Thứ Năm, 23 tháng 7, 2009

Bệnh vì... đứng


57% công nhân chế biến tôm được khảo sát có rốiloạn cơ xương cổ, 67,5% có rối loạn ở khuỷu tay, cẳng tay và 68,5% ởbàn tay, cổ tay. Các yếu tố nghề nghiệp như đứng ở tư thế cố định trongthời gian dài, thao tác lặp đi lặp lại, tiếp xúc lạnh ở bàn tay... lànguyên nhân của tình trạng kể trên.
Nữ công nhân chế biến thủy hải sản trong giờ làm việc - Ảnh: HOÀNG THẠCH VÂN
Những con số trên được trích ra từ nghiên cứu của nhómtác giả Ngô Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thế Công, Đỗ Anh Tuấn (Viện Nghiêncứu khoa học kỹ thuật và bảo hộ lao động) vừa được trình bày tại hộithảo quốc gia về chăm sóc sức khỏe cho người lao động hôm 22-7. Cũng từcuộc nghiên cứu này (thực hiện trên 300 công nhân làm việc ở các phânxưởng bóc tôm, phân cỡ tôm ở ba nhà máy chế biến tôm tại Hải Phòng,Quảng Nam và Đà Nẵng) có tới 92,2% công nhân làm việc trên dây chuyềnchế biến tôm có các triệu chứng đau mỏi người.
Bệnh vì đứng nhiều
Ngoài cổ, khuỷu tay, bàn tay... đau mỏi nhiều, cácvùng như thắt lưng (chiếm tỉ lệ đau 63%), vùng cổ chân, bàn chân(58,8%), vùng đầu gối, cẳng chân (41,2%) cũng gây khổ sở cho đa số côngnhân chế biến tôm... So sánh với nhóm đối chứng là nhân viên văn phòng,nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm ở cùng nhà máy, tỉ lệ mắc chứngđau cổ, vai, khuỷu tay, bàn tay, cổ tay, lưng, thắt lưng, đùi, đầu gối,cẳng chân... thấp hơn hẳn, thường ở mức 1/3 so với công nhân trực tiếpsản xuất.
Theobáo cáo của Cục Y tế dự phòng và môi trường, chín nhóm bệnh có tỉ lệmắc cao ở công nhân năm 2007-2008 là bệnh hô hấp, bệnh về mắt, bệnh cơxương khớp, bệnh về tai, bệnh về da, bệnh tim mạch, lao phổi, ung thư.Qua kiểm tra giám sát môi trường lao động, tỉ lệ cơ sở có độ ồn cao quámức cho phép lên tới 21% số cơ sở được kiểm tra, kế đó là ánh sángkhông đạt (16% số cơ sở), bụi quá mức 12,3%, hơi khí độc 6,16%, độ rung31,8%...
Lý giải lý do dẫn đến tình trạng này, nhóm tác giả chobiết công nhân chế biến thủy sản đông lạnh phải làm việc trong tư thếcố định, kéo dài liên tục trong suốt ca làm việc tám giờ, thậm chí12-14 giờ/ngày trong các tháng cao điểm của mùa vụ đánh bắt và chế biếnthủy sản. Tư thế đứng trong suốt ca sản xuất, kéo dài từ ngày này quangày khác gây cho công nhân mệt mỏi và đau nhức các bộ phận cơ thể nhưđau mỏi lưng, đau mỏi cổ, đau bắp chân... do phải sử dụng nhóm cơ gáy,cơ lưng, cơ đùi, cơ mặt sau cẳng chân để giữ thăng bằng cho cơ thể vàduy trì cơ thể ở tư thế lao động tĩnh.
Tình trạng giữ tư thế hai cánh tay gần như cố định đểthao tác bóc tôm hoặc các thao tác ít vận động hơn nhưng lặp đi lặp lạinhiều lần suốt ca làm việc cũng gây đau mỏi vai, cánh tay, cổ tay, cẳngtay, cổ và ngón tay...
“Nghỉ tích cực”
Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Lan, phó cục trưởng Cục Y tế dựphòng và môi trường (Bộ Y tế), cho biết hiện đã có 25 bệnh được xếp vàonhóm bệnh nghề nghiệp. Yếu tố gây bệnh đặc thù do nghề nghiệp, trong đócó loét da, loét móng do ngâm nước lâu. Tình trạng rối loạn cơ xươngkhớp, đau mỏi ở công nhân chế biến thủy hải sản tuy đã xuất hiện nhiềunhưng chỉ được coi là bệnh liên quan nghề nghiệp. “Bệnh liên quan nghềnghiệp khi nguyên nhân gây bệnh do cả yếu tố lao động và yếu tố cuộcsống. Ví dụ như cao huyết áp ở người nghiên cứu khoa học, bệnh tim mạchở người làm việc trong môi trường tĩnh tại. Bởi nếu không làm nghềnghiệp ít vận động hay nghiên cứu khoa học, người ta vẫn có khả năng bịcao huyết áp, tim mạch” - bà Lan nói.
Theo tiến sĩ Lan, nên tổ chức lao động khoa học, thayđổi vị trí công nhân định kỳ để tránh tình trạng lặp đi lặp lại độngtác. Mỗi công nhân nên tự chăm sóc sức khỏe bằng thay đổi tư thế đứngvà thao tác chế biến sau 1-2 giờ/lần. Hiện các nhà máy chế biến thủyhải sản vẫn cho công nhân nghỉ giữa ca, nhưng là nghỉ để ăn uống hoặcngồi nghỉ. Muốn bảo vệ sức khỏe thì nên “nghỉ tích cực”, tức tập cácđộng tác giúp thư giãn và lưu thông khí huyết trong thời gian nghỉ giữagiờ” - bà Lan khuyến cáo.
Tiến sĩ Lan giải thích thêm do nhiều công nhân hayngại ngùng nên nếu để họ tự tập thể dục giữa giờ một mình ở nhà máy thìít ai dám. Vì thế, nếu các nhà máy tổ chức tập thể dục tập thể, cóphong trào, chắc chắn công nhân sẽ thực hiện theo. Bà Lan cũng cho rằngdo bệnh nghề nghiệp thường phát tác khi người bệnh đã lớn tuổi nên chămsóc sức khỏe cho công nhân từ khi họ còn trẻ là thiết thực nhất.

Yeusuckhoe theo LAN ANH -TTO

Cần biết
Hội Đông y TP.HCM sẽ tổ chức buổi giao lưu y họcchuyên đề “Thuốc quý của Lâm Đồng” vào thứ bảy 25-7-2009, từ 8g30-11g30tại hội trường King Hall, khách sạn Kim Đô, 136 Nguyễn Huệ, quận 1,TP.HCM. Buổi giao lưu có phần tham luận của bác sĩ Lương Lễ Hoàng vềlợi ích của actisô, trà xanh và dâu tằm, nhân dịp ra mắt sách mới Viếtvì sức khỏe nhà nông của diễn giả. Vào cửa tự do.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét