA
- Dùng Estrogen liều 0,625mg/ngày, uống 25 ngày liên tục nghỉ 5 ngày


Câu 13. Điều trị can thiệp ĐMV:
Gồm : Nong ĐMV bằng bóng, đặt stent
* CĐ: xem CĐ chụp ĐMV
- ưu tiên: khi chụp ĐMV thấy tổn thương khu trú, không phải ở thân chung, không phải bệnh tổn thương cả 3 đm vành, chức năng thất trái tốt
* Các pp:
- Nong đm vành bằng bóng
- Đặt stent trong ĐMV
- Bào gọt mảng vữa xơ có định hướng
- Khoan mảng vữa xơ
Chú ý phải phối hợp với điều trị nội khoa tốt đặc biệt là các thuốc chống ngưng kết tiểu cẩu để phòng biến chứng tắc mạch vành cấp. Nếu có đặt stent thì nên dùng phối hợp Asperin với ticlopidin hoặc clopidogrel trước ít nhất 2 ngày sau đó kéo dài Ticlid hoặc Plavix khoảng 2 tuần thì dừng lại chỉ dùng Asperin là kéo dài mãi. Trong lúc can thiệp dùng heparin. Nếu kết quả tốt thì không dùng heparin nữa. Các thuốc ức chế TCT Gp IIb/IIIa nếu dùng phối hợp sẽ cho kết quả cao
* Phẫu thuật nối chủ- vành
CĐ: Bệnh nhiều đm vành bị hẹp(tổn thương 3 ĐMV), tổn thương thân chung, tổn thương phức tạp không phù hợp cho can thiệp mà đoạn xa còn tốt

CẤP CỨU TĂNG KALI MÁU

1. Chẩn đoán
1.1 Hình ảnh ECG
Biến đổi ECG trong tăng kali máu xuất hiện sớm khi kali máu > 5,5mmol/l. Người ta sử dụng ECG như là pp chẩn đoán sớm và theo dõi kết quả điều trị vì nó phản ánh khá nhạy bén và chính xác sự biến đổi của tăng kali máu(tuy nhiên hạ kali máu điện tim lại rất ít có ý nghĩa). Mức độ nặng của tăng kali máu biểu hiện trên ECG có 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: nhịp tim chậm, trục có xu hướng chuyển trái. Sóng T cao, nhọn, hẹp đáy cân đối( T> 2/3R trên V3-V6)
- Giai đoạn 2: PQ dài ra, QRS dãn rộng
- Giai đoạn 3: Giảm biên độ sóng P và sóng R, tăng biên độ sóng S gây ra cảm giác đảo ngược đoạn ST
- Giai đoạn 4: Nếu kali máu tiếp tục tăng sẽ dẫn đến điện tim có dạng hình sin, block bó his, hội chứng adams-stockes, rung thất và ngừng tim
Thời gian điện tim chuyển từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 có thể kéo dài nhiều giờ nhưng cũng có thể rất nhanh trong vòng vài phút. Vì vậy việc phát hiện và điều trị kịp thời tăng kali máu là rất quan trọng nếu chờ đợi kết quả XN điện giải thì thường là quá muộn

Hình ảnh ECG Kali máu tăng:

- Day 1: Nồng độ kali máu là 8.6mEq/l
- Day 2: Nồng độ kali máu là 5.8mEq/l



1.2 Điện giải đồ
Nồng đồ kali máu > 5.5 mmol/l, nếu nồng độ kali máu ≥ 6,5mmol/l thì ính mạng bệnh nhân bị đe doạ
1.3 Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện rất muộn, do đó khi có triệu chứng lâm sàng mới được chẩn đoán và xử trí thì thừơng là quá muộn
- yếu cơ, mất phản xạ, đôi khi bị liệt
- Thờ ơ, lú lẫn, tâm thần
- Ngứa, tê, dị cảm, đặc biệt hay xuất hiện ở vùng quanh miệng và chi dưới
- Nôn mửa, ỉa chảy, đôi khi bị liệt ruột
2. Điều trị cấp cứu
2.1 Nguyên tắc

- Nếu kali máu từ 5,5-6mmol/l: điều chỉnh bằng tiết chế, không đưa thêm kali vào cơ thể, tăng thải kali qua đường tiểu và đường tiêu hoá
- Nếu kali máu 6-6,5mmol/l: sử dụng thêm các thuốc làm giảm kali máu, chuẩn bị lọc máu
- Nếu kali máu ≥ 6,5mmol/l phải chỉ định lọc máu cấp cứu
2.2 Phương pháp
* Sử dụng thuốc làm giảm kali máu:
- Insulin pha vào glucose 20-30%(cứ 3-5g glucose cho 1 đơn vị insulin nhanh) truyền tĩnh mạch. Lượng glucose tối thiểu phải dùng là 50-100g. Insulin có tác dụng chuyển kali ngoại bào vào dịch nội bào, do đó làm giảm kali máu. Cần loại trừ bệnh Addison trước khi dùng insulin vì có thể gây hạ đường huyết tới mức nguy hiểm(bệnh nhân bị bệnh Addison thường có tình trạng hạ đường huyết mạn tính và tăng nhạy cảm với insulin). Không nên dùng loại dung dịch glucose quá ưu trương(40-50%) vì khi truyền tĩnh mạch sẽ gây ưu trương dịch ngoại bào nhanh, làm mất nước tế bào, do đó kali từ trong tế bào ra ngoại bào làm tăng vọt kali máu gây nguy hiểm trước khi kali máu giảm
- Bicacbonat 8,4%, dùng 50ml cho mỗi lần, tiêm tĩnh mạch. Nên chọn tĩnh mạch lớn để truyền, cần thận trọng vì có thể gây quá tải natri. Thuốc gây kìem hoá máu, có tác dụng chuyển kali từ dịch ngoại bào vào dịch nội bào làm giảm kali máu
- Thuốc kích thích beta giao cảm(đặc biệt beta 2 giao cảm như terbutaline) có tác dụng hoạt hoá bơm Natri-kali ATPase làm giảm kali máu. Người ta chưa biết liệu tăng kali máu có làm tăng giải phóng các chất kích thích beta giao cảm như khi tăng kali máu làm tăng giải phóng insulin từ tuỵ hay không. Nếu nhịp tim bệnh nhân không nhanh > 100l/p, không có tăng huyết áp thì có thể cho thuốc kích thích beta 2 giao cảm
- Calci gluconat hoặc calci clorua 0,5*1ống tiêm tĩnh mạch chậm trong 2 phút. Có thể nhắc lại sau 5 phút dưới sự giám sát của điện tim trên monitering. Calci có tác dụng đối kháng với tác dụng của tăng kali máu lên tim. Chống chỉ định tiêm calci khi bệnh nhân đang dùng digitalis
* Nếu kali máu ≥ 6,5 mmol/l hoặc kali máu tăng đã gây biến đổi điện tim giai đoạn 3,4 thì phải chỉ định lọc máu cấp cứu. Trong lúc chờ lọc máu cấp cứu vẫn phải tiếp tục dùng các biện pháp nội khoa để làm giảm kali máu, tránh nguy hiểm cho bệnh nhân
* Các biện pháp hạn chế tăng kali máu:
- Không ăn các thức ăn có nhiều kali như thực phẩm khô, thực phẩm đóng hộp, hoa quả khô, nước quả ngâm….
- Không sử dụng các thuốc có kali như penicillin potasium, kali clorua, kaleorit…
- Cắt lọc, loại bỏ các ổ hoại tử, các ổ mủ, các ổ nhiễm khuẩn
Nếu có chảy máu đường tiêu hoá cần loại nhanh máu ra khỏi đường tiêu hoá
* Các biện pháp loại kali ra khỏi cơ thể:
- Lợi tiểu thải kali: lasix tiêm tĩnh mạch, nếu lượng nước tiểu tăng sẽ giúp thải kali qua nước tiểu và nếu lượng nước tiểu đạt > 500ml nước tiểu/ngày thì nguy cơ tăng kali máu có thể được loại trừ
- Sử dụng chất nhựa resonium trao đổi ion. Đây là các hạt nhựa gắn natri khi uống vào ruột chúng nhả natri và gắn với kali không hồi phục, sau đó được đào thải theo phân ra ngoài, làm giảm hấp thu kali qua ruột. Thuốc của Pháp có biệt dược là Kayexalat dạng bột trắng, mỗi ngày uống 20-30g chia làm 2-3 lần
3. Một số điểm lưu ý
* Nguyên nhân tăng kali máu
- Bệnh nhân vô niệu: suy thận cấp, đợt tiến triển nặng của suy thận mạn, suy thận giai đoạn cuối
- Tốc độ tăng nhanh kali máu thường do các nguyên nhân nội sinh:
+ Vô niệu toan nặng( ion H trao đổi với ion K làm kali từ dịch nội bào ra dịch ngoại bào, gây tăng kali máu)
+ Tăng phá huỷ tế bào do nhiễm độc nội môi trong hội chứng ure máu cao hoặc trong cơ thể có ổ mủ, tế bào bị phá huỷ giải phóng ra kali. Chảy máu đường tiêu hoá, hồng cầu bị phân huỷ trong lòng ống tiêu hoá giải phóng nhiều kali
+ Ứ nước nội bào( Natri nội bào tăng gây chuyển kali nội bào ra ngoài)
+ Nguyên nhân ngoại sinh: do ăn các thức ăn có nhiều kali hoặc uống các thuốc có nhiều kali
* Một số yếu tố làm tăng nồng độ kali máu không phản ánh đúng tổng lượng kali trong cơ thể
- 90% tổng lượng kali trong cơ thể ở trong dịch nội bào chỉ có 10% tổng lượng kali là ở ngoại bào. Lượng dịch ngoại bào lại chỉ chiếm có 20% tổng lượng dịch cơ thể. Do đó, dịch nội bào chính là bể chứa kali khi tổng lượng kali của cơ thể không thay đổi, chỉ cần một lượng nhỏ kali từ nội bào ra ngoại bào là có thể gây tăng nồng độ kali ở ngoại bào và ngược lại. Trong điều kiện pH máu = 7,34 thì cứ tăng hoặc giảm 150-200mmol tổng lượng kali máu sẽ tăng hoặc giảm 1mmol/l
- Nhiễm toan giảm natri máu, tăng chuyển hoá protein, ứ nước nội bào. Các yếu tố trên gây chuỷen kali từ nội bào ra dịch ngoại bào làm tăng kali máu
Nhiễm kiềm, tăng natri máu, tăng glucose máu. Các yếu tố này làm chuyển kali từ ngoại bào vào nội bào làm giảm kali máu

TIM NHANH TRÊN THẤT


1. Đại cương
Tim nhanh trên thất (
Supraventricular Tachycardia)là một thuật ngữ rộng bao hàm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh có cơ chế và nguồn gốc khác nhau. Trước đây một cơn tim nhanh QRS hẹp đều xuất hiện đột ngột ở một người không có bệnh tim thực tổn được gọi là bệnh Bouveret. Ngày nay với những tiến bộ của thăm dò điện sinh lý học người ta đã hiểu được các cơ chế gây ra các cơn nhịp nhanh và từ đó đưa ra các cách phân loại cơn nhịp nhanh trên thất cũng như pp điều trị hữu hiệu nhất
2. Cơ chế của tim nhanh thất
Có 3 cơ chế chính:
- Vòng vào lại
- Tăng tính tự động
- Hoạt động cò nẩy
2.1 Do vòng vào lại
- Vòng vào lại là một vòng khép kín, trong đó xung động di chuyển liên tục để tạo ra và duy trì cơn tim nhanh
- Điều kiện để hình thành vòng vào lại: vòng vào lại có 2 nhánh có tốc độ dẫn truyền và thời gian trơ khác nhau:
+ Một nhánh có tốc độ dẫn truyền nhanh nhưng thời gian trơ kéo dài
+ Một nhánh có tốc độ dẫn truềyn chậm nhưng thời gian trơ lại ngắn
Chính sự khác nhau về thời gian trơ và tốc độ dẫn truyền này của 2 nhánh là điều kiện thuận lợi để hình thành vòng vào lại
Loại nhịp này thường được khởi phát bằng 1 ngoại tâm thu sớm. Do đến sớm, khi ấy 1 nhánh của vòng vào lại có thời gian trơ ngắn(ra khỏi thời kỳ trơ) nên xung động đi qua được, còn nhánh kia có thời gian trơ dài( chưa ra khỏi thời kỳ trơ) nên xung động không đi vào nhánh đó được. Khi xung động lan truyền hết nhánh có thời gian trơ ngắn thì nhánh có thời gian trơ kéo dài đã đủ thời gian để tái cực tức ra khỏi thời kỳ trơ và có thể dẫn truyền được xung động vì vậy xung động từ nhánh có thời gian ngắn lan truyền ngược lại nhánh có thời gian kéo dài(khi đó đã ra khỏi thời gian trơ) rồi lại quay trở lại đầu kia của nhánh có thời gian trơ ngắn tạo thành một vòng vào lại
Sóng xung động cứ di chuyển liên tục trong vòng vào lại ấy và tạo ra, duy trì cơm tim nhanh
2.2 Do tăng tính tự động: do 1 tế bào hay 1 nhóm tế bào thay đổi tăng tính tự độn, phát xung động sớm hơn nên chiếm quyền chỉ huy tim đập theo tần số của mình và tạo ra cơn tim nhanh
Trong trường hợp này cơm tim nhanh còn được gọi là do ổ ngoại vi
2.3 Hoạt động cò nẩy
3. Các loại tim nhanh trên thất
3.1 Tim nhanh trên thất(TNTT) do vòng vào lại, không có đường dẫn truyền phụ nhĩ- thất: vòng vào lại không có sự tham gia của thất.
Có 3 loại hay gặp:
- Tim nhanh vào lại nút xoang
- Tim nhanh vào lại cơ nhĩ
- Tim nhanh vào lại nút nhĩ - thất
3.2 Tim nhanh trên thất do vòng vào lại với đường dẫn truyền phụ nhĩ- thất:
3.2.1 Trong hội chứng W-P-W có biểu hiện:
- Tim nhanh vào lại nhĩ - thất chiều xuôi
- Tim nhanh vào lại nhĩ thất theo chiều ngược
3.2.2 Trong W-P-W ẩn
3.2.3 Trong hội chứng L-G-L
3.3 TIm nhanh do ổ ngoại vi: chủ yếu là tim nhanh ổ ngoại vi nhĩ và ổ ngoại vi bộ nối
Trong các loại tim nhanh thất trên hay gặp là: tim nhanh vào lại nút nhĩ thất, tim nhanh vào lại nhĩ thất với đường dẫn truyền phụ nhĩ thất và tim nhanh do ổ ngoại vi nhĩ
4. Tim nhanh vào lại nút nhĩ thất
- Là hình thái thường gặp nhất của tim nhanh kịch phát trên thất ở người lớn, chiếm 50-60% các trường hợp tim nhanh thất. Ở trẻ em nó là hình thái đứng thứ 2 sau tim nhanh vào lại nhĩ thất với đường dẫn truyền phụ nhĩ thất(trong hội chứng W-P-W)
- TNTT xảy ra do có đường dẫn truyền kép chức năng ở trong hay cạnh nút nhĩ thất mà các đường dẫn truyền này có các đặc điểm đã mô tả ở trên để có thể tạo ra 1 vòng vào lại:
+ Đường dẫn truyền chậm có thời gian trơ ngắn
+ Đường dẫn truyền nhanh có thời gian trơ dài hơn
Bình thường ở nhịp xoang xung động từ nút xoang truyền ra cơ nhĩ rồi vào nút nhĩ thất đi vào cả 2 đường dẫn truyền này xuống bó His rồi tới thất để khử cực thất. Trong trường hợp có ngoại tâm thu nhĩ khá sớm, xung động tới nút nhĩ thất do nhánh dãn truyền nhanh có thời gian trơ dài, chưa kịp tái cực trở lại để có thể dẫn truyền xung đông ngoại tâm thu nhĩ sớm này được, nên xung động không đi vào nhánh này mà chỉ đi vào nhánh có thời gian trơ ngắn(nên đã kịp tái cực và có khả năng dẫn truyền xung động). Xung động được dẫn truyền chậm chạp trong nhánh này tới đầu dưới(nơi nối vào bó His và nhánh dẫn truyền nhanh) một mặt nó đi theo bó His xuống khử cực thất, mặt khác do nhánh dẫn truyền nhanh lúc này đã ra khỏi thời kỳ trơ nên xung động từ nhánh dẫn truyền chậm đi vào và đi ngược trở lại nhĩ, đồng thời cũng đi vào lại đầu trên của nhánh dẫn truyền chậm và như vậy hình thành 1 vòng vào lại và tạo ra cơn tim nhanh vào lại nút nhĩ thất khoảng 90% các trường hợp vòng vào lại đi theo hướng chậm- nhanh như đã mô tả trên, 10% các trường hợp đi theo hướng nhanh - chậm
* Các dấu hiệu ĐTĐ của tim nhanh vào lại nút nhĩ thất:
1. Cơm tim nhanh thường khởi phát và kết thúc đột ngột, cơn có thể từ vài giây vài phút đến nhiều giờ, nhiều ngày
2. Cơn thường được khởi phát bởi một ngoại tâm thu nhĩ sớm với khoảng P'R' kéo dài
3. Tần số tim thường từ 140-220l/p và rất đều
4. P- QRS có các đặc tính hình thái của nhịp bộ nối:
- P âm ở D2, D3, aVF
- Sóng P thường chồng lên phức bộ QRS và bị che giấu bởi phức bộ QRS(không thấy sóng P) hoặc đi sau phức bộ QRS hiếm hơn P có thể đi trước QRS
5. Phức bộ QRS có thể có hình dạng bình thường(hẹp) hoặc dãn rộng do dẫn truyền lệch hướng hoặc block nhánh có từ trước
Sóng P trong một số trường hợp nhô ra ở phần cuối của phức bộ QRS tạo ra hình ảnh " giả sóng r' " pử V1 và giả sóng s ở D2, D3, aVF làm trông giống hình ảnh block nhánh phải không hoàn toàn
* Chẩn đoán phân biệt với:
- Nhịp xoang nhanh, tim nhanh vào lại nút xoang
- Tim nhanh nhĩ
- Tim nhanh vào lại nhĩ thất với đường dẫn truyền phụ
5. Tim nhanh vào lại nhĩ thất với đường dẫn truyền phụ:
- TNTT rất thường gặp ở bệnh nhân có đường dẫn truyền phụ nhĩ thất như trong hội chứng W-P-W, W-P-W ẩn, Hc L-G-L
- Cơ chế cơn tim nhanh là do vòng vào lại nhĩ thất có sự tham gia của: cơ nhĩ, bộ nối nhĩ- thất(nút nhĩ-thất-His), cơ thất và đường dẫn truyền phụ(cầu Kent). Như vậy cơn timnhanh này có sự tham gia của thất vào vòng vào lại
- Tim nhanh vào lại nhĩ thất chiều xuôi trong trường hợp này xung động đi từ nhĩ qua nút nhĩ thất- bó His, xuống thất rồi ngược trở lại nhĩ qua đường dẫn truyền phụ, rồi từ nhĩ lại đi xuống thất qua nút nhĩ thất- His: do xung động đi xuống thất qua đường dẫn truyền bình thường nên cơn tim nhanh có phức bộ QRS hẹp bình thường
- Tim nhanh vào lại nhĩ- thất chiều ngược ở đây xung động trong vòng vào lại đi theo chiều từ cơ nhĩ qua đường dẫn truyền phụ xuống thất rồi từ thất đi ngược trở lại qua His- nút nhĩ thất lên nhĩ. Do hướng đi của xung động từ nhĩ xuống thấ qua đường dẫn truyền phụ nên sự khử cực thất bất thường chậm chạp nên QRS trong cơn tim nhanh dãn rộng
- Trong W-P-W có biểu hiện trên ECG thì có tểh có 2 kiểu cơn tim nhanh này nhưng thường gặp hơn là loại vòng vào lại theo chiều xuôi
- Trong W-P-W ẩn do đường dẫn truyền phụ chỉ dẫn truyền 1 chiều từ thất lên nhĩ nên chỉ có cơm nhanh vào lại chiều xuôi điện tâm đồ ngoài cơn hoàn toàn bình thường
* Các dấu hiệu điện tâm đồ của cơn tim nhanh vào lại nhĩ thất với đường dẫn truyền phụ:
- Khởi phát và kết thúc rất đột ngột. Cơn kéo dài từ vài phút tới nhiều giờ, nhiều ngày
- Cơn có thể được khởi phát cả bởi ngoại tâm thu nhĩ và ngoại tâm thu thất sớm
- Tần số tim thường nhanh 140-250ck/p, và rất đều
- Sóng P: thường có hình dạng khác P cơ sở, vị trí thường đi sau QRS với RP < Pr, thường chồng lên sóng T làm cho sóng T có móc, có khía ở sườn
- QRS:
+ Có thể hẹp bình thường trong tim nhanh trên thất do vòng vào lại chiều xuôi
+ Dãn rộng trong TNTT do vòng vào lại chiều ngược
6. Tim nhanh nhĩ do ổ ngoại vi:
- Thường hay gặp trong những trường hợp ngộ độc digitalis
- Hay có block dẫn truyền nhĩ thất đi kèm
* Những dấu hiệu ECG của tim nhanh nhĩ:
- Sóng P' có hình dạng khác sóng P cơ sở lúc nhịp xoang
- Tần số nhĩ(P') thường từ 140-250ck/p
- Khoảng P'R' có thể ngắn lại, bình thường hoặc dài
- Phức bộ QRS: hình dạng thường hẹp bình thường
- Thường hay có block nhĩ thất đi kèm: có tểh 2/1, 3/1
7. Điều trị
7.1 Điều trị tim nhanh vào lại nút nhĩ thất:
- Do nút nhĩ thất có nhiều nhánh của dây thần kinh phế vị => điều trị cắt cơn bằng cách gây cường phế vị => chậm dẫn truyền, tăng thời gian trơ => phá vỡ vòng vào lại và cắt được cơn tim nhanh
- Các tế bào nút nhĩ thất nút xoang khi khử cực không có giai đoạn O(do dòng Na+ nhanh) ở đường cong điện thế hoạt động mà sự khử cực dựa vào dòng Ca++ chậm và Na+ chậm vào trong tế bào(giai đoạn 2) nên các thuốc chẹn calci(nhóm IV) có tác dụng tốt để cắt cơn và phòng cơn
7.1.1 Điều trị cắt cơn tim nhanh
7.1.1.1 Các thủ thuật(không dùng thuốc):
* Các thủ thuật cường phế vị:
- Động tác Valsalva: nuốt miếng thức ăn to, uống miếng nước lạnh lớn, cúi gập người thấp đầu kẹp giữa 2 đầu gối, úp mặt vào chậu nước lạnh
- Ấn nhãn cầu: bệnh nhân nhắm mắt,đặt 2 ngón tay cái hoặc3 đầu ngón tay trỏ, giữa, nhẫn lên hố mắt mỗi bên ấn từ từ tăng dần. Trong khi ấn theo dõi trên monitoring nếu cơn tim nhanh ngừng thì cùng dừng ấn ngay. Khi cơn tim nhanh ngừng sẽ có đoạn ngừng tim ngắn sau đó có thoái bộ nối hay nhịp xoang trở lại
Không dùng thủ thuật này nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh võng mạc, tăng nhãn áp...
- Xoa xoang cảnh: cần thận trọng
Không thực hiện nếu BN có ngất xoang cảnh:
- Có tiến sử tai biến mạch máu não thoáng qua
- BN nằm ngửa xoa nhẹ nhành từng bên từ 10-20s sau đó chuyển sang bên kia
- Không nên tiến hành xoa đồng thời 2 bên
Cần theo dõi ECG hoặc nghe tần số tim liên tục nếu không có monitoring vì khi cơn tim nhanh ngừng lại thì cần dừng ngay xoa xoang cảnh nếu không nhịp tim chậm quá sẽ dẫn đến ngất
Tác dụng của xoa xoang cảnh, ấn nhãn cầu sẽ tăng lên nếu BN đã được dùng digitalis trước đó
* Tạo nhịp:
máy tạo nhịp phát ra một loạt các xung động với mục đích một trong các xung động đó xâm nhập được vòng vào lại và như vậy sẽ phá vỡ vòng vào lại => cắt được cơn tim nhanh
Tạo nhịp cắt cơn tim nhành vào lại nút nhĩ thất có thể:
- Tạo nhịp vượt tần số
- Tạo nhịp dưới tần số
- Tao nhịp qua thực quản hoặc trong buồng tim
Thường được chỉ định khi các biện pháp khác không có kết quả
• Sốc điện chuyển nhịp
- Chỉ định:
+ Các trường hợp cơn tim nhanh gây truỵ tim mạch, đau thắt ngực, hoặc suy tim:c ần phải cắt cơn ngay
+ Các thuốc adenosin, verapamil có chống chỉ định hoặc không có hiệu quả
+ Các biện pháp và thuốc khác không hiệu quả
- Liều điện: bắt đầu 50-100J, khi cần tăng sẽ tăng liều điện
- Sốc đồng bộ
- Không sốc nếu có:
+ Nhiễm độc digitalis
+ Tim nhanh nhĩ bị block nghi do ngộ độc digitalis
7.1.1.1 Thuốc cắt cơn:
* Adenosin: là một thuốc có tác dụng gây cường phế vị mạnh , làm chậm dẫn truyền, gây block ở nút nhĩ thấ => phá vỡ được vòng vào lại => cắt cơn tim nhanh
- Thuốc có nửa đời sống rất ngắn < 10s và thải trừ hoàn toàn khỏi huyết tương trogn 30s nên phải tim tĩnh mạch thật nhanh (1-2s)
- Thuốc có thể gây ngừng tim ngắn vài giây hoặc nhịp chậm
- Tác dụng phụ: gây cảm giác bồn chồn khó chịu
- Liều lượng:
+ Tiêm tĩnh mạch 1 ống 6mg
+ Nếu không kết quả sau 2-3 phút tiêm liều thứ 2 hoặc thứ 3 là 12mg
Nên chuẩnbị atropin để đề phòng nhịp quá chậm(0,5-1mg tiêm tĩnh mạch)
- Chống chỉ định:
+ Những ca có hội chứng yếu nút xoang
+ Những ca đã dùng các thuốc ức chế nút xoang hoặc nút Tawara
+ Chống chỉ định tuyệt đối ở bệnh nhân hen phế quản
- Nếu sau khi tiêm BN mất tri giác cần đấm mạnh vào vùng trước xương ức BN có thể tỉnh lại
* Verapamil( Isoptin - ống 5mg): tiêm tĩnh mạch chậm 2,5mg/lần sau đó nếu cần thiết có thể tiêm thêm các liều 2,5mg/lần khi tình trạng huyết động ổn định
* Với những trường hợp chức năng thất trái giảm có thể dùng Diltiazem liều 0,25mg/kg, tĩnh mạch chậm. Thuốc này ức chế sự co bóp cơ tim ít hơn Verapamil. Những ca cho liều trên mà không cắt được cơn có thể cho liều 0,35mg/kg nếu cần thiết và sau đó truyền 5-15mg/giờ
* Digitalis: là thuốc rất có hiệu quả và an toàn nhưng cần mất vài giờ để có tác dụng
Liều: digoxin 0,5mg; Isolanide, Cedilanide 0,4mg tiêm tĩnh mạch, sau 4-6 giờ có thể cho lại nếu cần thiết hoặc sau đó 0,25-0,125mg cứ 2-4h/lần. Tổng liều 1-1,25mg/ngày
Digitalis do tác động qua sự vận chuyển các ion và gây cường phế vị nên làm kép dài thời kỳ trơ và giảm tính dẫn truyền ở nút nhĩ thất dẫn tới phá vỡ vòng vào lại của cơn tim nhanh
Với trẻ nhỏ nên dùng digitalis trước tiên như các thủ thuật cường phế vị thất bại
Nên dùng digitalis trong các trường hợp cơn tim nhanh có kèm suy tim
* Amiodaron( BD Cordarone, Sedacorone ... ống 150mg)
- Tiêm tĩnh mạch chậm: trong trường hợp cần cắt cơn nhanh nhưng chỉ dùng khi chức năng tim còn tốt, huyết động ổn định. Pha 1ống(150mg) + 20ml huyết thanh đẳng trương tiêm tĩnh mạch chậm trong 10 phút
- Truyền tĩnh mạch: 2 ống liều 5mg/kg, ở người lớn thường dùng 2 ống(300mg) pha trong 100-150ml huyết thanh đẳng trương truyền tĩnh mạch nhanh trong khoảng 30 phút. Không nên pha nồng độ tháp và truyền chậm vì hiệu quả cắt cơn thấp
- Tuy ít làm giảm sức co bóp cơ tim nhưng do dùng tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch nên có 1 số trường hợp hạ huyết áp nên cần theo dõi huyết động khi sử dụng cordarone đường tĩnh mạch
* Chẹn beta giao cảm: chỉ dùng vào hàng ưu tiên thấp, riêng Esmolol một chẹn beta giao cảm có tác dụng ngắn, liều lượng TM 500µg/kg trong 1-2 phút
7.1.1.3 Thuốc uống: tác dụng chậm
- Thuốc chẹn dòng calci:
+ Verapamil( Isoptin) 40mg * 2-3 viên//ngày
+ Diltiazem 60mg * 2-3 viên/ngày
- Digoxin 1/4mg * 1-3 viên/ngày
- Propranolol 40mg * 2-4 viên/ngày
- Cordarone 200mg * 2-4 viên/ngày
7.1.2 Dự phòng tái phát cơn:
Với những trường hợp có cơn với biểu hiện lâm sàng rối loạn huyết động nặng nền, cơn quá mau, đã bị nhiều cơn mà bệnh nhân không tự dùng các thủ thuật để cắt cơn được thì phải dùng thuốc dự phòng
- Digitalis: là thứ thuốc thứ nhất được chọn vì tiện lợi, hiệu quả tốt và rẻ tiền
- Liều digoxin 1/4mg * 1viên/ngày * 3-4 ngày/tuần
- Verapamil( Isoptin) 40mg -1viên
Có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với digitalis. Nếu dùng kết hợp với digitalis phải giảm liều digitalis vì verapamil làm tăng nồng độ của digitalis
- Ditiazem 60mg * 1-2v/ngày
- Các thuốc chẹn beta: Sotalol 80mg *1v/ngày
- Amiodaron 200mg * 1-2v/ngày
- Các thuốc nhóm IC: Propafenone( BD Rythmol 200mg; Rythmonorm viên 150mg) 150-200mg/ngày; Flecainide viên 100mg: 1viên/ngày
* Thăm dò điện sinh lý kích thích có chương trình để tại cơn và cắt cơn, đòng thời thử thuốc để lựa chọn thuốc có hiệu quả dùng phòng tái phát cơn lâu dài
* Điều trị triệt để bằng triệt bỏ đường dẫn truyền chậm bằng năng lượng sóng có tần số radio qua catheter: đây là pp điều tị rất hiệu quả, an toàn
7.2 Điều trị tim nhanh vào lại nhĩ thất có sự tham gia của đường dẫn truyền phụ
- Vòng vào lại có sự tham gia của cả bộ nối(nút nhĩ thất- bó His) và đường dẫn truyền phụ (cầu Kent) nên các biện pháp điều trị nhằm tác động phá vòng vào lại ở một trong 2 vị trí này
- Trước hết các biện pháp điều trị nhằm phá vỡ vòngvào lại nhĩ thất tại vị trí nút nhĩ thất: đó là biện pháp như trong điều trị tim nhành vào lại nút nhĩ thất đã trình bày ở trên
- Các thuốc tác động lên đường dẫn truyền phụ: làm kéo dài thời kỳ trơ, làm chậm dẫn truyền xung động ở đường phụ và phá vỡ vòng vào lại
Các nhóm thuốc gồm: Nhóm IC: Flecainide, Propafenone hoặc nhóm IA: Quinidine
- Lưu ý: các thuốc digitali, verapamil do làm rút ngắn thời kỳ trơ của đường phụ và kéo dài thời kỳ trơ, tăng mức block ở nút nhĩ thất nên nếu sau khi dùng thuốc, xuất hiện rung nhĩ thì sẽ rất nguy hiểm vì các xung động của rung nhĩ sẽ dễ dàng đi qua đường phụ xuống thất dẫn tới tần số thất nhnah và có thể gây ra rung thất vì vậy cần phải thận trọng ở những bệnh nhân này
- Triệt bỏ đường dẫn truyền phụ bằng năng lượng sóng có tần số radio qua catheter: đây là pp điều trị triệt để hiệu quả an toàn

CÁC HÌNH ẢNH ECG TIM NHANH TRÊN THẤT


Sơ đồ mô tả vị trí các ổ và cơ chế của tim nhanh kịch phát trên thất và vị trí của sóng P trong mối liên hệ với QRS. Ở tim nhanh nhĩ sóng P ở trước QRS, ở tim nhanh vào lại nút nhĩ thất sóng P lẫn vào phức bộ QRS, còn ở tim nhanh vào lại nhĩ thất với đường dẫn truyền phụ thì sóng P theo sau QRS


A- Các chuyển đạo chi của BN tim nhanh trên thất: rate = 184bpm, chú ý sự méo mó ở cuối phức bộ QRS ở đây là do có sự giả sóng S, đây là đặc điểm của loại tim nhanh nhĩ vào lại nút nhĩ thât(typ phổ biến của tim nhanh trên thất).
B- Chuyển đạo V1 của cùng BN trên: Ở đây cũng có sự méo mó ở cuối phức bộ QRS do có giả sóng r, và đây cũng là đặc điểm phổ biến của tim nhanh trên thất vào lại nút nhĩ thất


Tim nhanh vào lại nút nhĩ thất(Atrioventricular nodal reentrant tachycardia (AVNRT)):rate=140bpm, giả sóng R' trên V1


Tim nhanh nhĩ với block nhĩ thất 2:1. Tần số nhĩ 240bpm, tần số thất 132bpm


Tim nhanh kịch phát nhĩ với block nhĩ thất 3:1. Ở BN này không dùng digitalis


Tim nhanh kịch phát nhĩ với block
Ở điện tim này có 1 chu kỳ Lucican -Wenckebach( các khoảng PR dài dần tới khi bị block chỉ có sóng P mà sau đó không có phức bộ QRS đi kèm. Ở BN này cũng có nhịp tim không đều.


Tấm ảnh này đã được thu nhỏ, click vào đây để xem kích thước thực . Tấm ảnh có size 946x658KB
Tim nhanh nhĩ đa ổ.

A- BN bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ở điện tim ghi ngày 14/3 có tim nhanh nhĩ đa ổ. Nhịp tim không đều cho tới khi có cuồng nhĩ ở ECG ghi ngày 23/3
B- Điện tim của bệnh nhân nam 80 tuổi bị bệnh van 2 lá. Ở ECG này hình ảnh tim nhanh nhĩ gần giống với rung nhĩ có đáp ứng thất


Tài liệu tham khảo:
1. Thực hành bệnh tim mạch- GS, TS Nguyễn Lân Việt- NXB Y học
2. Rapid ECG Interpretation, 3rd Ed
3. Ecg Braunwald
4. ECG made easy
5. 150 ECG Problems
6. Và các tài liệu internet khác