Thứ Hai, 31 tháng 8, 2009

Ngành y tế vẫn còn bị dân than phiền

Nặng lời hoặc kiệm lời trong giao tiếp với bệnh nhân, lạm dụng xét nghiệm, vung tay kê toa thuốc đắt tiền, là những tồn đọng của ngành y.

Thực trạng được nêu lên tại cuộc họp giao ban các tỉnh thành phía Nam về công tác khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm 2009 do Bộ Y tế tổ chức ngày 29/8 tại TP HCM.

Cảnh bệnh nhân nằm co ro vì ghép giường không còn xa lạ đối với các bệnh viện. Ảnh: Cao Lâm.

Phát biểu tại buổi họp, ông Lý Ngọc Kính, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh cho rằng, dù gần 100% bệnh viện có Ban chỉ đạo thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, băng rôn thể hiện quyết tâm được treo ngay trong bệnh viện, hiện tượng đơn thư khiếu nại, góp ý về thái độ đối xử của cán bộ y tế vẫn còn. Điều này đã ảnh hưởng đến tinh thần “Lương y như từ mẫu” vốn phải là kim chỉ nam của người thầy thuốc.

Người bệnh chia sẻ với bệnh viện chật hẹp bằng cách chấp nhận nằm hành lang, miễn sao họ được đối xử tận tình. Ảnh: Cao Lâm.

Không chỉ đề cập đến thái độ gắt gỏng, kiệm lời hoặc thờ ơ phớt lờ bệnh nhân của một số cán bộ y tế, ông Kính còn dẫn ra những minh chứng cụ thể khác gây mất uy tín cho ngành như tình trạng rút ruột bảo hiểm, kinh doanh sữa trong bệnh viện với giá cao, móc mối các dịch vụ bên ngoài để trục lợi.

Riêng hoạt động kinh doanh dược, theo Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, người dân vẫn còn khổ do một số thầy thuốc lợi dụng người bệnh không hiểu rõ về thuốc hoặc luôn mang tâm lý muốn hết bệnh, đã lạm dụng kê thuốc đắt tiền để hưởng hoa hồng từ các công ty dược.

Để khắc phục tình trạng trên, ông Kính cho rằng ngành y tế của mỗi địa phương cần tăng cường kiểm tra và phạt nặng hơn nữa các trường hợp vi phạm. Riêng việc thực hiện quy tắc ứng xử, việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện quy tắc ứng xử, đồng thời tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ y tế là cần thiết.

VNE

Má mì chỉ buôn ‘gái non’

Nhu cầu xã hội hiển hiện trong cả bản năng nguyên thuỷ của loài người. Có lẽ vì thế nên nghề mại dâm sẽ mãi tồn tại nếu vẫn còn có những người đàn ông với ham muốn thoả mãn bản năng tầm thường?

Hầu hết khi quá thì, hết ‘đát’ thì cũng là lúc các cô được về ‘hưu non’. Khi ấy một cuộc mưu sinh mới lại được bắt đầu. Bằng nhiều kinh nghiệm trong những ngày sống ở nhà chứa, các cô đi săn lùng hàng mới non hơn, ngon hơn và tất nhiên là được giá và an nhàn hơn…

An nhàn hơn là bởi lúc này các cô không còn phải ‘phơi thân’ ra phục vụ khách. Chỉ cần quan sát, tìm kiếm và đào tạo, các cô có thể dễ dàng điểm mặt một số các địa chỉ ‘mật’ chuyên cung cấp gái non. Sau đó má mì lên danh sách và kế hoạch đi săn hàng. Rồi ung dung ngồi đếm tiền thu được từ lợi nhuận mà ‘hàng mới’ đem lại.

Tôi phải mất không ít thời gian thâm nhập sâu vào thế giới này. Lúc đầu chỉ đóng vai khách làng chơi, xong đến nhiều lần cũng thành quen thuộc, được tin tưởng với cái mác ‘đồng hương’ nên không quá khó để tiếp chuyện nghề với các má mì.

Tâm lý chung của các má mì là có cung ắt sẽ có cầu, làm nghề này hàng chẳng bao giờ lo ế… (Ảnh minh họa)

“Hàng thì không hiếm nhưng hàng non cũng không nhiều” - má mì Vi Hương chia sẻ. Hội ‘lái buôn’ ở đây lập hẳn một đường dây bao gồm những thành viên quá đát ‘tích cực’ để tìm đầu mối, lôi kéo, dẫn dắt ‘con kưng’ (cách họ gọi gái) trở thành gái bán dâm chuyên nghiệp.

“Quan điểm hành nghề” của các má mì là phải đón đầu, tìm kiếm các cô trẻ đẹp, cân đối, ‘đủ da đủ thịt’… như thế thì khách mới ưng, mới thích, mới được giá cao. Ngày xưa từng hành nghề nhiều nên má mì bây giờ hiểu thấu đáo nhu cầu ‘mua dâm’ của khách. ‘Chỉ đẹp thôi cũng chưa đủ, phải dâm đãng mới khiến khách quay lại đặt hàng cho những lần tiếp theo’ - Vi Hương nói thản nhiên không biểu lộ chút cảm xúc.

‘Hàng sạch’ thì dễ câu khách nên má mì có vô số chiêu ‘rửa hàng’. Vấn đề ở chỗ hàng ế nhưng vẫn phải ngon, dù hơi quá lứa, xong tân trang lại đâu vào đấy. Khách đến quán thường thường có chút men nên không quá khó để PR hàng họ, ‘đánh lừa con mắt’ những đại gia. Được chọn là một lẽ nhưng để khách hài lòng lại là nỗ lực của các cô gái bán dâm. Vì vậy, Vi Hương cho biết, ở xứ này, ai muốn hành nghề lâu cũng phải ‘yêu nghề’ và cố gắng hết mình cho công việc (?!)


…nên dịch vụ kinh doanh ‘thịt người’ cứ ngày một phát triển nơi xứ lạ (Ảnh minh họa)

Tôi rùng mình trước cái sự ‘yêu nghề’ của các cô. Chỉ vì ưa nhàn hạ mà các cô dấn thân vào chốn nhơ nhuốc này. Không biết còn bao nhiêu ‘thế hệ’ mới nữa sẽ được các má mì lôi kéo về đào tạo theo đúng ‘quy chuẩn chuyên môn’ hành nghề để tung ra thị trường thành loại hàng hóa ‘đắt đỏ’, nhưng không hề khan hiếm nơi xứ người này…

Để rồi sau khi bị “vắt kiệt sức”, các cô chóng vánh đi qua thời thanh xuân, được thả lỏng từ nhà chứa hoặc “chuyển nhượng” cho các tụ điểm tệ nạn bèo bọt khác. Quá ‘đát’ các cô lại học được kinh nghiệm từ đàn chị, đào tạo nên các lứa tiếp theo. Má mì Vi Hương tay châm thuốc, tặc lưỡi nói: ‘Làm cái nghề này không lo sợ ế hàng, đàn ông các anh lúc nào chẳng thích của lạ, có cung ắt có cầu…’. Tôi nghe mà thấy đắng ngắt nơi cổ họng, nghĩ về kiếp hồng nhan!!!

Theo eva

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2009

Bảo hiểm vì người bệnh hay vì bảo hiểm?

Một lần nữa cánh cửa bảo hiểm đã không rộng mở với những bệnh nhân đi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm vì những quy định ngặt nghèo. Nhiều khi tôi tự hỏi không biết bảo hiểm y tế vì người bệnh hay vì cơ quan bảo hiểm y tế?

Không chỉ bảo hiểm y tế của Nhà nước mà bảo hiểm y tế tư nhân cũng gây khó cho bệnh nhân bằng nhiều đòi hỏi vô lý. Một trong những yêu cầu vô lý mà chúng tôi thấy đó là bảo hiểm luôn yêu cầu bệnh nhân nộp phim X-quang, MRI hay CT Scan để giải quyết hồ sơ bảo hiểm. Hồ sơ bệnh nhân là riêng tư, chỉ có bệnh nhân và chính bác sĩ điều trị biết bệnh tật của bệnh nhân. Đã có những vụ kiện cáo liên quan đến việc tiết lộ bệnh tật của bệnh nhân cho người thứ ba.

Mặt khác các kết quả xét nghiệm, phim ảnh của bệnh nhân cần được lưu trữ trong hồ sơ của bệnh nhân nhằm mục đích phục vụ chẩn đoán, điều trị và cung cấp các tóm tắt bệnh án khi bệnh nhân có yêu cầu. Giấy ra viện của bệnh nhân chính là giấy có giá trị pháp lý ghi lại chẩn đoán, phương pháp điều trị của bệnh nhân và là cơ sở để bảo hiểm thanh toán chi phí viện phí. Việc cơ quan bảo hiểm đòi phim ảnh nhằm hoàn tất hồ sơ bảo hiểm gây khó khăn cho bệnh nhân.

Nếu cơ quan bảo hiểm nghi ngờ việc gian lận điều trị hay muốn xác định quá trình điều trị của bệnh nhân thì có thể yêu cầu bệnh viện cung cấp tóm tắt bệnh án làm bằng chứng, và việc này phải do cơ quan bảo hiểm tự làm chứ không thể bắt bệnh nhân làm.

Người dân diện bảo hiểm y tế chờ khám bệnh tại Bệnh viện Q.Bình Thạnh, TP.HCM -Ảnh: T.T.D.

Trở lại với bảo hiểm y tế nhà nước, việc đồng chi trả gần như là biện pháp bắt buộc để tránh bội chi. Thế nhưng những quy định về tuyến điều trị, quy định mức chi trả từng bệnh viện khác nhau khiến mọi việc trở nên rối rắm. Tại sao không quy định mức chi trả theo từng loại bệnh? Bệnh nhân có thể tự chọn bệnh viện điều trị, phần dư ra do chính bệnh nhân chi trả. Chúng tôi đã từng chỉ ra rằng việc quy định về tuyến cũng không ổn.

Với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện và kỹ thuật điều trị mới tiên tiến, nhiều bệnh viện tuyến thấp đã vượt qua tuyến trên trong một số lĩnh vực điều trị, một số bệnh viện tư hay bán công đã qua mặt các bệnh viện tuyến cuối trong các lĩnh vực điều trị. Thế nhưng các bệnh viện này không thể điều trị cho bệnh nhân cũng như bệnh nhân không thể đến bệnh viện mình tin tưởng để điều trị vì họ không nhận được giấy chuyển viện của bệnh viện nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu do bệnh viện họ muốn đến khám không nằm trong tuyến.

Quy định về số ngày nghỉ sau khi người bệnh đã điều trị cũng gây rất nhiều phiền hà, đặc biệt với bệnh nhân ở tỉnh xa. Chẳng hạn bệnh nhân mổ tái tạo dây chằng chéo trước ở gối ít nhất phải đi nạng trong vòng bốn tuần nhưng bác sĩ chỉ được phép cấp giấy nghỉ 10 ngày. Sau đó cứ 10 ngày bệnh nhân phải đi xin giấy khác. Tại sao không để cho chính bác sĩ phẫu thuật quyết định thời gian nghỉ, thời gian tập luyện sau mổ ngay trong phần giấy xuất viện?

BS TĂNG HÀ NAM ANH

Khó chuyển viện

Khi bị bệnh nặng, tâm lý của người bệnh và gia đình thường muốn tìm đến bệnh viện có chuyên môn cao để điều trị. Trong khi đó, bệnh viện nơi bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh ban đầu không cho chuyển viện vì cho rằng bệnh viện có khả năng điều trị cho bệnh nhân. Thực tế cho thấy nhiều bệnh viện đa khoa nơi bệnh nhân đăng ký khám bệnh ban đầu có khoa điều trị chuyên nhưng vẫn không bằng các bệnh viện chuyên khoa. Chẳng hạn bệnh viện nơi bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh ban đầu có khoa mắt nhưng bệnh nhân tiểu đường bị bệnh về mắt vẫn phải đến bệnh viện chuyên về mắt để được điều trị tốt hơn. Trường hợp này, bệnh viện nơi bệnh nhân đăng ký khám bệnh ban đầu không cấp giấy chuyển viện thì bệnh nhân phải bỏ tiền túi chữa bệnh, dẫu đã đóng bảo hiểm y tế bao nhiêu năm trời.

ĐINH PHONG

Cách rửa tay phòng cúm A/H1N1

Rửa tay giúp ngăn ngừa cúm và nhiều bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vì thế, nếu bạn rửa tay thường xuyên và đúng cách, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh cho chính mình.
Một nghiên cứu tiến hành cho trẻ rửa tay khi chúng đến trường, rửa tay trước và sau khi ăn, cuối cùng rửa tay trước khi rời trường học về nhà. Sau một tháng thực hiện việc rửa tay thường xuyên như vậy đã thấy số trẻ nghỉ học do cảm cúm giảm 24% so với trẻ không rửa tay thường xuyên, đặc biệt số ngày ốm do rối loạn tiêu hóa của trẻ cũng giảm 51%.
Như vậy, việc rửa tay cho trẻ ở trường hay ở nhà là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt ngăn ngừa nguy cơ nhiễm cúm A/H1N1. Cần phải dạy cho trẻ thói quen rửa tay khi từ trường về nhà, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đùa hay vuốt ve các con vật nuôi trong nhà như chó, mèo…

Khi rửa tay cần theo ba bước:

- Dùng nước sạch và ấm (nếu trời lạnh).

- Xát xà phòng và xoa sát hai bàn tay ít nhất 10 đến 15 giây, sau đó rửa hết xà phòng bằng nước sạch.

- Chú ý rửa tất cả các bề mặt da như lòng bàn tay, mu bàn tay, cổ tay, các ngón tay, móng tay và khe móng tay.

Các nghiên cứu khoa học gần đây cho biết rằng rửa tay thường xuyên bằng xà phòng còn hiệu quả hơn dùng thuốc trong việc ngăn ngừa các bệnh do virus gây ra như như cúm, bệnh SARS, viêm gan A, viêm ruột cấp tính...

Các vi khuẩn như salmonella, campylobacter và norovirus có thể truyền trực tiếp từ người này qua người khác theo con đường bắt tay. Có tài liệu còn cảnh báo rằng bạn có thể chia sẻ cho nhau những nụ hôn chứ đừng nên bắt tay nhau.

Mầm bệnh có ở khắp mọi nơi như nắm cửa, lan can cầu thang, túi xách hay các vật dụng khác ở cơ quan hay ở nhà. Mầm bệnh đi vào tay bạn khi tay bạn tiếp xúc với những vật dụng này và đi vào cơ thể khi bạn đặt ngón tay vào miệng. Khi bạn chế biến thức ăn, mầm bệnh sẽ từ tay bạn nhiễm vào thức ăn nếu bạn không rửa tay trước đó.

Cắt đứt chuỗi truyền bệnh nói trên phụ thuộc vào việc bạn có rửa tay hay không và rửa tay có sạch hay không.

Để kiểm tra việc rửa tay đã sạch hay chưa, người ta dùng một loại kem có thuốc nhuộm vô hại thoa lên da tay, kem sẽ phát mầu sáng xanh lục khi được chiếu tia cực tím. Sau khi thoa kem lên tay rồi rửa tay bằng xà phòng và rửa hết xà phòng bằng nước sạch, dùng đèn cực tím chiếu vào tay, nếu trên da tay không còn chỗ nào phát mầu xanh lục thì có nghĩa là tay đã được rửa sạch, ngược lại là tay rửa chưa sạch.

Bằng cách kiểm tra trên người ta thấy rằng nhiều người rửa tay chưa sạch, dù đã rửa bằng xà phòng. Thông thường sau khi xát xà phòng, người ta chỉ xoa sát hai lòng bàn tay mà quên các ngón tay, móng tay và phổ biến là xoa sát không đủ 10 đến15 giây.

Thủ phạm gần gũi của cúm A/H1N1 và một số bệnh truyền nhiễm khác bắt đầu từ bàn tay. Vậy hãy phòng nhiễm các bệnh đó từ chính bàn tay của bạn.
Theo NNVN

Sinh con khi cao chưa đầy một mét

Chỉ cao bằng một bé gái 6 tuổi, Karina White, 33 tuổi, trở thành người phụ nữ nhỏ nhất nước Anh sinh con dù bác sĩ từng khuyến cáo việc mang thai có thể giết cô.

Khi nhìn thấy Karina đẩy xe nôi đưa con đi dạo trên đường, nhiều người tỏ ra lo lắng vì cho rằng cô còn quá trẻ để có thể chăm sóc một em bé. Họ đã rất ngạc nhiên khi nhìn gần khuôn mặt cô và nhận ra mình đã lầm.

Paul và Karina có một gia đình hạnh phúc dù bé Freya có thể sẽ giống mẹ. Ảnh: Dailymai.

Trang Dailymail đưa tin, Karina không cao hơn một đứa trẻ 6 tuổi bình thường, nhưng cô là một người phụ nữ đã trưởng thành. Các bác sĩ nghĩ cô không thể mang thai vì họ không tin rằng thân hình nhỏ bé của cô sẽ đủ chỗ để chứa một em bé. Nhưng ở tuổi 33, cô đã đánh đổi mạng sống của mình để được làm mẹ.

"Tôi thấy hạnh phúc vì có bé gái Freya và bé thực sự khỏe mạnh. Dù lúc mới sinh bé, tôi cũng rất lo lắng, liệu bé sẽ phát triển như bao đứa trẻ bình thường khác hay lại nhỏ bé như mẹ", Karina cho biết.

Thực tế, Paul, chồng cô cũng chỉ cao hơn một mét rưỡi và khi một tuổi, con gái họ, Freya trông vẫn giống như em bé mới sinh. 50% khả năng cô bé sẽ thừa hưởng gene của mẹ. Dù vậy, vợ chồng cô không quan tâm đến điều đó và hy vọng bé Freya cũng sẽ vô tư như thế.

"Mọi người đều khác nhau và tôi không nghĩ thấp là một khuyết tật. Mặc dù tôi bị bạn bè trêu chọc ở trường, nhưng tôi vẫn luôn yêu cuộc sống, vẫn có một công việc và không có lý do gì để phàn nàn", Karina tâm sự.

Với Karian, việc có bé Freya là một điều tuyệt vời. Vì trước đó, cô thậm chí không nghĩ rằng mình có thể lấy chồng cho đến khi cô gặp Paul năm 1995 và mọi thứ bắt đầu thay đổi.

VNE

Người mẫu Playboy xứ Hàn trở lại thật “nóng” trên Maxim

Người mẫu Playboy đầu tiên của xứ Hàn Lee Pani xuất hiện trong bộ ảnh khá “nóng” trên tạp chí Maxim (Hàn Quốc), số tháng 9/2009. Lee Pani vừa có một thời gian dài “ở ẩn” để chuẩn bị cho kế hoạch phát hành album ca nhạc.

Lee Pani gia nhập làng người mẫu ảnh của Hàn Quốc từ khi còn trẻ nhưng cô chỉ thực sự nổi tiếng vào năm 2006 sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi tìm kiếm người mẫu của tạp chí Playboy tại Hàn Quốc. Sau chiến thắng bất ngờ này, Lee Pani còn có cơ hội tới Mỹ, học tập và tham gia show chụp hình quảng cáo cho cúp bóng đá thế giới tại Đức năm 2006.

Năm 2007, Lee Pani tuyên bố lập gia đình với bếp trưởng của một quán ăn Nhật Bản. Kể từ khi kết hôn, Lee Pani quyết định rút khỏi sàn diễn, quay về chăm lo hạnh phúc gia đình. Sau 18 tháng chung sống với người đàn ông họ Cho này, Lee Pani tuyên bố đệ đơn ly dị. Đầu năm 2009, báo giới Hàn Quốc đưa tin, người đẹp này quyết định sẽ thử sức trong lĩnh vực ca hát.















Mi Vân

Áo tứ thân đẹp nhất Hoa hậu Siêu quốc gia 2009

Chiếc áo tứ thân kèm nón quai thao Bắc bộ đã giúp đại diện VN Chung Thục Quyên thắng giải Trang phục truyền thống tại cuộc thi Miss Supranational. Kết quả được công bố vào 28/8.

Lần đầu tiên, người đẹp Việt Nam vinh dự được công nhận với bộ trang phục dân tộc trong một cuộc thi nhan sắc thế giới. Mạnh dạn lựa bộ áo tứ thân chứ không phải áo dài đem tranh tài đã giúp Chung Thục Quyên giành danh hiệu. Cô chia sẻ: "Đây quả là giây phút vui và khó quên. Sau khi nhận giải, tôi không sao ngủ được".

Chung Thục Quyên và Miss Albania nhận giải trong tối 28/8. Ảnh: GB.

Nói về lựa chọn táo bạo này, Quyên cho biết, đây chỉ là ý định làm mới một chút của cô, bởi trước giờ thế giới vốn quen trang phục truyền thống VN qua hình ảnh chiếc áo dài. Tuy nhiên, đại diện VN vẫn ưu tiên chọn áo dài để xuất hiện trong nhiều hoạt động sắp tới.

Ý tưởng làm mới giúp Chung Thục Quyên thành công. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Ý tưởng làm mới giúp Chung Thục Quyên thành công. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Trong ngày 28/8, ngoài Chung Thục Quyên của VN, thí sinh Albania cũng được trao giải Tài năng. Điểm khác biệt của Hoa hậu Siêu quốc gia so với các cuộc thi khác là hai phần thi phụ vừa qua không trao giải á quân. Chỉ có người đẹp chiến thắng được vinh danh.

Ngày 30/8, các thí sinh sẽ tham gia các hoạt động đấu giá từ thiện. Đại diện VN giới thiệu bộ áo dài tơ tằm thêu rồng của nhà thiết kế Thuận Việt.

VNE

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2009

Viêm phổi do vi khuẩn thông thường cũng có thể tử vong

Sau bốn ngày ho sốt, bé Hải (3 tuổi) nhà ở Đồng Nai đột nhiên khó thở. Nghi cúm H1N1, các bác sĩ làm xét nghiệm, tuy nhiên kết quả sau đó cho thấy, bệnh nhi bị viêm phổi cấp do nhiễm một loại vi khuẩn thông thường.

Nhiều trẻ bị suy hô hấp cấp, thậm chí tử vong chỉ vì viêm phổi. Ảnh: Thiên Chương.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai, bé Hải mê man và không thể tự thở, các bác sĩ cấp cứu tích cực nhưng phải đến sau 7 ngày nằm viện, bệnh nhi mới bắt đầu bình phục. Các bác sĩ nhận định, loại vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây bệnh cho Hải vốn tồn tại trong cộng đồng và nguy hiểm không kém H1N1 nếu người bệnh chủ quan.

Cũng ho, sốt, khạc đàm, sau 4 ngày phát bệnh, ông Hòa, 52 tuổi ngụ tại quận Tân Phú, TP HCM, vào bệnh viện trong tình trạng khó thở do suy hô hấp. Chẩn đoán hình ảnh cho thấy phổi của bệnh nhân trắng xóa do tổn thương. Nghi cúm H1N1, bệnh viện lập tức được cách ly để điều trị cúm, tuy nhiên kết quả sau đó cho thấy, người bệnh chỉ bị viêm phổi do vi khuẩn thông thường.

Giải thích các trường hợp trên, các bác sĩ chuyên khoa hô hấp cho biết, thực tế cho thấy, từ khi chưa có dịch H1N1, những trường hợp viêm phổi trong cộng đồng tương tự đã xảy ra và nếu chủ quan không điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong còn cao hơn cúm H1N1.

Thống kê của Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, cho thấy, hiện tượng nhiễm khuẩn hô hấp rất thường gặp ở trẻ em, nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Mỗi năm, một trẻ có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp từ 3 đến 5 lần. Nếu chủ quan không điều trị, bệnh có thể nặng và gây viêm phổi.

Tiến sĩ Trần Văn Ngọc, Phó chủ tịch Hội hô hấp TP HCM, cho hay, “biến chứng viêm phổi thường khiến màng phổi có mủ, xơ phổi, dãn phế quản. Nặng hơn bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng huyết, viêm màng não, nhiễm trùng cơ quan ngòai phổi như gan, thận, lách, suy hô hấp và tử vong”.

Cũng theo ông Ngọc, với viêm phổi do vi khuẩn (tức không phải do virus H1N1 hay H5N1 gây ra), người bệnh có thể được điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên nếu tự điều trị, điều trị không đúng thuốc sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn cả vẫn là việc người bệnh chủ quan chủ quan trước các triệu chứng ho sốt kéo dài. Một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm phổi do vi khuẩn thông thường trở nên nguy hiểm là do các biểu hiện lâm sàng không quá rõ ràng.

Để phòng bệnh viêm phổi, tiến sĩ Ngọc, việc giữ gìn sức khỏe tốt, uống vitamin C, ăn uống đủ chất là rất cần thiết bởi sẽ tạo cho cơ thể sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Còn theo bác sĩ Trần Anh Tuấn, khoa hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1, kiểm tra nhịp thở tại nhà có thể phát hiện chứng viêm phổi ở trẻ. Trẻ viêm phổi sẽ có nhịp thở nhanh hơn trẻ bình thường. Nhịp thở nhanh được tính như sau: Với trẻ dưới 2 tháng tuổi là 60 lần trên phút; từ 50 lần/phút trở lên ở trẻ từ 2 đến 11 tháng và 40 lần/phút trở lên ở trẻ 12 tháng - 5 tuổi. “Dấu hiệu thở co lõm lồng ngực cho thấy bệnh đã nặng, cần nhập viện ngay để điều trị ngay” bác sĩ Tuấn nói.

Riêng việc điều trị, để tránh biến chứng, theo các bác sĩ, phụ huynh cho trẻ uống kháng sinh thích hợp đúng cách, đủ liều và đủ thời gian. Với người lớn, nhất là người cao tuổi, khi thấy triệu chứng ho, sốt kéo dài, khó thở thì nên đi khám tại các cơ sở y tế.

VNE

Không thể kiểm tra chất lượng 100% sản phẩm sữa

Phần lớn người tiêu dùng lựa chọn sữa cho con theo quảng cáo. Ảnh: Hoàng Hà.

Việc lấy mẫu xét nghiệm cũng chỉ thực hiện với một số tiêu chỉ cơ bản như: đạm, chất béo, đường, các chỉ tiêu về vi sinh..., chứ không thể kiểm tra được tất cả các chỉ tiêu trong sản phẩm sữa.

Thông tin được ông Hoàng Thủy Tiến, Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra trong một buổi tọa đàm về chất lượng sữa tổ chức sáng qua tại Hà Nội.

Cũng theo ông, sữa là một trong những mặt hàng có rất nhiều tiêu chí về chất lượng. Việc kiểm tra được tất cả các tiêu chí là rất khó, các nước khác không làm được và Việt Nam cũng vậy.

"Thực tế, hiện nay chúng ta không thể kiểm tra chất lượng tất cả 100% sản phẩm sữa, đặc biệt là sữa nhập ngoại. Vì mặt hàng này vô cùng phong phú, hàng trong nước, hàng nhập ngoại theo cả con đường chính ngạch và tiểu ngạch. Tuy nhiên, chúng ta đang làm rất tốt công tác hậu kiểm", ông Tiến cho biết.

Tiến sĩ Hồ Tất Thắng, Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay là liệu hàm lượng dinh dưỡng trong sữa như thế có phù hợp với sự phát triển của trẻ em Việt Nam, với từng độ tuổi không? Nhiều công ty nước ngoài quảng cáo cho chất này, chất kia vào để tăng chiều cao, cân nặng, trí thông minh..., nhưng có thật trong sữa có những chất này không?.. là những nghi vấn chưa có giải đáp, bởi chỉ tiêu chất lượng là do doanh nghiệp tự công bố, còn các cơ quan nhà nước chỉ lấy mẫu xét nghiệm khi có khiếu kiện.

Trong khi đó, người tiêu dùng muốn mang sản phẩm sữa đi xét nghiệm, nhưng lại không biết lấy mẫu như thế nào mới đúng quy định, bao nhiêu mẫu thì đủ. Việc xét nghiệm một tiêu chí rất tốn kém, càng xét nghiệm nhiều tiêu chí thì càng tốn kém. Người tiêu dùng không có khả năng tài chính để làm điều này.

Cũng theo ông, người tiêu dùng luôn yếu thế hơn các cơ sở kinh doanh, sản xuất sữa, về việc được cung cấp thông tin, giá cả. Thực tế, họ có quyền được cung cấp thông tin, nhưng những thông tin họ nhận được đang gây ngộ nhận, làm họ thích dùng hàng ngoại. Người tiêu dùng cũng có quyền lựa chọn sản phẩm, nhưng vì có tiếp thị, quảng cáo sữa trong trường học, bệnh viện mà vô hình chung họ không có quyền này. Vì một khi trẻ đã quen uống một loại sữa thì sẽ rất khó để thay đổi.

Sắp tới hội người tiêu dùng sẽ cùng với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức các đợt lấy mẫu xét nghiệm các loại sữa bột, sản xuất trong nước và nhập khẩu về các tiêu chí mà nhà sản xuất công bố.

Buổi tọa đàm do Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

VNe

Sự sống thần kỳ của cậu bé 10 tuổi

Bé Oscar 10 tuổi giờ đã có thể sống cuộc sống bình thường. Ảnh: BBC.

Hai lần mắc bệnh máu trắng, 3 lần cấy ghép tủy xương và 5 lần xuất huyết não cũng không quật ngã được cậu bé Oscar Parry.

Bác sĩ cho biết thật "kỳ diệu" là cậu bé vẫn sống, trở lại trường học cũng như đang tham gia gây quỹ cho bệnh viện đã cứu sống cậu.

Oscar ra đời với hội chứng gene có tên gọi Noonan, khiến cho trái tim của em trở nên yếu ớt và cơ thể nhỏ bé hơn một chút so với tuổi thực, trang BBC đưa tin.

Các bác sĩ cho rằng đó chỉ là phản ứng phụ, nhưng không ai biết rằng hội chứng này khiến cậu bé rất mẫn cảm với bệnh máu trắng (bạch cầu), và ở thời điểm lên ba, Osar đã bị bệnh ung thư bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính - một trong những dạng phổ biến nhất của căn bệnh này.

Cậu bé được chữa chạy với liều hóa trị thấp, và tỏ ra có hiệu quả. Tuy nhiên, 3 năm điều trị đã khiến cho hồng cầu trong máu xuống thấp và Oscar tiếp tục bị chẩn đoán một dạng bệnh ác tính hơn, nguy hiểm hơn, và chỉ có thể chữa khỏi bằng một ca ghép tủy.

Sau ba tháng chờ được người hiến phù hợp, cậu bé được thực hiện ca ghép tủy đầu tiên. Nhưng hồng cầu trong máu vẫn ở mức thấp, và bác sĩ quyết định cắt bỏ lá lách (cơ quan có tác dụng phá hủy hồng cầu già). Ca mổ dường như có hiệu quả.

Song, ngay khi vừa trở về nhà, bệnh ung thư bạch cầu đã trở lại, dữ dội hơn, và một lần nữa người ta phải tiến hành phẫu thuật cho cậu bé.

Bác sĩ của Oscar ở Great Ormond Street, Paul Veys cho biết cơ hội sống lần này của cậu bé chỉ là 10%. Và đó cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất với gia đình.

Cuộc chiến với bệnh tật của Oscar chưa dừng lại ở đó. Cơ thể cậu bắt đầu xuất hiện hiện tượng thải ghép mãnh liệt, trong đó các tế bào ghép lạ tấn công cơ thể của chính người bệnh.

Hiện tượng này thường gặp đối với các ca cấy ghép, nhưng với Oscar thì nghiêm trọng hơn nhiều vì cậu bé rất ốm và phải nằm nhiều tuần trong khu chăm sóc đặc biệt vì nhiễm trùng.

Để giảm bớt hiện tượng thải ghép, bác sĩ lại phải tắt hoạt động của các tế bào lạ, và thực hiện ca cấy ghép thứ ba để bổ sung những tế bào được biệt hóa. Oscar là em bé đầu tiên ở Anh được điều trị theo liệu pháp này.

Sau những lần phẫu thuật và trị liệu liên tiếp, Oscar bị ngừng lớn tạm thời và răng cậu bé không thay lại khi rụng đi.

Nhưng mọi việc đã bắt đầu cải thiện, và giờ đây ở tuổi lên 10, Oscar tự hào rằng cậu vẫn cao hơn đứa em trai 4 tuổi của mình.

"Chúng tôi trở về nhà vào tháng 6/2007 và không trở lại bệnh viện kể từ đó. Hệ miễn dịch của thằng bé hiện hoạt động với công suất 70%", mẹ bé cho biết.

Cậu bé cũng đã trở lại trường học và vui thích với mọi thứ ở đó. Các bác sĩ coi cậu là một ngôi sao nhỏ.

VNE

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2009

Thêm nhiều học sinh nhiễm cúm A/H1N1

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, ngày 25-8 tại TP.HCM có hai học sinh của Trường THPT Lương Văn Can (Q.8) bị nhiễm cúm A/H1N1, đang được điều trị tại Bệnh viện Q.8.

Hai học sinh này trước đó đã được phát hiện nhiễm cúm tại nhà. Ngoài ra, tại Trường THPT tư thục Nam Mỹ (P.5, Q.8) có một học sinh bị cúm A/H1N1 đang được điều trị ở bệnh viện.

Kết quả xét nghiệm một số mẫu bệnh phẩm của học sinh Trường THPT dân lập Nguyễn Khuyến (cơ sở 3A và 3C, Q.Tân Bình) chiều 25-8 đã xác định có khoảng 3-4 em nhiễm cúm A/H1N1 (trước đó trường có 34 học sinh bị sốt).

Tại Trường dân lập Thanh Bình (Q.Tân Bình) ghi nhận có thêm hai học sinh (đã được cho nghỉ về nhà tại Lâm Đồng) bị nhiễm cúm A/H1N1, nâng tổng số học sinh bị cúm tại trường lên chín ca. Ngoài ra, tại Trường THPT dân lập Hữu Hậu (đường Nguyễn Sĩ Sách, P.15, Q.Tân Bình) có bốn học sinh bị sốt. Cơ quan y tế Q.Tân Bình đã đến tận trường để khám sàng lọc, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm...

* Hôm qua Sở Y tế Hà Nội cho hay có một bệnh nhân nghi nhiễm cúm A/H1N1 ở tòa nhà cao tầng trên đường Hàn Thuyên, Hà Nội. Đây là tòa nhà cao tầng thứ 4 có ca mắc hoặc nghi mắc cúm A/H1N1. Sở Y tế Hà Nội đã giám sát cả nơi ở và nơi làm việc của bệnh nhân này. Hôm qua 25-8, có thêm 69 người mắc cúm A/H1N1, nâng tổng số ca mắc ở VN đến nay là 2.142 trường hợp.

L.TH.H. - L.ANH-TTO

Phòng nhiễm độc chì ở trẻ em

Dễ nhiễm, khó phát hiện, biến chứng nguy hiểm, chính vì vậy nhiễm độc chì ở trẻ em rất đáng sợ.

Trẻ em quanh quẩn khu vực cha mẹ vá lưới (có nhiều hạt chì) cũng có nguy cơ bị nhiễm độc chì - Ảnh: N.C.T.

Để phòng ngừa hiệu quả nhiễm độc chì chỉ riêng nỗ lực cá nhân không đủ. Cần phải có sự hành động của các cấp chính quyền, ngành y tế, cũng như các cơ quan bảo vệ môi trường và ý thức của toàn xã hội.

Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế đều đưa tin hai vụ nhiễm độc chì ở trẻ em Trung Quốc trong vòng một tháng qua, với số nạn nhân lên đến 1.300 bé tại tỉnh Hồ Nam và trên 600 bé ở tỉnh Thiểm Tây. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), hơn 250.000 trẻ em 1-5 tuổi ở quốc gia này có lượng chì trong máu lớn hơn 100 microgam/lít, mức được cho là nhiễm độc chì.

Các nước phát triển từ lâu đã có chương trình phòng chống nhiễm độc chì. Rất tiếc nước ta chưa có một chương trình như vậy và cũng không có thống kê đủ tin cậy về tình trạng nhiễm độc chì ở trẻ em. Tuy nhiên, không ai dám đoan chắc tỉ lệ nhiễm độc chì ở trẻ em VN là thấp.

Nhiễm độc chì xảy ra khi chì tích tụ trong cơ thể, thường là trong một thời gian từ vài tháng đến vài năm. Ngay cả một lượng chì rất nhỏ cũng có thể gây nên những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ngộ độc chì với một lượng lớn có thể gây tử vong. Trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm độc chì gây ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển thể chất và tâm thần.

Không có biểu hiện rõ ràng

Nhiễm độc chì rất khó phát hiện, ngay cả những người có nồng độ chì trong máu cao cũng có biểu hiện bình thường. Biểu hiện chỉ rõ ràng khi lượng chì trong máu đã tích lũy đến mức độ nguy hiểm. Mặc dù chì có thể ảnh hưởng xấu đến tất cả bộ phận của cơ thể nhưng đích tác động đầu tiên của nó là hemoglobin - một protein vận chuyển oxy trong máu. Đặc biệt nguy hiểm là trong quá trình tiến triển, hệ thần kinh của nạn nhân có thể bị tấn công.

Trẻ em ngộ độc chì có thể trở nên bị kích thích, khó chịu, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi chậm chạp, đau bụng, nôn mửa, xanh xao do thiếu máu, học hành giảm sút.

Biến chứng nguy hiểm

Một lượng chì trong máu dù ở mức độ rất thấp (100 microgam/lít máu) sau một thời gian cũng có thể gây hại, đặc biệt ở trẻ em. Nguy cơ lớn nhất là đối với não vì nhiễm độc chì có thể gây những tổn thương sớm và không thể hồi phục. Với nồng độ cao hơn (250 microgam/lít máu) nhiễm độc chì có thể gây phá hủy thận và hệ thần kinh của cả trẻ em lẫn người lớn. Ở mức cao hơn nữa, nhiễm độc chì có thể gây co giật, hôn mê và tử vong.

Những biến chứng lâu dài ở trẻ em có thể bao gồm thiếu máu, chậm phát triển cơ xương, tổn thương thính giác, học tập giảm sút, tổn thương thận và hệ thần kinh, rối loạn phối hợp vận động cơ, rối loạn ngôn ngữ và hành vi.

Về điều trị, với những trường hợp nhẹ chỉ cần tránh tiếp xúc với nguồn chì. Trường hợp nặng cần phải sử dụng liệu pháp tạo vòng càng cua (chelation therapy) tức là sử dụng một loại thuốc kết hợp với chì để thải ra theo đường tiểu. Tuy nhiên những tổn thương thực thể đã có, đặc biệt là ở não, không thể hồi phục bằng điều trị.

Phòng ngừa

Trước tiên, nếu nghi ngờ những vật dụng trong nhà có chứa nguồn chì có thể gây nhiễm độc thì cần phải loại bỏ. Nếu sống trong những khu vực có nguy cơ nhiễm chì, cần thực hiện các biện pháp sau đây:

- Rửa tay cho trẻ sau khi chơi ngoài trời, trước khi ăn và trước khi đi ngủ sẽ làm giảm lượng chì qua đường tiêu hóa.

- Lau sàn nhà bằng dụng cụ thấm nước (hạn chế quét), lau bàn ghế, cửa, tủ và các bề mặt phủ bụi khác bằng vải ẩm.

- Nếu hệ thống ống dẫn nước cũ, nghi ngờ có chứa chì thì khi mở vòi nước không nên dùng ngay mà phải để nước chảy ít nhất một phút.

- Vứt bỏ tất cả những đồ chơi có sơn không rõ nguồn gốc vì không thể chắc chắn loại sơn được dùng có chì hay không.

- Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp từ các nước không có chế độ kiểm soát an toàn thực phẩm nghiêm ngặt.

Những nguồn có thể gây nhiễm độc chì

Trước những năm 1960, các trường hợp ngộ độc chì thường do nguyên nhân sơn nhà chứa nhiều chì, các nắm cửa làm bằng chì và bụi có chì. Các nguồn gây nhiễm độc chì khác có thể là không khí bị ô nhiễm, nước nhiễm chì từ các khu công nghiệp, đất, một số đồ chơi và đồ trang sức.

Đất có các hạt chì từ xăng và sơn có thể gây nhiễm độc trong nhiều năm. Đất nhiễm chì vẫn là một vấn đề lớn ở những vùng dân cư ven các tuyến đường có mật độ giao thông cao và ở những khu công nghiệp, đô thị. Nước uống từ các ống dẫn nước chứa chì hoặc từ các ống đồng nhưng được hàn bằng chì có thể chứa một lượng chì gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Các đồ gốm sứ cũng có thể chứa một lượng chì nào đó và có thể nhiễm vào thực phẩm. Một số đồ chơi cho trẻ em và các vật dụng khác như pin cũng có thể chứa chì. Một số đồ hộp ở một số nước, nơi mà vấn đề an toàn thực phẩm chưa được chú trọng đúng mức, cũng có thể gây nguy hại do các mối hàn chứa chì. Một số sản phẩm chì kẻ mắt cũng chứa một lượng chì rất cao. Ngay cả hỗn hợp trám răng amalgam cũng chứa chì.

TS.BS LÊ MINH KHÔI-TTO

Bảo Kỳ - "quả bom sex" mới của điện ảnh Việt Nam!

Không thể phủ nhận diễn xuất của Bảo Kỳ (tên thật Mai Mai) còn hơi non nhưng gương mặt đẹp như thiên thần ấy vẫn có sức hút mạnh mẽ với rất nhiều đạo diễn từ Nam ra Bắc.













Theo TintucOnline

Chánh thanh tra y tế vụ nước tương 'đen' được minh oan

Sau hai năm bị cách chức chánh thanh tra Sở Y tế TP HCM do chậm công bố thông tin nước tương chứa 3-MCPD, hôm qua, bác sĩ Nguyễn Đức An đã nhận được quyết định hạ hình thức kỷ luật xuống thành "cảnh cáo".

Bác sĩ An (áo trắng) liên tục yêu cầu được xem xét mức kỷ luật của mình trong hai năm qua. Ảnh: Thiên Chương.

Theo đại diện Sở Y tế TP HCM, việc thay đổi mức xử lý đối với ông An được tiến hành từ cuối năm 2008, sau khi Bộ Nội vụ xét thấy quy trình kỷ luật cán bộ hồi hai năm trước của UBND TP HCM với bác sĩ An là chưa hợp lý.

Với kết luận “thiếu trách nhiệm, vi phạm Luật thanh tra, gây tác hại xấu cho xã hội và làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân” do giữ cương vị chánh tranh tra y tế, phát hiện nhiều cơ sở sản xuất nước tương có hàm lượng 3-MCPD cao gấp nhiều lần mức quy định nhưng không báo cáo, không đề xuất biện pháp xử lý triệt để và không công bố công khai, từ ngày 16/8/2007, ông Nguyễn Đức An nhận quyết định thôi chức.

Sau đó, ông An liên tục gửi đơn thư khiếu nại, cho rằng mức kỷ luật quá nặng, là chưa hợp lý và yêu cầu được xem xét.

Cuối tháng 12/2008, Bộ Nội vụ khẳng định việc UBND TP kết luận ông An vi phạm Luật thanh tra là đúng nhưng quy trình xử lý kỷ luật chưa phù hợp do không thành lập hội đồng kỷ luật. Quyết định cách chức ông An sau đó được UBND TP thu hồi vào tháng 1/2009, đồng thời giao Sở Y tế lập hội đồng kỷ luật ông An theo đúng quy trình.

Nhiều cuộc họp được hội đồng kỷ luật tiến hành nhưng vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Đến tháng 3 sự việc thay đổi khi Bộ Tư pháp trả lời khiếu nại của ông An và cho rằng ông không phạm Luật thanh tra, do điều lệ thanh tra y tế lúc đó chưa có quy chế công bố thông tin đối với sản phẩm vi phạm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đã được thay đổi mức kỷ luật nhẹ hơn, tuy nhiên ông An vẫn phải chờ xem xét phân công công tác, chức vụ. Hiện chức chánh thanh tra Sở Y tế TP HCM của ông An đã do một người khác thay thế.

Năm 2007, nước tương sản xuất tại TP HCM bị phát hiện có nhiễm chất 3-MCPD gây ung thư. Giám đốc, Phó giám đốc Sở Y tế và Chánh thanh tra Y tế (khi ấy) là những nhân vật nhận quyết định kỷ luật do chậm thông bố thông tin cho người dân.

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2009

2010 sẽ cấm thuốc lá tại tất cả nơi công cộng trong nhà

Từ năm 2010 sẽ cấm hút thuốc lá tại tất cả những nơi công cộng trong nhà như: nhà trẻ, lớp học, rạp chiếu phim... Đây là một phần nội dung kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá vừa được Thủ tướng phê duyệt.

Cũng theo kế hoạch này, từ 1/1/2010, nghiêm cấm hút thuốc lá ở các cơ sở y tế, thư viện, rạp, rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn hóa, các khu vực sản xuất và nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao và trên các phương tiện giao thông công cộng.

Việt Nam sẽ từng bước hoàn thiện các quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng, tiến tới cấm hút thuốc lá tại tất cả những nơi công cộng trong nhà vào năm 2010. Đồng thời, thực thi nghiêm chế tài xử phạt vi phạm đối với hành vi hút thuốc lá nơi công cộng.

Ngoài ra, khâu lưu thông thuốc lá từ bán buôn đến bán lẻ sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Sau năm 2010 việc bán lẻ thuốc lá chỉ được thực hiện tại các địa điểm theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên có một thực tế là, năm 2005, Việt Nam đã có nghị định 45 quy định xử phạt hành chính những hành vi hút thuốc lá nơi cộng cộng. Nhưng từ đó đến nay, quy định này vẫn bị thả nổi, không được thực hiện một cách triệt để. Nhiều người vẫn ngang nhiên hút thuốc, thậm chí là ngay dưới biển cấm. Một trong những lý do được nhiều chuyên gia đưa ra là chế tại xử phạt chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe.

(Theo Chinhphu.vn)

Thực, hư chuyện cày game online… mua xe bạc tỉ

Việc game thủ đăng ký “hộ khẩu thường trú” cả tháng trời tại nhiều quán game bằng tiền bán đồ ảo không phải là điều gì mới mẻ. Họ có đủ tiền để trả các khoản thuê máy, ăn uống, thậm chí có dư để mua ĐTDĐ, laptop cũng là chuyện… thường tình ở huyện. Nhưng mới đây, thông tin một cặp vợ chồng chơi game Tam Quốc Chí với nick hoaithim đã mua được cả xe hơi Hyundai SantaFe giá bạc tỉ nhờ ba năm cày cuốc bán đồ ảo mới thực sự làm cho giới game thủ “sốc nặng”

Bán đồ ảo, mua xe thật?

Ngày 8/7/2009, nick hoaithim “tâm sự” trên diễn đàn game Tam Quốc Chí (http://forum.playpark.vn): “Sau gần 3 năm chơi game Tam Quốc Chí ở server Bạch Hổ, em toàn mua bán: từ tiền game, vũ khí Vip, account, bán SMS, nói chung cái gì mà có lời là em làm hết, cuối cùng cũng mua được chiếc ô tô trong mơ… Mừng thì có mừng thật nhưng nghĩ lại những năm tháng vừa qua cũng vất vả lắm. Tối ngày chạy xe ngoài đường đi giao dịch tiền, account, vũ khí nên việc học bị gián đoạn hết, lúc trước em học cực giỏi nhưng giờ thì thi rớt hoài. Nhân vật của em thì đánh không lại ai, nhiều lúc cũng buồn lắm”. Lời trần tình của nhân vật chính trên diễn đàn Tam Quốc Chí và sau đó được đăng tải trên một số diễn đàn về game khác, đã gây “choáng” đến hàng ngàn game thủ cũng như những người ngoại đạo.

Sưu tầm: Anh chỉ mang tính minh họa

Sưu tầm: Anh chỉ mang tính minh họa

Chưa biết thực, hư câu chuyện này thế nào nhưng việc bán đồ ảo để mua đồ thật thì không phải mới xảy ra. Trước sự kiện của hoaithim chừng hai tháng, một sự kiện khác cũng “đình đám” không kém. Đó là trường hợp của một cặp vợ chồng nhặt rác ảo trong game Chinh Đồ để mua xe SH. Game thủ là anh Phan Hoàng, chủ cửa hàng Thiên Phú net tại Sơn Phước, Vĩnh Thọ, Nha Trang bộc bạch: “Tôi mua xe này được gần một tháng rồi, loại 2 thôi, 42 triệu đồng chứ nếu loại 1 phải mấy tháng nữa. Tiền mua được là gom từ Võ Lâm Truyền Kỳ và Chinh Đồ nhưng chủ yếu là Chinh Đồ thôi vì Võ Lâm giờ tôi cày không nhiều nữa”.

Như đã nói, việc các game thủ “cày nát ruộng” trên game để kiếm tiền thật không phải là chuyện lạ lẫm. Nhưng cái đáng bàn ở đây là cả hai câu chuyện, một người mua xe hơi tiền tỉ, một người mua xe máy SH lại được tung ra vào thời điểm mùa hè – mùa của học sinh được rảnh rỗi và cũng là mùa bội thu của game online từ trước đến nay, đặc biệt là vào đúng thời điểm game online đang ảm đạm vì thiếu game có chất lượng cao. Thời kỳ đầu, game online rất thành công mà điển hình là Võ Lâm Truyền Kỳ. Khi đó, game online Việt là khái niệm còn lạ lẫm nên nhiều game mới ra đời dù hay hoặc dở vẫn thu hút lượng lớn người chơi. Nhưng vào thời điểm hiện nay, khi thị trường đang có dấu hiệu bão hòa, một game muốn thành công thì phải thật sự hấp dẫn. Nhiều người chơi bắt đầu nhàm chán với những game không có sự đột phá, mới mẻ. Trong khi các game hấp dẫn nằm trong top trên thế giới như World Of WarCraft hay LineAge 2, Aion… lại không được các nhà kinh doanh game online ở Việt Nam mua bản quyền vì giá quá cao. Điều đó khiến người ta đặt dấu chấm hỏi lớn về tính thực, hư của câu chuyện game thủ bán đồ ảo mua đồ thật với giá hàng tỉ đồng, hay đó chỉ là chiêu, một hình thức lăng xê câu khách của một số game online trong thời buổi xế chiều.

Đi tìm sự thật

Chuyện mua xe 42 triệu đồng của anh Phan Hoàng được nhiều dân chơi trong nghề đánh giá cũng có khả năng lắm vì dù gì, anh Hoàng cũng là chủ tiệm game. Anh Hoàng thừa cả thời gian lẫn nhiều máy để chơi. Hơn nữa, số tiền kiếm được không phải quá lớn, bởi một món đồ ảo trên mạng nếu có giá trị thật sự được nhiều game thủ khao khát vẫn có thể bán được giá trên mười triệu đồng như chơi. Đồng thời, đó cũng có thể là lợi nhuận từ tiệm game mà ra. Song câu chuyện về cặp vợ chồng hoaithim mua được xe hơi bạc tỉ lại là đề tài nóng trên các diễn đàn game trong gần suốt tháng 7 kể từ lúc câu chuyện xảy ra. Nhiều game thủ đang chơi, ngừng chơi hay bắt đầu chơi bỗng dấy lên trong lòng mình nhiều niềm ao ước. Những ý nghĩ “giá mà mình cũng chịu khó chơi, đừng nghỉ chơi sớm” hay “phải chơi game để làm giàu” xuất hiện trong đầu nhiều game thủ. Thế là bắt đầu cuộc hành trình tìm về sự thật và cũng là để học hỏi kinh nghiệm làm giàu ở hoaithim của nhiều game thủ đã nhận được lời mời từ chủ nhân: “xuống giờ nào cũng rảnh cả”. Tuy nhiên, thật bất ngờ, họ không tài nào gặp được hoaithim. Dù đã ra sức gọi hàng chục cuộc điện thoại thì ông chủ xe bạc tỉ cũng không bắt máy. Không những thế, nhóm hâm mộ tròn cả mắt khi biết khu vực mà đôi vợ chồng đang ở không có một hàng game online nào. Thậm chí cả đường Internet còn không có chứ đừng nói gì đến game online.

Từ đây, nhiều game thủ như chợt tỉnh cơn mê, trên trang http://gamek.channelvn.net, nhiều ý kiến phân tích: “Với 916 triệu đồng mua xe, tính ra, mỗi tháng hoaithim phải tích cóp được 25,4 triệu đồng, không dễ gì đạt được mức ấy liên tục trong thời gian ba năm với một game cũng thuộc hạng… tầm tầm như Tam Quốc Chí”. Có ý kiến còn ra vẻ mỉa mai: “Nếu cày Tam Quốc Chí mà mua được xe thì may ra tích cóp cả hai đời mới đủ tiền mua”. Một game thủ viết: “Với tài kinh doanh như thế, thiết nghĩ hơn ba năm trời mà không chơi game thì vợ chồng này phải kiếm hơn thế nữa ấy chứ. Mà tại sao không dùng tiền ấy mở công ty hay kinh doanh mà lại mua xe ô tô nhỉ. Chơi game vui là chính đừng bao giờ nghĩ đến làm giàu vì game trừ khi bạn là ban quản trị (?!)”.

Trên thế giới, chuyện mua bán đồ trên game ảo đã lên đến mức chuyên nghiệp. Nhiều công ty thuê nhân viên chơi game, nuôi game thủ để công ty thu gom đồ ảo xịn nhằm bán lại cho người chơi. Hay nói khác hơn, đây là một tập thể người chơi kiếm tiền từ game online được tổ chức bài bản. Cách đây một vài năm, tại Việt Nam cũng có công ty thuê người chơi game online với mức thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng tháng. Tất cả những đồ ảo do người chơi kiếm được là tài sản của công ty. Còn người chơi cá nhân mà có thể kiếm được tiền tỉ quả là chuyện… xưa nay hiếm.

Phần kết luận của câu chuyện game thủ bán đồ ảo mua xe thật xin để độc giả và những game thủ khác đã từng ăn, ngủ với game nhận xét.

Theo VietNamNet

Hút Shisha độc hại như thuốc lá

Ảnh: BBC.

Shisha, hay có tên tiếng Việt là hút thuốc lào Ảrập, được nhiều người ưa thích vì thấy là lạ, và lại "không độc hại gì". Nhưng một nghiên cứu mới nhất của Anh tiết lộ, kiểu hút này sản ra lượng khói độc CO cao hơn cả thuốc lá.

Mặc dù Shisha có thành phần là thảo dược, mật ong..., nhưng nếu một người hút hết một mẻ này, thì lượng khí CO mà họ hít phải cao gấp ít nhất 4-5 lần so với một điếu thuốc tạo ra, trang tin BBC cho biết.

Hàm lượng CO cao có thể dẫn đến hư hại não và bất tỉnh.

Shisha là một kiểu thút thuốc qua ống nước, phổ biến ở các quốc gia Ảrập, trong đó những loại thảo mộc tạo mùi thơm được đốt cách nhiệt bằng than, qua một ống nước và người dùng hít khí vào bằng ống. Tuy nhiên, cách hút này hiện đã phổ biến đến nhiều nước châu Á, như Việt Nam, và tại các nước phương Tây như Anh, Mỹ, Canada... như một thú tiêu khiển.

Cấu tạo của bình hút Shisha. Ảnh: corbis.

Không đo được chính xác lượng khí CO mà một điếu thuốc thải ra, nên các chuyên gia của Cơ quan Y tế và Trung tâm cộng tác kiểm soát thuốc lá Anh đã chuyển sang đo lượng CO trong hơi thở ra của người thí nghiệm.

Kết quả cho thấy: một người không hút thuốc thải ra khoảng 3 ppm CO, so với người hút thuốc ít là 10-20 ppm, và người nghiện thuốc lá nặng là 30-40 ppm.

Trong khi đó, với Shisha, hơi thở của người hút chứa CO với nồng độ lên tới 40-70 ppm.

Tiến sĩ Hilary Wareing, giám đốc Trung tâm cộng tác kiểm soát thuốc lá, cho biết bà thực sự sốc trước kết quả nghiên cứu này. "Chúng ta đang hít thở ở mức độc hại - không một xét nghiệm nào chúng tôi từng làm cho kết quả thấy có cái gì độc hại hơn Shisha".

Còn Paul Hooper, giám đốc vùng của Cơ quan Y tế Anh, cho biết phát hiện này cảnh báo mối nguy hiểm của Shisha là một "vấn đề lớn".

Các chuyên gia cũng khẳng định quan điểm cho rằng "Shisha thậm chí không phải là hút thuốc" là sai lầm.

"Với một mẻ Shisha - tương đương với lượng hút 30 phút - thì lượng CO hít vào đã gấp 4-5 lần so với một điếu thuốc. Trong trường hợp xấu nhất, nó độc hại gấp từ 400 đến 450 lần", Wareing nói.

VNE

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2009

Người đẹp dao kéo

Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
...

Thêm 3 trường có học sinh nhiễm cúm A/H1N1

Nguồn tin từ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, hiện đã xác nhận có thêm 3 trường tại Hà Nội có học sinh dương tính với cúm A H1N1.

Theo đó, trong số 14 em học sinh lớp 8A của trường THCS Thạch Bàn, Long Biên Hà Nội và 01 học sinh của trường tiểu học Thạch Bàn có biểu hiện cúm thì kết quả xét nghiệm sáng nay đã khẳng định 05 em đã bị nhiễm cúm A/ H1N1. Tất cả các trường hợp này đang được theo dõi tại bệnh viện Đức Giang (Long Biên, Hà Nội).

Riêng tại trường THPT Đống Đa, trước đó, ngày 21/8 trường cũng nghi nhận một em học sinh nhiễm cúm A/H1N1. Đến hôm nay (24/8), đại diện nhà trường cho biết đã có thêm học sinh thứ 2 nhiễm cúm A/H1N1.

Ngay sau khi được báo cáo các ca nhiễm cúm tại trường học trên địa bàn, Sở GD&ĐT Hà Nội đã trực tiếp chỉ đạo các trường triển khai ngay các phương án phòng chống dịch, đồng thời báo cáo và phối hợp với các cơ quan y tế tiến hành các biện pháp khử trùng trường học, cách ly với khu vực có khả năng lây nhiễm.

Trước dịch cúm A/H1N1 tiếp tục diễn biến nhanh tại Hà Nội, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở đã lập phương án bệnh viện dã chiến, có thể thu dung, điều trị cho khoảng 600 bệnh nhân cùng lúc.

Theo đó, trong trường hợp dịch cúm A /H1N1 bùng phát mạnh, với số người mắc lớn vượt quá khả năng đáp ứng của các bệnh viện, Sở Y tế sẽ phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô sử dụng doanh trại của Sư đoàn 301 làm bệnh viện dã chiến để điều trị kịp thời cho bệnh nhân.

Ngoài ra tại các bệnh viện như XanhPôn, Đức Giang, Đống Đa, Thanh Nhàn, Bắc Thăng Long, Sơn Tây, Hà Đông, Vân Đình… cũng dành số giường cách ly, sẵn sàng điều trị cho bệnh nhân cúm A/H1N1.

Cùng ngày, ông Trần Đức Long, Phó Vụ Trưởng Vụ Pháp chế, Trưởng tiểu ban tuyên truyền về cúm A H1N1 cho biết 55/185 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 của Đoàn CĐ văn hoá nghệ thuật và du lịch Sài Gòn đã được điều trị theo đúng phác đồ và toàn bộ đã cho kết quả xét nghiệm âm tính. Hiện nay, tất cả các thành viên trong đoàn đã được ra khỏi bệnh viện dã chiến, trở lại cộng đồng.

Về diễn biến dịch trong cả nước, riêng trong ngày 24/8/2009, Việt Nam đã ghi nhận thêm 59 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 (miền Nam: 29 ca, miền Bắc: 11 ca, miền Trung: 11 ca, Tây Nguyên: 08 ca). Như vậy, tính đến 17h00 ngày 24/8/2009, Việt Nam đã ghi nhận 2.073 trường hợp dương tính, 02 ca tử vong. Số bệnh nhân đã khỏi ra viện là 1.217, 2 trường hợp tử vong, 854 trường hợp còn lại hiện đang được cách ly, điều trị tại các bệnh viện, cơ sở điều trị, giám sát cộng đồng trong tình trạng sức khỏe ổn định.

VNE

Hai bệnh nhân H1N1 may mắn thoát 'cửa tử'

Viêm phổi nặng, suy hô hấp rồi hôn mê, sau hơn hai tuần vật vã vì H1N1, sáng nay, hai bệnh nhân Cao Thị Hợi và Vũ Minh Quân được các bác sĩ Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) thông báo họ có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Không nén được cảm xúc sau khi được bác sĩ cho biết phổi đã “sạch” trở lại, bà Hợi nói: “Thấy mọi người không dám đến gần, các bác sĩ thì lại mặc trang phục kín mít lúc khám, tôi biết mình đã bị cúm nên lo lắm. Càng sợ hơn khi cơ thể mỗi lúc một mệt dần cho đến lúc mê man. Tôi cứ tưởng mình đã ra đi”, bà Hợi nói.

Cũng theo lời bà Hợi, bà hoàn toàn không nghĩ mình bị cúm H1N1 bởi 4 ngày trước khi nhập viện, khi đang nuôi chồng bị bệnh điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (quận 10), bà chỉ bị ho, thi thoảng khạc ra đờm và đau họng.

“Nghĩ bị bệnh thông thường nên tôi chỉ uống thuốc cảm, nhưng đến sáng ngày 11/8, tôi bỗng dưng thấy tức ngực, khó thở và khi được đưa vào Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thì tôi mệt luôn”, bà Hợi kể.

Kết quả PCR cho thấy, bệnh nhân Vũ Minh Quân đã khỏi cúm H1N1. Ảnh: Cao Lâm.

Cùng phòng với bà Hợi, bệnh nhân Vũ Minh Quân cho hay, do bị mê man quá lâu, nên lúc ấy, anh không còn đủ sức để sợ hãi. “Lúc đó tôi lơ mơ nghe các bác sĩ bảo mình bị viêm phổi. Đến khi tỉnh lại mới biết mình bị cúm tấn công”, anh Quân nói.

Miên tả tình trạng sức khỏe, anh Quân cũng cho hay, mặc dù vẫn còn mệt nhưng so với lúc mới nhập viện, anh đã thấy mình thở dễ hơn rất nhiều, họng cũng bớt đau và không còn ho.

Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhân Vũ Minh Quân (25 tuổi) ngụ tại TP HCM, vào viện ngày 3/8 với biểu hiện suy hô hấp, phù phổi, viêm phổi cấp. Nguyên nhân được xác định là do virus H1N1, bệnh nhân sau đó hôn mê do suy hô hấp phải thở máy.

Ngày 11/8, Cao Thị Hợi, quê ở Bình Thuận là ca nặng tiếp theo nhập viện với chứng viêm phổi nặng và cũng được xác định do H1N1. Dù bà Hợi không cần thở máy, tuy nhiên ảnh phổi của hai bệnh nhân khi nhập viện đều trắng xóa, điều này cho thấy phổi đã bị tổn thương rất nặng.

Trao đổi với VnExpress.net, bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân, Trưởng khoa Cúm A, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thừa nhận, ngoài trường hợp đã tử vong hôm 10/8, đây là hai ca nguy kịch nhất trong số các bệnh nhân mắc H1N1 mà bệnh viện từng điều trị.

Ảnh trái cho thấy phổi bệnh nhân bị tổn thương nặng do H1N1 gây nên. Ảnh: Cao Lâm.

“Hầu hết bệnh nhân H1N1 tử vong đều bắt đầu từ viêm phổi cấp sau đó suy đa cơ quan. Hai bệnh nhân trên vừa nhập viện đã có biến chứng viêm phổi nặng. May mắn là sau một thời gian điều trị tích cực, các bệnh nhân có tiến triển khá tốt", ông Xuân nói.

Ngoài 2 bệnh nhân nặng vừa qua cơn hiểm nghèo, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch hiện điều trị cho 18 trường hợp nhiễm H1N1, tuy nhiên tất cả đều thuộc thể nhẹ.

Tại TP HCM, ngoài Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch các bệnh viện khác như Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Nhi Đồng 1, là những nơi tiếp nhận những ca bệnh H1N1 thuộc dạng có biến chứng nặng

Sau gần 3 tháng có ca bệnh đầu tiên, VN đã phát hiện hơn 2.000 trường hợp mắc cúm H1N1, trong đó, TP HCM chiếm khoảng 1 nửa. Hai bệnh nhân, một ở Khánh Hòa và một ở TP HCM đã tử vong.

Để tránh trường hợp bị biến chứng nặng do cúm H1N1, các bác sĩ chuyên khoa khuyên người dân nên đến bệnh viện khám khi có những triệu chứng nghi ngờ như sốt, ho, khạc có đờm, viêm họng, tức ngực, khó thở. Riêng các bệnh viện tuyến dưới, khi thấy bệnh nhân bị viêm phổi, cần tiến hành xét nghiệm H1N1 để có hướng điều trị sớm.

VNE

Ông bố chăm chỉ đột biến sau khi ghép tạng

Ngay cả trước khi mắt bị hư hỏng nặng, Will Palmer cũng không bao giờ nhìn thấy trong nhà mình có việc gì phải làm. Nhưng kể từ khi được ghép giác mạc của một người vô danh, ông bố ba con này đột nhiên chăm lau nhà đến mức ám ảnh.

Kể từ cuộc cấy ghép giác mạc hồi tháng 3 năm nay, người ta thường bắt gặp cảnh nhà tư vấn tài chính 46 tuổi này đang cầm giẻ lau, tại nhà anh ở Doncaster, Anh.

Will Palmer giờ đây phấn khởi lau dọn trong nhà mình sau khi được hiến tặng giác mạc mới. Ảnh: DailyMail.

"Trước khi thị lực của tôi suy giảm, bạn đời đã phải ép buộc tôi làm việc nhà. Nhưng giờ thì tôi luôn tự nguyện làm việc đó".

Palmer luôn tin rằng người tặng giác mạc cho mình hẳn phải là phụ nữ, dù anh không được phép biết người đó là ai.

"Có một lý do tại sao đàn ông không sạch sẽ như vậy và tôi nghĩ chỉ là do chúng tôi không nhìn thấy bụi, nhưng giờ thì tôi thấy bụi ở khắp nơi", anh nói.

VNE

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2009

6 trường hợp “yêu” có thể dẫn đến đột tử

Có hai thời điểm đột tử trong hành trình “yêu”, một là khi lên “đỉnh”, hai là sau khi “yêu”. Nhiều cuộc điều tra cho thấy có 6 nguyên nhân dẫn tới sự cố đáng tiếc trên:


1. Đang có bệnh tật

Người có bệnh, chức năng điều tiết sinh lý của các bộ phận trong cơ thể ở trong trạng thái bất thường, đặc biệt là người mắc bệnh tim, cao huyết áp.

Quá trình “yêu” sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương, huyết áp tăng cao, dễ gây ra nhồi máu cơ tim hoặc xuất huyết não.

2. Mệt mỏi quá sức

Vợ/ chồng thường xuyên sống xa cách, đi công tác dài ngày, vừa đi du lịch về hoặc lao động thể lực nhiều… đều khiến cơ thể quá độ mệt mỏi, lúc này nếu “yêu” sẽ dễ gây ra đột tử.

3. “Yêu” sau khi uống rượu

Có một số người thường nhấm nháp ít rượu vì thấy tăng hưng phấn, ham muốn nhưng đó chỉ là bề ngoài. Cồn, rượu kích thích mạnh hệ thống tim mạch, làm cho huyết quản co giật, lượng máu chảy nhanh, huyết áp tăng cao, dẫn đến các bệnh tim mạch, não xuất huyết, gây ra đột tử.

4. Tinh thần căng thẳng

“Yêu” trong trường hợp tinh thần căng thẳng, tâm trạng không ổn định, đặc biệt là khi ngoại tình dễ dẫn tới đột tử. Nguyên do là thần kinh căng thẳng, lo sợ bị người khác phát hiện khiến hệ tim mạch, não bộ hoạt động quá công suất...

5. Khác biệt về tuổi tác

Càng lớn tuổi, thời gian để lên “đỉnh” càng lâu trong khi độ hưng phấn cũng khá mạnh mẽ, từ đó cũng dễ phát sinh ra đột tử.

Các chuyên gia Nhật nhận thấy: nam giới đột tử vì “yêu” bình quân ở tuổi 46 còn nữ giới bình quân ở tuổi 33.

6. Tác dụng của thuốc

Có một số người vì muốn nâng cao hưng phấn lạm dụng thuốc tráng dương, nhưng nếu hưng phấn quá độ, dùng quá nhiều sức, động tác yêu cũng quá mãnh liệt, như thế cũng dễ gây ra đột tử.

Theo xinhuanet- dantri

Xôn xao tin đồn ăn cánh gà có nguy cơ u nhọt, ung thư

Trên Internet, nhiều người truyền nhau thông tin: ăn cánh gà thường, nhất là với phụ nữ sẽ dễ bị u nang trong dạ con, u vú… vì ở cánh gà chứa một lượng lớn hormone tăng trưởng. Thông tin dịch lại từ báo nước ngoài này đã khiến người dân hoang mang.
Theo thông tin này, nhiều các con gà đã được tiêm hormone tăng trưởng để lớn nhanh và vị trí tiêm là cổ hoặc hai cánh. Vì vậy, ở các bộ phận này, lượng hormone (steroid) sẽ tập trung cao nhất. Nếu ăn cánh gà thường xuyên sẽ có nguy cơ xuất hiện các khối u...

Hormone tập trung nhiều nhất ở... cánh gà?

Trước lo lắng của nhiều người dân, liệu Việt Nam có tồn tại các thuốc hormone dạng tiêm để kích thích sự tăng trưởng của gà, TS Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định, tại VN quy trình trong chăn nuôi gà, không tiêm các hormone tăng trưởng nói chung và steroid nói riêng.

Đặc biệt, kể cả trong thức ăn cho gà cũng quy định không sử dụng các chất tăng trưởng và hormone tăng trưởng. Vì vậy, nếu gà được nuôi đảm bảo theo đúng quy định sẽ hoàn toàn không có hormone tăng trưởng, an toàn cho người sử dụng.

Tuy nhiên, ông Giao cũng thừa nhận, hiện nay nguồn thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm kích thích tăng trưởng không kiểm soát được, do đó người dân nên mua thực phẩm ở những nơi tin cậy, có sự kiểm soát của thú y.

Còn ông Đỗ Phú Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho rằng, nếu nói con gà bị tiêm hóc môn tăng trưởng và phần cánh tập trung nhiều hormone nhất, khi ăn nhiều có nguy cơ xuất hiện các khối u là không chuẩn.
Bình thường, khi tiêm thuốc, vắc xin… cho gà, vịt người ta thường phải tiêm vào cánh vì vị trí này ít dây thần kinh, da mỏng nên dễ tiêm. Tuy nhiên sau tiêm, thuốc sẽ ngấm dần vào máu và lan toả khắp cơ thể. Vì thế, nếu một con gà có tiêm hormone tăng trưởng, thì ăn bất cứ phần nào trên cơ thể con gà cũng có nguy cơ chứ không riêng gì cánh. Trừ khi, vừa tiêm xong con gà đã làm thịt ăn ngay thì có thể thuốc vẫn chưa kịp tản ra hết.
Ông Sơn cho biết thêm, ở Việt Nam, chưa có thuốc tăng trưởng dưới dạng tiêm để tiêm cho động vật, gia cầm. Hơn nữa, cũng đã có quy định cấm không sử dụng các chất tăng trưởng và hormone tăng trưởng trong chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, việc quản lý nguồn thức ăn gia súc vẫn rất khó khăn. Vì thế, người dân nên mua thực phẩm, rau quả có nguồn gốc, ở những nơi tin cậy, có chứng nhận kiểm dịch, có kiểm soát của thú y.

Thực phẩm ô nhiễm đều gây hại cho sức khoẻ

Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ung thư Việt Nam, về nguyên tắc, thực phẩm nếu bị ô nhiễm bất kỳ thuốc, hoá chất nào, trong đó có thuốc trừ sâu, hoá chất bảo vệ thực vật, các hormone, thuốc tăng trưởng khác đều ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ con người.

Sử dụng nhiều thịt gà, vịt, lợn… được nuôi bằng các hormone tăng trưởng hay chất kích thích đều gây hại cho sức khoẻ con người. Vì trong cơ chế gây bệnh ung thư, có nguyên nhân là do hoá chất, trong đó, hormone cũng là hoá chất. Hormone (steroid) vốn là gốc sinh ra các nội tiết tố kích thích phát triển như nội tiết tố tuyến thượng thận, nội tiết tố sinh dục) nó sẽ có nguy cơ làm phát triển một số bệnh ung thư hoặc khối u. Đặc biệt, nó gây ảnh hưởng tới một vài bộ phận đích của cơ thể như dạ con, tuyến vú vì đây là những bộ phận chịu tác động nhiều nhất của hormone.

Ngoài ảnh hưởng của hóc môn tăng trưởng khi ăn thịt động vật, các chất tồn dư độc hại trong thịt, trứng sữa như hormone, thuốc kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, độc tố vi sinh, nấm mốc, kim loại nặng và hoá chất khác… cũng có thể âm thầm ảnh hưởng cho sức khoẻ, trong đó có nguy cơ bệnh ung thư.

“Nếu ăn nhiều những nguồn thực phẩm này, trước hết, có thể gây bệnh béo phì và con người trở thành đối tượng “gián tiếp” bị tác động của hormone. Ngoài ra, có thể sẽ sinh ra một số rối loạn có thể gây ảnh hưởng không bình thường tới cơ thể. Vì thế, để không ảnh hưởng tới sức khoẻ, mọi người nên sống hoà mình với thiên nhiên, sử dụng các sản phẩm được nuôi dưỡng tự nhiên, hạn chế sử dụng thuốc tăng trưởng, phân bón để động vật, thực vật lớn nhanh”,

GS Đức nói. (dantri)

Dịch cúm H1N1 tiếp tục tấn công trường học

Ngày 22/8, tất cả các trường từ tiểu học trở lên của TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được cho nghỉ học, dự kiến đến hết ngày 31/8 sau khi phát hiện 2 trường học có ổ dịch cúm.

Ông Lê Quang Hùng, Phó giám đốc Sở Y tế Bình Định cho biết, tại THCS Trần Hưng Đạo đã có 26 em có biểu hiện cúm, trong đó lấy mẫu xét nghiệm 10 em thì có tới 9 ca dương tính. Còn tại ổ dịch thứ hai là tiểu học Lê Lợi ước tính có khoảng 30 chục em có biểu hiện cúm, chưa có kết quả xét nghiệm chính thức.

Tại Hà Nội, trường THCS Thạch Bàn, Long Biên cũng có 4 học sinh có biểu hiện sốt, ho, đau họng được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, hiện chưa có kết quả xét nghiệm chính thức. Những trường hợp này có biểu hiện cúm về mặt lâm sàng nhưng yếu tố dịch tễ chưa rõ ràng, không đi nước ngoài, không tiếp xúc với người bệnh.

Ngoài ra, một số học sinh cùng truờng có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu cũng đuợc cha mẹ đưa vào viện vì lo sợ nhiễm cúm. Bệnh viện Đức Giang tiến hành khám, sàng lọc các trường hợp.

Ngành y tế khuyến cáo phụ huynh không nên quá lo lắng khi trẻ có biểu hiện cúm. Với những ca nhẹ có thể tự cách ly, theo dõi ở nhà và báo với cơ sở y tế địa phương để được tư vấn.

Tính đến ngày 22/8, Việt Nam đã ghi nhận 1.896 trường hợp dương tính, 2 ca tử vong. Theo thông báo của Tổ chức y tế thế giới, dịch cúm H1N1 đã lan đến 182 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó gần 2.150 ca tử vong.

VNE

'Bệnh nhân H1N1 thể nhẹ không nên uống Tamiflu'


Tổ chức Y tế Thế giới hôm qua cho biết Tamiflu chỉ nên dùng cho những người có triệu chứng nặng vì cúm H1N1, chứ không nên cho bệnh nhân khỏe mạnh. Đây là một cảnh báo với các quốc gia như Anh, nơi thuốc này được phân phối tự do.

WHO trước đó cho biết các bác sĩ sẽ quyết định cho bệnh nhân nào uống Tamiflu. Tuy nhiên hôm qua, tổ chức này lại khuyến cáo những người mắc H1N1 ở thể nhẹ thì không cần thuốc.

Ngược lại, người mắc bệnh là trẻ em dưới 4 tuổi, người già trên 65, phụ nữ có thai và những người vốn có bệnh như tim mạch, HIV hay tiểu đường, thì chắc chắn phải uống Tamiflu.

Cảnh báo này được đưa ra trước lo ngại rằng nếu các quốc gia sử dụng Tamiflu tùy tiện sẽ dẫn tới tình trạng virus kháng thuốc, trong khi thế giới đang có rất ít nguồn lực có thể đối phó với chủng cúm này.

WHO cũng lưu ý tất cả các bệnh nhân cúm H1N1 ở thể nặng, với triệu chứng thở khó, đau ngực hoặc đau mỏi cơ nghiêm trọng, nên uống Tamiflu ngay lập tức, có lẽ ở liều cao hơn so với liều chỉ định hiện nay.