Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2009

Năm mới, trắc nghiệm về 'chuyện ấy' của bạn




Nếu bạn thèm ngủ hơn thèm 'yêu', luôn lo lắng khi lựa chọn đồ ngủ... thì rõ ràng chuyện chăn gối của bạn đang có trục trặc. 5 câu trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn tìm ra rắc rối trong đời sống tình dục của vợ chồng mình.

1. Thái độ của bạn với "chuyện ấy" như thế nào?

a. Lúc nào tôi cũng thấy thiếu thốn thời gian gần chồng
b. Tôi không thỏa mãn lắm với lần quan hệ gần đây
c. Tôi thèm ngủ hơn thèm "yêu"
d. Tôi chỉ thấy ham muốn vào đôi ba ngày trong tháng

2. Mô tả về tình trạng sức khỏe của bạn hiện tại?

a. Thỉnh thoảng căng thẳng và kiệt sức
b. Đang mang bầu hoặc vừa sinh bé
c. Tôi sắp bước vào tuổi mãn kinh
d. Buồn chán

3. Nếu anh xã khởi xướng một kế hoạch "yêu" tối nay, bạn sẽ…

a. Háo hức mong chờ
b. Tắm rửa và chuẩn bị rượu vang
c. Có thích thú nhưng lại lo lắng không biết diện trang phục gì khi “lên giường”
d. Bạn muốn hủy bỏ kế hoạch này vì đau đầu

4. Nếu bạn gợi ý mà anh ấy kêu mệt, bạn sẽ…

a. Gào lớn lên rằng “Em cũng kiệt sức nhưng vẫn có thể chiều anh, sao anh thì không?”
b. Cảm thấy hụt hẫng
c. Tha thứ cho anh ấy nhưng không bao giờ quên
d. Rời "chuyện ấy" đến ngày nào đó và nhượng bộ nằm yên trong vòng tay ông xã.

5. Gần đây, anh ấy thờ ơ trong chuyện chăn gối, bạn cảm thấy:

a. Thông cảm với vấn đề sức khỏe và tuổi tác ông xã
b. Một chút buồn nhưng vẫn khó có thể chia sẻ chuyện này cùng đối phương
c. Đau đớn với suy nghĩ mình không còn hấp dẫn chồng
d. Thất vọng nhưng cũng không biết cải thiện tình hình bằng cách nào

Nếu câu trả lời của bạn phần lớn là a hoặc b: Bạn dường như khá cởi mở và thành thực trong "chuyện ấy". Chuyện chăn gối đóng vai trò quan trọng trong đời sống vợ chồng và bạn biết cách tổ chức vài bữa tiệc lãng mạn. Bạn muốn sống theo bản năng và cũng hy vọng đối phương biết cách đáp trả tương tự. Mặc dù cuộc sống có những lúc căng thẳng, stress nhưng bạn cũng tự biết cách điều chỉnh ổn thỏa sau đó.

Nếu câu trả lời của bạn phần lớn là c: Bạn cũng có khát khao yêu nhưng lại gặp khó khăn khi bày tỏ tâm tư của mình. Cảm giác thiếu hấp dẫn hoặc những lý do sức khỏe, tuổi tác khác ngăn cản ham muốn của bạn. Dù sao bạn cũng nên tin tưởng vào bản thân và hy vọng ở đối tác: Anh ấy thực sự cũng muốn làm bạn hài lòng.

Nếu câu trả lời của bạn phần lớn là d: Có vẻ như bạn rất ít ham muốn. Bạn cũng biết yêu quý bản thân và đối tác nhưng lại giảm hưng phấn rất nhiều. Tuy vậy, bạn cũng đừng quá lo lắng vì các mức độ ham muốn với mỗi phụ nữ là khác nhau. Điều quan trọng là bạn phải tìm được nguyên nhân gây ra điều này, chẳng hạn, bạn luôn stress, chán nản hay đang trong thời kỳ mãn kinh, mang thai, sinh nở... để tìm cách khắc phục.

(http://suckhoegiadinh.org theo Mevabe)


Quảng cáo:



My World Visitor Profile Map

Phụ nữ và cà phê

Phụ nữ không thường xuyên uống cà phê vẫn có thể có cảm giác phấn chấn từ một tách cà phê so với người thường xuyên dùng thức uống này.

Đây là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta (Canada), theo hãng tin UPI. Để có kết luận này, nhóm nghiên cứu đã theo dõi tác động của chất caffeine ở 10 phụ nữ uống cà phê hằng ngày và 10 phụ nữ uống khoảng 2 lần cà phê/tuần.

Các chuyên gia đã đo nhịp tim, huyết áp, mức độ tỉnh táo và khả năng thực hiện bài kiểm tra về tinh thần ở những tình nguyện viên, có độ tuổi từ 18-37. 

(http://suckhoegiadinh.org - theo Thanh niên)




Sự kỳ diệu từ quả mận

Chỉ là một loại trái cây bình dân nhưng mận vừa được các nhà khoa học Mỹ trao danh hiệu "siêu thực phẩm" sau khi thí nghiệm cho thấy chúng vượt qua trái việt quất về hàm lượng chất chống oxy hóa và phytonutrient, vốn có công dụng ngừa bệnh tật.

Báo Daily Mail dẫn kết quả nghiên cứu do Viện AgrilLife Research thực hiện cho thấy một quả mận chứa hàm lượng chất chống oxy hóa bằng với một nắm quả việt quất. Không những thế, hàm lượng phytonutrient trong mận có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến các tế bào bình thường khác. Các nhà khoa học khuyên nên ăn từ 2 đến 3 quả mận mỗi ngày, và nếu có thể thì chọn mận có màu sắc khác nhau khi ăn.

(http://suckhoegiadinh.org - theo Thanh niên)




Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2009

Nhậu tết và định mức say xỉn




Ba ngày tết nhà nào cũng có những chầu từ tưng bừng đến lai rai. Uống rượu sao cho vui mà không hại sức khoẻ là điều nói hoài không bao giờ thừa trong ngày tết. Định mức nhậu tết khá rộng, từ tưng bừng trong nhà hàng đến lai rai ngoài vỉa hè.

Sau cơn say là… bệnh

Theo giải thích của giáo sư Richard Gross ở đại học Washington (Mỹ), rượu kết hợp với các acid béo của não tạo thành một hợp chất gọi là fatty-acid-ethyl ester. Hợp chất này làm thay đổi những tín hiệu điện và hoá học trong não, dẫn đến sự thay đổi cách thức hoạt động của não. Tiến sĩ Roberta J. Pentney ở đại học Buffalo (Mỹ) cũng cho biết những tế bào não bị cồn giết chết, một số sẽ tái sinh lại bị thay đổi cấu trúc. Các nhà nghiên cứu của đại học Stockholm (Thuỵ Điển) tính toán uống một ly bia có thể làm chết khoảng 100.000 tế bào não. Trong một cơn say rượu, số lượng tế bào não chết đi có thể lên đến 10 triệu.

Uống nhiều bia rượu thường làm tích mỡ ở bụng. Lượng mỡ này làm kích hoạt các yếu tố gây tăng huyết áp, tăng đề kháng insulin, dẫn đến tiểu đường type II, gây rối loạn chuyển hoá mỡ và làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Rượu bia gây ngộ độc tế bào gan, khiến tế bào gan suy yếu và bị tế bào mỡ xâm lấn, tổ chức xơ phát triển và xơ gan do bia rượu là chuyện thường thấy. Phụ nữ có thai nếu uống rượu thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Chuyện này giờ ai cũng biết, nhưng hại như thế nào? Theo các nghiên cứu của bác sỹ John W. Olney, nhà nghiên cứu về não ở đại học Washington, lượng cồn của hai ly cocktail mà người mẹ mang thai uống cũng có khả năng làm chết tế bào não đang phát triển của thai nhi.

Chỉ có một thứ rượu được khuyến khích uống có mức độ, đó là rượu vang đỏ chế biến bằng cách lên men nho. Rượu vang đỏ chứa melatonin được gọi là “hormone gây ngủ”. Nghiên cứu của đại học Iriti Marcello (Ý) cho thấy melatonin giúp điều hoà nhịp ngày đêm, vì thế sau một ngày làm việc mà uống một ly vang đỏ sẽ giúp não thư giãn. Rượu vang đỏ còn tốt cho tim mạch, nhưng uống không chừng mực thì cồn trong vang đỏ vẫn có thể làm tổn thương từ não đến các cơ quan khác.

Chữa cháy khi xỉn

Say rượu thực chất là một dạng ngộ độc cấp tính. Vì thế dù ghét tật nhậu nhẹt của mấy ông thì chị em vẫn nên ra tay cứu vớt, nhất là khi các ông lỡ quá chén mỗi độ xuân về. Dưới đây xin giới thiệu, đặc biệt là với các bà xã, một số bí kíp có khoa học giúp giải toả hiệu quả những cơn say.

Nếu thấy “anh nhà” được bạn bè xốc nách dìu về thì việc đầu tiên cần làm là lấy hai tròng trắng trứng gà đổ vào miệng ổng. Chất albumin trong tròng trắng trứng sẽ kết tủa với cồn để cồn không thấm vào máu gây ngộ độc thêm. Dùng tròng trắng trứng còn có lợi là tạo lớp bao bọc niêm mạc dạ dày, tránh viêm dạ dày cấp. Nếu trong nhà không có trứng, bạn có thể dùng hai trái chanh tươi vắt lấy nước đổ vào miệng ông xỉn ngay. Acid citric trong chanh sẽ làm biến đổi cồn để không gây độc cho tế bào não. Với người quá xỉn, bạn có thể cho uống trà đặc, cà phê đặc. Chất tanin trong trà sẽ hấp phụ cồn, còn caffeine giúp kích thích thần kinh của người say, kẻo tế bào thần kinh cũng xỉu luôn. Bí quá, trong nhà không có gì thì có thể nấu một nồi cơm hơi nhiều nước, cơm sôi chắt lấy phần nước đặc cho uống. Nước cơm không tốt bằng tròng trắng trứng, nhưng cũng kết tủa được chừng 2/3 chất cồn trong dạ dày.

Tuyệt đối không cho uống nước có gas vì những thức uống này sẽ “dẫn” cồn vào máu nhanh hơn và sinh ra alhydrid cacbonic gây ngộ độc toàn thân.

(http://suckhoegiadinh.org - theo SGTT)


Thứ Năm, 29 tháng 1, 2009

Đặc sắc lễ hội xuân Thăng Long - Hà Nội




Múa rồng, rước kiệu, rước trâu và diễu hành trên đường phố là những tiết mục độc đáo trong số các hoạt động tại lễ khai mạc Lễ hội xuân Thăng Long - Hà Nội vừa diễn ra chiều 29/1 (mùng 4 Tết) tại công viên Lý Thái Tổ.
 

Màn múa Rồng khai mạc lễ hội tại chân tượng đài Vua Lý Thái Tổ.
Một số tiết mục ca múa nhạc mừng xuân Kỷ Sửu.
Nghi lễ rước kiệu và mô hình biểu tượng cho năm con trâu của quận Thanh Xuân.
Hình tượng ông Địa biểu tượng cho sự sung túc.
Hổ vằn, biểu tượng của sức mạnh. Một tiết mục biểu diễn của đội xã Phù Đổng.
Thiếu nữ trong trang phục dân tộc thể hiện màn múa sinh tiền.
Nghi thức quay kiệu của đội xã Phù Đổng.
Hình tượng voi xung trận của đội quận Hai Bà Trưng.

Suckhoegiadinh.org - Theo Hoàng Hà - VNE

Nhẹ bụng mà... sung sức!




Tết là thời điểm dạ dày mang gánh nặng nhất trong năm, dễ gây ra hiện tượng đầy bụng khó tiêu, mệt mỏi. Trong những ngày Tết, do thường xuyên phải đi lại nhiều, để có sức khỏe tốt, theo lương y Trần Duy Linh, nên dùng món thịt dê hay sườn non heo hầm thuốc bắc như sau: thịt dê (hoặc sườn heo) 300g, hoa kỳ sâm, bắc kỳ, thục địa, đương quy (mỗi thứ 20g), kỷ tử, hoài sơn, hạt sen (mỗi thứ 10g). Thêm vào mấy lát gừng hầm cho thật nhừ để ăn, sẽ có tác dụng bồi bổ khí huyết, bổ thận, giúp cơ thể khỏe mạnh tỉnh táo...

Ngoài ra, theo lương y Vũ Quốc Trung, những ngày Tết thường ăn uống quá nhiều (thái quá), chưa đói đã ăn, lại ăn nhiều chất ngọt (đường bột) và chất béo (thịt, mỡ)... nên dễ gây ra hiện tượng đầy bụng khó tiêu. Ngoài những biểu hiện nói trên, có khi còn dẫn đến nôn mửa mà y học cổ truyền gọi là “thương thực”, “bĩ mãn” (đầy ách), hoặc “trướng mãn” (đầy trướng). Trong ba ngày Tết, để đề phòng thương thực, đầy bụng, không nên ăn khi chưa đói.

Tùy từng trường hợp mà giải quyết. Theo lương y Vũ Quốc Trung: với trường hợp nhẹ – biểu hiện: bụng đầy, không muốn ăn, họng chua, miệng đắng có hơi thối, hăng cay... thì có thể dùng cách đơn giản như sau: cháo thần khúc sơn tra: thần khúc, sơn tra (mỗi thứ 12g), gạo tẻ 100g. Dùng vải thưa bọc lấy thần khúc nấu chung với gạo tẻ và sơn tra thành cháo, bỏ xác thần khúc, sơn tra, ăn 3 lần trong ngày có tác dụng kiện tỳ, ích vị, hành khí, tiêu thực, trị ăn uống khó tiêu, tiêu chảy.

Hoặc dùng nước táo gừng: gừng tươi 20g, đại táo 10 quả. Gừng bỏ vỏ, táo bỏ hạt, đun kỹ chắt lấy nước, uống lúc ấm mỗi ngày 2 - 3 lần. Nước này có tác dụng bổ trung ích khí, ích vị, tiêu thực, trị ăn uống khó tiêu, buồn nôn. Hay dùng “Củ cải, giấm, đường”, gồm: 1 củ cải trắng, đường cát 20g, giấm 10 ml. Củ cải tươi rửa sạch, cắt khúc, giã nhuyễn, cho đường và giấm ướp khoảng 30 phút là có thể ăn. Ngày ăn 2 - 3 lần, có tác dụng trợ tiêu, phá tích. Trị chứng ăn uống khó tiêu, nhất là ăn nhiều thịt, mỡ gây tích thực, đầy bụng.

Cũng có thể dùng gừng giấm như sau: gừng tươi cắt nhỏ 5g, giấm 1 thìa. Gừng cho vào sắc lấy nước, thêm giấm uống khi còn nóng ngày 2 lần có tác dụng kiện tỳ, tiêu thực, trị khó tiêu do ăn quá nhiều đồ tanh sống. 

(http://suckhoegiadinh.org - theo Thanh niên)


Hoạt động xã hội giảm nguy cơ mất trí

Tham gia các hoạt động xã hội có thể giảm nguy cơ mất trí. Theo hãng tin Reuters, các chuyên gia của Viện nghiên cứu Karolinska (Thụy Điển) đã tiến hành nghiên cứu trên 506 người già không bị chứng mất trí.

Sau 6 năm theo dõi, có 144 người bị chứng mất trí. Các nhà nghiên cứu Thụy Điển nhận thấy rằng ở những người tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn và ít bị stress hơn, nguy cơ bị chứng mất trí giảm đi 50%. Ước tính thế giới hiện có 24 triệu người bị mất trí nhớ và con số này được dự đoán tăng 4 lần vào năm 2040.

(http://suckhoegiadinh.org - theo Thanh niên)


Quảng bá vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung ở VN

Nguồn tin từ Cục Quản lý dược VN cho biết, Cục đã yêu cầu hai Công ty GlaxoSmithKline (nhà sản xuất vắc-xin Cervarix) và Công ty Merck Sharp & Dohme (nhà sản xuất vắc-xin Gardasil) chỉnh sửa độ tuổi chỉ định sử dụng đối với 2 vắc-xin nói trên.

Cụ thể: vắc-xin Gardasil sử dụng cho nữ lứa tuổi từ 9 - 26; vắc-xin Cervarix sử dụng cho nữ lứa tuổi từ 10 - 25 (vắc-xin này hiện hướng dẫn chỉ định tiêm cho lứa tuổi từ 10 - 55).

Cục cũng yêu cầu hai công ty điều chỉnh tên gọi 2 vắc-xin nêu trên là "vắc-xin phòng HPV gây ung thư cổ tử cung" thay tên gọi "vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung" hiện nay.

Theo ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục quản lý dược VN, việc thay đổi tên gọi này nhằm tránh tình trạng thông tin, quảng cáo không đúng bản chất của vắc-xin. Các yêu cầu này được đưa ra sau khi có kiến nghị của đoàn thanh tra Bộ Y tế hồi giữa tháng 1 vừa qua về việc thực hiện các quy trình cấp phép lưu hành hai vắc-xin này.

(http://suckhoegiadinh.org - theo Thanh niên)


Thứ Tư, 28 tháng 1, 2009

Y tế Việt Nam vượt thách thức đi lên

2008 đã đi qua để lại nhiều lo lắng. Bão lớn, động đất và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng lúc mang lại nhiều thiệt hại và đầy rẫy nguy cơ cho nhân loại. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn không ngừng phát triển và ngành y cũng thể hiện bản lĩnh của mình để bước vào một năm mới - 2009.

Đương đầu với thách thức

Dường như minh chứng cho thông điệp của Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2008 "Y tế là một trong số những lĩnh vực mà biến đổi khí hậu gây tác động nhiều nhất và hiện nay đang bị tác động", năm 2008 chứa đựng đầy những thiên tai. Mở đầu là một đợt rét đậm, rét hại kéo dài nhất trong lịch sử - 35 ngày liên tục miền Bắc luôn ở dưới mức 15oC, thậm chí dưới 10oC. Cái rét không chỉ làm thiệt hại của cải, vật chất mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Đợt mưa lũ kéo dài ở các tỉnh phía Bắc, trận mưa lụt lịch sử ở Hà Nội và các tỉnh thành lân cận một lần nữa đặt ngành y tế trước những khó khăn. Số người bệnh phải nhập viện tăng đột biến đã đưa các bệnh viện vốn hằng ngày đã quá tải lâm vào tình trạng quá tải trầm trọng. Không chỉ thiên tai, thảm họa cũng là một thách thức lớn với cộng đồng. Vụ nổ khí metan ở mỏ than Khe Chàm, Quảng Ninh vẫn còn làm nhiều người kinh hoàng... 

Những công việc vốn rất bình thường của các thầy thuốc như lắp đặt lò sưởi, quạt sưởi, lồng ấp... trong những ngày giá rét trở nên đầy ý nghĩa. Bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh vượt qua thời điểm khó khăn bởi bàn tay, nỗ lực, tâm huyết của các bác sĩ, y tá gồng mình giúp dân chống trả và phòng tránh dịch bệnh. 

Sự cộng hưởng của các bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm đưa ngành y tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn hơn nhiều. Sự trở lại của các vi khuẩn như tả, lao cùng sự gia tăng số lượng người mắc ung thư, tiểu đường, các bệnh tự miễn đã đòi hỏi các thầy thuốc phải đương đầu cùng lúc nhiều tác nhân mà không phân biệt cái khó, cái dễ.

 Tuyên truyền cách phòng bệnh cho đồng bào vùng cao.

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam ngày một nâng cao đòi hỏi những nỗ lực, đầu tư phù hợp của ngành y tế. Thực tế lại không đáp ứng được như vậy, ngân sách nhà nước (NSNN) đầu tư cho y tế có hạn, mức sống của phần lớn người dân vẫn còn thấp làm hạn chế khả năng chi trả cho các dịch vụ y tế. Tỷ lệ chi NSNN cho y tế trong tổng chi NSNN tăng không đáng kể qua nhiều năm và vẫn thấp so với nhiều nước trong khu vực và so với kiến nghị của WHO. Nếu như tỷ lệ mong đợi được cho là khoảng 10% thì thực tế NSNN mới đáp ứng được 6,1%. Bên cạnh đó, diện bao phủ BHYT vẫn còn thấp, mức đóng BHYT... cũng thấp so với chi phí dịch vụ nhưng lại khá cao so với khả năng đóng góp của người dân, một số chính sách tài chính cho y tế đã dần trở thành lạc hậu như: chính sách viện phí, cơ chế phân bổ NSNN... Hơn bao giờ, tài chính cho y tế luôn là nguyên nhân làm đau đầu các nhà quản lý.

Không chỉ là những biến động về khí hậu, cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu có những tác động không nhỏ tới ngành y tế nói chung và ngành dược nói riêng. Giá đồng euro, đồng đô-la biến động, lạm phát tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp dược lao đao. Mua không dám mua mà bán cũng phải... dè dặt. Không hoạt động thì lo sập tiệm mà càng hoạt động thì càng lỗ vốn. Thế nhưng thuốc vẫn không được thiếu, giá không được tăng đột biến bởi bệnh tật không vì khủng hoảng mà ngừng lại, người dân không vì biến động kinh tế mà phải chịu ốm đau. Một loạt các động tác ở tầm vĩ mô đã kiềm chế thành công mức tăng giá thuốc và dịch vụ y tế. Nhìn trên biểu đồ biến động của chỉ số giá tiêu dùng mà Tổng cục Thống kê đưa ra, đường biểu thị diễn biến giá dược phẩm và dịch vụ y tế luôn đi ở phía dưới đường chỉ số CPI (CPI tháng 12/2008 là 127,97 thì chỉ số của nhóm lương thực là 149,16; nhóm thực phẩm là 132,36; nhóm dược phẩm và dịch vụ y tế là 108,87). Trong tình hình biến động kinh tế, điều hành để đủ thuốc cho dân, để không làm dân kiệt quệ vì tiền thuốc chữa bệnh quả thực là một thành tích không thể không tôn vinh. 

Hệ lụy khó tránh của phát triển xã hội là khoảng cách ngày càng xa giữa giàu - nghèo, giữa nông thôn - thành thị dẫn đến sự khác biệt về tình trạng sức khỏe của người dân. Thách thức này không phải là mới mẻ nhưng lại đang có xu hướng gia tăng và làm các nhà quản lý đau đáu nghĩ suy. Làm cách nào để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi, tỷ suất chết mẹ - những chỉ tiêu sức khỏe cơ bản vẫn còn cao ở những vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa? Để trẻ em, phụ nữ, người già ở vùng nghèo được khỏe mạnh hơn, được chăm sóc chu đáo hơn? 

Khó khăn dồn lên những khó khăn. Song người cán bộ y tế đã không nao núng bởi trong trái tim và khối óc của họ có kiến thức, có kỹ năng và có lương tâm nghề nghiệp và nữa, họ còn được tiếp sức bởi sự nhiệt huyết và tâm trí từ vị Bộ trưởng của mình. Hình ảnh ông Bộ trưởng lặn lội xuống thực địa, đến với từng trạm y tế ở Tây Nguyên - vùng đất nghèo nhất, khó khăn nhất của cả ba miền khó khăn để tìm cách tháo gỡ, để có phương án đầu tư hiệu quả cho y tế cơ sở, để (nói như ông Bộ trưởng) người dân Tây Nguyên "không bị thiệt thòi". Hay lúc ông đến các bệnh viện giữa những ngày mưa ngập nước ngang người để cùng với nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân. Và trong tâm trí người lính Quảng Trị năm xưa luôn trăn trở những nghĩ suy. Từ việc làm sao để 10 năm nữa có đủ 11.600 bác sĩ cho vùng sâu, vùng xa? Làm cách nào để các bệnh viện dần bớt quá tải?... Đến cách làm thế nào để ngày một nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân? Những trăn trở đó đã trở thành Đề án 1816, thành hành động cụ thể và được ý chí hóa bởi sự đồng tâm, đồng lòng của lớp lớp các bác sĩ ở các bệnh viện tuyến TW, bệnh viện loại 1 khi họ thay nhau về nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa hỗ trợ, đào tạo cho cán bộ cơ sở nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Xã hội hóa y tế - chìa khóa của thành công

Xã hội hóa là một trong những chìa khóa đi đến thành công của ngành y tế Việt Nam và cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành năm 2008 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện xã hội hóa trong hoàn cảnh nền kinh tế đang phát triển mạnh đã khiến không ít cơ sở y tế có xu hướng lạm dụng dịch vụ để tăng nguồn thu làm hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo - nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong xã hội Việt Nam ngày nay. Đây là một thách thức lớn đối với ngành y tế trong việc muốn tăng cường huy động được nguồn tài chính cho y tế nhưng vẫn phải bảo đảm được tính công bằng trong CSSK. Tuy vậy, trong nhiều nhận định đánh giá ở nhiều góc độ, ngành y tế được cho là có công tác xã hội hóa tốt nhất, hiệu quả nhất. Có thể đánh giá đó không chỉ căn cứ vào con số 74 bệnh viện ngoài công lập với 5.600 giường bệnh hay trên 30.000 phòng khám tư hay trên 21.000 quầy thuốc tư... mà vào tỷ lệ người dân đã sử dụng khu vực dịch vụ này cũng như tiếng nói của các cơ sở y tế này trong ngành.

Đánh giá những thành tựu của một hệ thống y tế, người ta thường dựa vào những cải thiện sức khỏe người dân cho dù đó không phải cơ sở duy nhất. Và chỉ tiêu có giá trị quốc tế nhất phải nói đến là tỷ lệ tử vong trẻ em. Nếu như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Trung Quốc là những quốc gia có thu nhập bình quân cao hơn Việt Nam nhiều thì trong nhiều năm qua, mức giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi, dưới 1 tuổi của Việt Nam lại đứng đầu.

Về lĩnh vực này, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đánh giá: "Thành công của Việt Nam trong lĩnh vực y tế là điều nhiều người biết đến. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi xấp xỉ với tỷ lệ ở nhiều nước khác có thu nhập cao hơn nhiều". Chỉ số HDI - chỉ số phát triển con người trong vài năm gần đây của Việt Nam cũng ngừng được nâng cao. Riêng năm 2007/2008 chúng ta đã vượt 4 bậc để đứng thứ 105 trên thế giới. Nói một cách không chủ quan, so với các nước có cùng thu nhập, y tế của Việt Nam đã vượt xa. Thế giới đã công nhận: xét về kinh tế, Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, nhưng nền y tế thì tương đương một nước trung bình. Điều đó có nghĩa là người dân chúng ta đang được thụ hưởng một nền y tế tiến bộ hơn so với khả năng kinh tế hiện có.

Để có được những thành tựu đó, mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp đóng một vai trò quan trọng. Tính đến nay, 100% các xã phường có cán bộ y tế hoạt động; 65,1% trong số đó có bác sĩ; 93,3% có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 86,8% có cán bộ y tế thôn bản; 55% đạt tiêu chuẩn quốc gia về trạm y tế xã; 97% phụ nữ có thai được chăm sóc thai sản; 65% thực hiện khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT... Những con số khô khan mang lại những hiệu quả to lớn cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân bởi đó chính là cánh tay y tế nối dài xuống đến từng thôn bản làm những hạt nhân triển khai các chương trình y tế và chăm sóc cho từng người dân nghèo. Các chuyên gia y tế thế giới đã thực sự ngưỡng mộ hệ thống này của chúng ta "Cần phải công nhận những thành công của hệ thống cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh ở Việt Nam. Cơ cấu nhiều tầng xuống đến tận xã, phường đã giúp cho các can thiệp dự phòng đạt được mức bao phủ rộng và bảo đảm cho phần lớn dân cư tiếp cận được các can thiệp cơ bản" (Báo cáo của WB).

Hướng về phía trước

Năm 2009 là một năm đặc biệt đối với đất nước, với dân tộc - Năm thực sự hội nhập - Năm thực sự hòa đồng cùng thế giới - Năm bắt đầu thực hiện những cam kết với thế giới về các chính sách kinh tế. Đó là mở cửa, là thuế, là cạnh tranh, là thách thức và phát triển. Và cho dù thách thức có khó khăn cỡ nào, cho dù cơ hội có khó nắm bắt đến đâu, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân vẫn là trách nhiệm, là nghĩa vụ là tâm niệm của những người đeo đuổi nghề y. Và đương nhiên, để thuốc không thiếu một viên, dân không thiếu người khám chữa bệnh trong hoàn cảnh kinh tế biến động này, những nỗ lực của ngành y tế cần được phát huy cao hơn bao giờ hết. Và cũng hơn bao giờ, con người đã, đang và mãi là mối quan tâm chung, là cái đích của sự hy sinh, cống hiến, của mỗi thầy thuốc cũng như bất cứ mối quan hệ nào. Đó chính là cốt lõi, là nét nhân văn của nền y tế nước nhà. Như ai đó đã từng nói: "Hệ thống chăm sóc y tế phải như một tấm vải dệt từ rất nhiều sợi" - thế nghĩa là phải có một sự đồng bộ, thống nhất.

http://suckhoegiadinh.org theoSuckhoedoisong


Triệt phá vụ làm giả thuốc tân dược quy mô lớn

Triệt phá vụ làm giả thuốc tân dược quy mô lớn: Người bệnh lãnh đủ nếu không phát hiện kịp thời. Một vụ làm giả thuốc tân dược quy mô lớn với hàng trăm hộp thuốc tân dược giả sẽ được tiêu thụ trót lọt nếu cơ quan điều tra không phát hiện và hậu quả là người bệnh sẽ lãnh đủ. Vụ việc vừa được Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 15) Công an TP.Hồ Chí Minh triệt phá (báo Sức khỏe & Đời sống đã đưa tin trong số báo 10 ra ngày 17/1/2009).

Cảnh sát đã bắt quả tang đối tượng Mai Công Phu (56 tuổi, trú 46/1A Đô Đốc Long, phường Tân Quy, quận Tân Phú, TP. HCM) đang dùng xe gắn máy vận chuyển để đi tiêu thụ một bao ni-lon chứa hàng trăm hộp thuốc tân dược giả các nhãn hiệu: Cota xoang 28g, voltaren 50g; vỏ hộp hiệu tananil 500mg, zentel albenclazal 200mg, cezil; vỏ hộp và thuốc hiệu zumtil... Tại cơ quan điều tra, đối tượng Mai Công Phu khai nhận đã sản xuất, mua bán thuốc tân dược không có giấy phép kinh doanh. Trong các loại thuốc trên thì thuốc hiệu Cota xoang do Phu trực tiếp làm giả bằng cách mua thuốc viên có giá rẻ và mua vỏ chai đựng thuốc ở quận Tân Bình (TP. HCM) rồi lấy thuốc viên mua được bỏ vô vỏ chai làm thành phẩm, đem bán ra ngoài với giá 15.000 đồng/chai (200 viên/chai). Ngoài ra, Phu còn mua thuốc của các xí nghiệp dược trong nước sản xuất, sau đó mua vỉ có nhãn hiệu ngoại ở quận 6 (TP.HCM) rồi ép thuốc vào vỉ để trở thành thuốc ngoại, bán với giá cao kiếm lời. Như thuốc hiệu tamakan được Phu bán ra ngoài thị trường với giá 30.000đ/vỉ/10 viên, thuốc hiệu vastaren giá 30.000đ/hộp/15 viên... Việc "biến" thuốc nội thành thuốc ngoại được Phu thực hiện tại nhà số 205/38A Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM.

Qua điều tra, cảnh sát đã khám xét khẩn cấp 4 địa điểm ở TP.HCM liên quan đến hoạt động sản xuất, mua bán thuốc tân dược giả của Phu, gồm: nhà số 41/1A Đô Đốc Long, phường Tân Quy, quận Tân Phú; số 165/6B7 đường Văn Thân, phường 8, quận 6; số 30/16 đường Nguyễn Đình Thi, phường 9, quận 6; số 205/38A Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Đông, quận 7. Qua khám xét đã thu giữ số lượng lớn thuốc tân dược giả các nhãn hiệu, được đóng trong nhiều thùng carton, hàng chục bao vỏ chai, vỏ vỉ thuốc và các máy móc dùng để ép dập, sản xuất tân dược giả, gồm 1 máy dập thuốc, 1 bàn cắt, 2 máy ép vỉ thuốc, 3 máy cắt vỉ thuốc, 1 máy khoan ép khuôn, 1 máy cưa cắt vỏ chai, 5 khuôn ép vỏ chai, 22 thùng carton chứa thuốc, 38 bao đựng vỏ chai, vỏ hộp, tem, nhãn cùng nhiều nguyên vật liệu dùng để sản xuất thuốc giả. Hiện cơ quan điều tra đang truy xét các đối tượng có liên quan, kiểm kê số tang vật thuốc giả đã thu giữ, đồng thời mời đại diện các nhãn hiệu thuốc tân dược bị làm giả đến để xác định các loại thuốc trên...

http://suckhoegiadinh.org theoSuckhoedoisong


Thứ Ba, 27 tháng 1, 2009

Đêm Sài gòn mùng 2 tết lung linh




Được trang hoàng bằng hàng ngàn bóng đèn màu, khu trung tâm TP HCM trong những ngày tết rực rỡ như một bức tranh. Hàng vạn người đã đổ về đây để tận hưởng không khí đón năm mới Kỷ Sửu 2009.

Đường phố khu vực trung tâm được trang hoàng với hàng nghìn ánh đèn màu.
Không khí mùa xuân rộn ràng khắp muôn nơi.
Du khách nước ngoài cũng háo hức với Tết của người Việt.
Dòng người vui xuân đổ về thành phố vào mỗi tối...
... giữa thành phố rực sáng lung linh...
...để háo hức thưởng thức niềm vui khi xuân về...
... và duyên dáng ghi lại những khoảnh khắc đẹp.
Cầu chúc mọi điều tốt lành cho năm mới...
... cho trẻ thơ và tất cả mọi người.

Suckhoegiadinh.org - Đức Quang -VE

Không khí đón Tết âm lịch khắp thế giới




Cùng với Việt Nam, người dân tại nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Singapore, Malaysia... và cộng đồng người châu Á tại các nước phương tây đang đón chào ngày đầu tiên của năm theo lịch âm.

Bức tượng trâu khổng lồ tại Jenjarom, Malaysia, đón chào năm con trâu 2009. Ảnh: AP.
Bé trai người gốc Hoa cầm 3 nén hương đi lễ tại một ngôi chùa ở thành phố Richmond, tỉnh British Columbia của Canada. Ảnh: AP.
Pháo hoa đón chào năm mới âm lịch tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: AP.
Một phụ nữ cầu nguyện trong đêm giao thừa tại đền Khổng Tử ở Bắc Kinh. Nhiều người chọn cách lên chùa cầu nguyện vào thời khắc đầu tiên của năm mới. Ảnh: AFP.
Đám đông chen lấn nhau để cắm những que hương khổng lồ tại một ngôi chùa ở Singapore, quốc đảo có đa số dân là người gốc Hoa. Ảnh: AP.
Múa lân cầu năm mới làm ăn phát tài tại Sở giao dịch chứng khoán Philippine ở thủ đô Manila. Ảnh: AFP.
Các nghệ sĩ Trung Quốc chụp ảnh dưới những chiếc đèn lồng rực rỡ tại một ngôi chùa ở Bắc Kinh, sau suất biểu diễn mừng năm mới. Ảnh: Getty Images.
Người dân vùng động đất ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đón năm mới bằng màn múa rồng truyền thống. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đón giao thừa tại tỉnh này và thăm những người sống sót của trận thiên tai kinh hoàng hồi tháng 5/2008 từng cướp đi sinh mạng gần 70.000 người. Ảnh: Getty Images.
Người dân địa phương đổ về chùa Lung Shan ở thành phố Đài Bắc, thuộc đảo Đài Loan Trung Quốc trong ngày đầu năm mới. Ảnh: AFP.
Người dân Trung Quốc đốt pháo hoa trong đêm giao thừa tại Bắc Kinh, hòa chung không khí đón năm mới âm lịch cùng hàng triệu người khắp châu Á đêm 26/1. Ảnh: AFP.
Một người đàn ông lọt thỏm giữa rừng nến khổng lồ trong một ngôi chùa ở Jakarta, Indonesia, trong đêm giao thừa. Ảnh: Reuters.
Người đi lễ chùa đang cắm thanh hương loại cực lớn ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: Reuters.
Ngôi chùa Thean Hou ở Kuala Lumpur rực sáng nhờ hàng nghìn chiếc đèn lồng trong đêm chuyển giao giữa năm con chuột sang năm con trâu. Ảnh: AFP.
Hàng nghìn người đổ về một ngôi chùa ở Singapore trong đêm giao thừa. Ảnh: AP. Suckhoegiadinh.org

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2009

NĂM MỚI CHÚC TẾT BẠN ĐỌC




Người đẹp nhân ái không được đón Tết Kỷ Sửu cùng gia đình do phải sang châu Âu làm việc gần một tháng. Trước khi đi, Hoa hậu Việt Nam 2006 đã thực hiện một bộ ảnh đầy ý nghĩa chúc Tết mọi người.

Mai Phương Thúy
Mai Phương Thúy
Mai Phương Thúy
Mai Phương Thúy
Mai Phương Thúy
Mai Phương Thúy

Suckhoegiadinh.org theo Ảnh: Lý Võ Phú Hưng